câu " ai muốn thành Phật thì phải ăn chay " con muốn biết ăn như thế nào để thành Phật trong khi các thầy nói ăn chay và phóng sanh thì chỉ được trường thọ thôi ạ. Vậy đúng hay sai ?
Chào các đạo hữu
Việc chay mặn thọ dụng trong hàng giới Phật tử đã có nhiều sự tranh cải là : nên hay không nên hằng bao nhiêu năm qua từ khi pháp môn Tịnh Độ từ bên Trung Hoa cho ra đời và mãi cho đến hôm nay vẫn chưa kết thúc, Tq nghĩ rồi sẽ tiếp tục như thế cho đến khi mình được gọi là thành Phật thì lúc đó thân khẩu ý của mình mới chịu tịch diệt. Càn bàn đến việc chay mặn thì Tq rất thương tâm và kính qúy cho những người thật sự hiểu rõ về mục đích và tầm quan trọng của việc ăn chay mà nhiều lần Tq đã chia sẻ qua. Hôm nay Tq sẽ chia sẻ câu hỏi nầy ngắn gọn bao gồm các nội dung chính để khỏi mất thời giờ của các huynh đệ nhưng đây chỉ là sự chia sẻ theo tình thần học đạo và xây dựng để cùng nhau tiến tu trên con đường đồng thành Phật đạo còn việc đúng sai thì tùy theo tầm mức tu học của mỗi người các huynh đệ nhé.
Người ăn chay việc quan trọng cần phải biết : mục đích của việc ăn chay là để làm gì ?
Ăn chay không phải để thành Phật ? điều nầy ai cũng biết, nếu nói ăn chay để thành Phật được thì thế gian nầy không có bóng một người tu và các vị Phật sẽ xuất hiện đi đứng đầy đường ? như chúng ta đều biết người tu theo thiền nguyên thủy tức Nam-Tông không ai ăn chay ngay cả khi đức Phật còn tại thế cũng không hề ăn chay cho nên việc ăn chay chắc chắn không phải để thành Phật nên nhớ điều nầy. Vậy thì ăn chay có phải là để nuôi dưỡng lòng từ bi, không phạm giới sát sanh hay không ? vì các thầy Tịnh Độ đều giảng giải như thế...vậy thì TừBi là cái gì cần để nuôi dưỡng ? nếu ăn chay mục đích là để nuôi dưỡng lòng TừBi thế thì những người ăn mặn ngay cả các sư tu bên thiền nguyên thủy và đức Phật cũng đều không có lòng TừBi hay sao ? chúng ta là người Phật tử cần phải thông suốt ý nghĩa hai chữ TừBi đúng theo lời Phật dạy trước khi quyết định ăn chