" Phùng Phật sát Phật " < thấy Phật giết Phật >.
" Phùng Ma sát Ma " < thấy Ma giết Ma >.
Lâm Tế thiền sư.
Mình có thể thấy biết những gì bên ngoài nhưng không thể thấy được cái bên trong của chính mình.
Tại sao mình phải giết Phật ? có lợi ích gì ? giết bằng cách nào và có bị trở thành tội đồ hay không ?
Thiền
sư Lâm Tế đã nói lên lời nầy chắc hẵn ngài đã làm được. Lời
nói và việc làm phải đi đôi, chỉ có người làm được điều nầy
thì mới có khả năng đi đến chứng ngộ giải thoát. Thiền sư Lâm
Tế ngài là bậc chân tu đắc đạo.
Trước
khi đi sâu vào kinh điển để tìm ra nghĩa lý, chúng ta cần ôn
lại hai danh từ PHẬT và MA nghĩa là gì ? còn bằng không khi
đối diện mình cũng không hề nhận ra...
Phật
thuyết : trong thế giới Tabà nầy chỉ có hai hạng người, 1 là
PHẬT, 2 là MA. Vậy MA, PHẬT khác nhau thế nào ?
PHẬT:
là trạng thái an lạc của người tìm và nhận ra chân lý, người
đó sống trong chân lý là tùy theo duyên, thuận theo pháp mà
sống cho nên dù bất cứ ở đâu, hoàn cảnh nào, cảnh khổ cũng
không còn tái diển trở lại bởi vì mọi nguyên nhân gây ra khổ
đau hiện hữu là do bởi nắm tay của mình. Chữ CỦA đã bị phế
đi, chữ ĐỦ được thay thế vào nên không có gì cần phải tu bổ
thêm, do đó thân tâm họ không còn lo sợ, mọi khổ não ưu bi đều
tan biến. Đó là trạng thái nhẹ nhàn trong tâm của họ đã hoàn
toàn đủ, thậm chí còn dư thêm sự hiểu biết về chân lý, rồi
đem cái chân lý đó mà truyền đạt đến mọi người. Người đó thế
gian gọi là: " bậc giác ngộ giải thoát" vậy thôi. Phật có
nghĩa là Giác, cho nên Phật là Vô hình tướng, không mầu sắc và
cũng chẵng thể cân đo được. Thế thì làm sao thấy được dung
nhan của ngài ? Tượng cốt đó là tướng của Thái tử Tất Đạt Đa
được phóng họa thêm ra nên gọi là " Huyễn Phật ", tức chẵng
có ai ở đó mà là dùng tướng để chỉ cái Tánh Phật của mình,
để nhắc nhở mọi người nương theo đó mà tu. Ngài chẵng phải
là Thượng đế hay Đấng siêu hình gì cả, nên mọi sự cầu nguyện
đều trở thành Vô nghĩa.
Phật không thể thấy, bởi vì khi nói " thấy " Phật, tức Phật
không còn là Phật nửa vì bây giờ Phật trở thành pháp hữu vi,
là tượng cốt, là vật sở hữu của mình. Mình muốn Phật to lớn
hay đẹp xấu đều là do mình, như thế danh từ PHẬT sẽ bị giới
hạn và trở thành đối tượng " bị thấy". Lúc nầy có ra hai
hiện tượng : người THẤY và người BỊ THẤY, thế thì Phật là
Phật, Ta là Ta, là hai phương trời cách biệt thì làm sao hành
giã có thể gọi là thành Phật, thành Một được ?
Phật
là Giác, trong Giác bao gồm cả Từ bi và Trí tuệ, ngày mình
giác ngộ tức là lúc Phật ở trong ta, ta với Phật là một. Là
"1 Mình " không thể 2, nên Phật không thể BỊ THẤY. Khi chân lý
được nhận ra, chung quanh " chẵng có ai cả ", người THẤY không
còn đó là lúc cái Ta của bản ngã tự nhiên biến mất. Như có
câu chuyện :
"
Có một môn đồ thường hay khoe khoang về sự chứng đắc của mình
là thấy được Phật trong lúc ngồi thiền. Một hôm trong lúc đang
thiền, vị nầy nói chuyện vu vơ như đang trả lời câu hỏi của
Phật. Tổ bước tới đánh cho một hèo choáng váng rồi quát lớn :
- Phật còn đó không ? chỉ ta, ta cho ông ấy thêm một hèo.
Người đệ tử giật mình rồi trả lời:
- Dạ không, Phật đi rồi chỉ còn đom đóm..."
Việc
gọi là thấy Phật chẵng qua là thấy cái tượng cốt là cái
thấy bên ngoài do vọng tưởng qúa mong cầu tạo ra bởi bản ngã
rồi ghi vào trong ký ức, tưởng rằng đó là sự thành công chạy
tìm được phật tánh vì thế mà lãnh một hèo. Hèo nầy Tổ gọi
là Giết. Giết Phật tức là làm tan biến cái bản ngã mong cầu
vì do tâm động nên mới THẤY. Nếu mọi cãnh động mà tâm không
động thì gậy hèo nầy cũng không cần đến vì đó là lúc trong
kinh gọi " trạng thái Niết bàn ", trạng thái trở về với cái "
1 Mình ".
Chữ Giết có nghĩa là buông bỏ, không nên nắm giữ mà hãy quay về tìm cái bên trong của chính mình. Phật dạy :
"
kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình." . Đó chính
là bản ngã là cái Ta cần phải Giết, cần phải hũy diệt hay
làm cho biến mất.
MA
/ QỦI: là thứ được tạo ra từ tôn giáo dùng để hù dọa loài
người. Chúng thuộc loại " cám dỗ " và ăn thịt người vì thế
mà đền thờ, chùa chiền hay thánh điện mọc lên dùng thần chú
hay kinh thánh để diệt trừ. Hằng bao nhiêu thế kỹ nay MA / QỦI
cứ tiếp tục cám dỗ loài người không giây phút nào ngừng nghĩ
mà chưa có câu Kinh lời Chú nào được thành công. Chúng siêng
năng và không biết mệt, chúng chẵng hề lãnh lương hay nhận phần
thưởng từ bất cứ ai. Vậy chúng làm thế để được gì ?
Thần
chú, Kinh thánh liên tục thỉnh cầu mà xưa nay chưa thấy có áp
lực nào đối với chúng. Tại sao Thượng đế hay Đấng Phạm Thiên
là những vị có quyền lực tuyệt đối mà không ngăn được một
việc đơn giản như thế nầy sao ? thế thì việc đọc Kinh trì Chú
có ích gì ? nếu Thượng đế bất lực thì chúng ta làm gì được
chúng đây ?
Cho nên việc trừ khử tà ma, bắt qủi, độ vong hồn chỉ là trò bịp bợm trá hình.
Trong
truyện Tây Du, ngài Ngô thừa Ân dựng lên phẩm " Tam đả Bạch cốt
tinh " ngài mượn Tôn ngộ Không làm biểu tượng cho trí tuệ dùng
hèo < thiết bảng > để đánh phá những thứ mê lầm này.
Đạo Phật không phải là tôn giáo, đạo Phật không có cúng kiến, cầu lạy và van xin. Nên nhớ điều nầy.
Dục
là gốc rễ là bản năng sinh tồn của con người, nó giống như
ngọn lửa mồi < pilot light > của bình nước nóng < water
heaters > nó lúc nào cũng cháy với tia lửa thật yếu, khi
cần nước nóng để đạt yêu cầu, thì đó là lúc " Dục Muốn "
nãy sinh. Dục mạnh thì lửa nhiều nó sẽ bùn cháy theo ý
muốn...khi nó tắt, nước sẽ lạnh và không có cơ hội để nước
nóng trở lại. Dục là nguyên nhân chính cho sự sống, là nhiệt
độ trung bình 37 độ C trong mỗi con người < giống như ngọn
lửa mồi của bình nước nóng > khi nhiệt độ tăng cao là do
Dục Muốn qúa nhiều mà không được thỏa mãn thì thân thể con
người trở nên nóng nẫy hôn mê khó chịu rồi nói sảng...người tu
theo thần giáo gọi đây là hiện tượng " MA nhập ". Nương theo
thế gian, đức Thế Tôn nói MA đó chính là DỤC, trong đó chẵng
có bóng ai hay linh hồn, nó không phải là thứ Cám dỗ mà chúng
ta cần phải diệt nó. Khi nó bị diệt tức ngọn lửa DỤC không
còn thì thân thể chúng ta sẽ lạnh và không có cơ hội để tiếp
tục nói sảng. Có ai sống mà không cần đến lửa DỤC bao giờ
chưa ? ngay cả người máy Robot cũng không được ngoại lệ.
Khi
một chúng sanh có thức tánh < loài động vật > chào đời
là do có cha mẹ sanh ra, đó là từ " ái Dục Muốn " mà không
cần phải cầu nguyện hay van xin. Trong mỗi chúng sanh đó đều có
mang hai tổng hợp của DỤC nam là cha và DỤC nữ là mẹ, nên
Dục là cái gốc không thể phá bỏ, ngay cả việc muốn thành một
vị Phật cũng là do từ " dục muốn ", nên suy tư điều nầy. Vì
vậy trong đạo Phật MA / QỦI không phải là linh hồn còn lại sau
khi chết mà đó là DỤC, do tham nắm đua đòi của bản ngã mà
làm cho con người khổ đau mê sảng.
Theo
thần giáo MA là sự Cám dỗ đến từ bên ngoài cũng là ý chỉ
cho mỗi con người đều là MA/QỦI đấy. MA tức DỤC theo đạo Phật
đó chỉ là những thứ ham muốn, tham lam, giận dữ bị đè nén lâu
ngày trở thành thèm khát do bởi tâm trí bị giao động. Động
nhiều thì lửa lớn, nóng nhiều thì bất an, đó là cái đưa con
người đến bể KHỔ.
Cho
nên người thấy Phật hay thấy Ma là đều do vọng tưởng của bản
ngã bị kìm chế tạo nên. Nói thấy Phật hay thấy Ma là người "
nói sảng "...gậy, hèo...gậy hèo. Do vậy khi thiền, thấy Phật
buông ngay, thấy Tổ chẵng bám, thấy Ma chẵng sợ...vì đó chỉ
là ảo là việc đang nằm mơ. Tiếng Hán dùng chữ SÁT, Tổ dùng
Hèo là phương tiện dùng để đánh thức không hề có mang ý nghĩa
bạo lực hay giết chóc gì trong đó.
Mình có thể thấy biết những gì bên ngoài...nhưng làm sao thấy được cái bên trong của chính mình ?
Hai
từ " Chính Mình " có nghĩa là " Một Mình "...Thế gian là một
tổ hợp đầy nhóc những vi trùng chẵng có gì gọi là lành
mạnh. Xã hội là thuộc về số đông, nơi đó mình biết mình là
ai, tên gì, làm gì, ở đâu...v .v...không ai muốn sống một mình
vì sợ đói khát, thiếu dinh dưỡng, sợ không an toàn. Cái Sợ
lúc nào cũng là điều lo lắng bân khuân nhất. Xã hội không bao
giờ là một mình, một mình trong xã hội mang ý nghĩa đơn độc,
đơn độc là cái gì đó trống vắng, côi cút, hiu quạnh, cần phải
thêm vào chút gì để cho hoàn chỉnh. Người tìm cuộc sống một
mình tự xa rời khỏi đám đông, vào rừng, lên núi hay trú ngụ
trong những hang động, sống như thế để gọi là Tu thì đó không
phải là " một mình " mà là " đơn độc ". Khi từ ngữ bị hiểu
sai thì mọi cảnh trí đều bị thay đổi, không còn cái chi có
thể làm nó đầy trở lại, bời vì hai chữ " Một Mình " đã hiểu
sai ngay từ lúc ban đầu.
"
Một Mình " theo giáo lý của nhà Phật mang ý rằng :" Không có
ai " hay " Chẵng một ai ", đó là cá tính nên vô danh và không
hình dạng. Khi tâm trí mình đạt tới sự tỉnh lặng là lúc sự
tìm kiếm không thấy ai ở đâu cả, mọi suy tư về qúa khứ và
tương lai không còn, tất cả đều biến mất nhường chổ lại cho
giây phút hiện tại là sống với chánh niệm hay chánh giác. Đó
là lúc nhận ra " Chính Mình ", biết bản thể mình là DỤC.
Ngày nào chúng ta chưa có khả năng hiện hữu " Một Mình " thì
việc đi tìm chân lý hay nhận ra chân lý đều là vô tích sự.
Ngày nào chúng ta chưa tự phá bỏ được tà kiến để trở về với
chánh kiến thì việc giác ngộ chỉ là sự đi tìm Ma, mình là
MA nên mới thấy MA. Người biết mình là Phật sớm muộn gì rồi
cũng sẽ nhận ra. Hệ nào phải theo hệ đó. Đó là quy luật của vũ trụ.
Mục
đích thiền là để nhận ra: Mình là Một, trong đó không có bản
ngã, nhìn vào bên trong cuộc sống luôn tươi đẹp, một sự rỗng
không, không có gì phải bận tâm hay lo lắng, tất cả mọi ký ức
đều trở nên vô nghĩa. Không tiếc nối không mong cầu, tâm thức sẽ
trở thành một vòng tròn đều không đầu mối, không chướng ngại,
không đối lập...ngọn lửa DỤC trong tâm sẽ tỏa hào quang chung
quanh vòng tròn để bảo quản cho sự tồn tại. < tam đả Bạch
cốt Tinh trong Tây Du ký, Tôn ngộ Không vẽ 1 vòng tròn lửa để
bảo vệ cho Đường Tăng >. Mình sẽ không thấy bản thân mình vì
cái củ đã được thay thế bởi cái mới...mình trở thành một
phần toàn thể của vũ trụ.
Phật / Ma là một không phải hai :
DỤC
là gốc là ngọn lửa mồi là bản thể, mà bản thể của con
người chính là thiện căn nên DỤC chắc hẵn là điều lành.
Thiện căn là tánh của Từ Bi là sự thương xót mọi hoàn cảnh, chấp nhận mọi sự mà không phân biệt...
Khi
sự ham muốn lên cao thì DỤC nương theo tăng nhiệt độ, vì ham
muốn thuộc về động nên cho ra hơi nóng. Khi sự sợ hãi đến
điếng người thì nhiệt độ rớt xuống nhanh nên mặt tái
xanh...thần giáo gọi là MA, đạo Phật gọi TÂM ĐỘNG.
Khi
nhận ra " Chính Mình " đó là lúc ngọn lửa mồi không còn cơ
hội phát sinh tăng hay giảm vì mọi ham muốn mong cầu đã trở
thành vô nghĩa. Bấy giờ lửa DỤC giờ đây chỉ là ánh sáng là
Trí tuệ...bởi vì bóng tối của vô minh phiền não tuyệt đối
không được phép đến gần.
DỤC là lửa Từ Bi, ánh sáng của DỤC là Trí Tuệ. TỪ BI + TRÍ TUỆ = GIÁC NGỘ
Trong hình Tây Phương Tam Thánh :
BT Đại thế Chí < đại diện cho trí tuệ >
BT Quán thế Âm < biểu hiện cho lòng từ bi >
ADIĐÀ là ánh sáng vô lượng, là chỉ cho GIÁC, là " Chính Mình " không có ai trong đó...chỉ có 1.
Một sự Giác Ngộ.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment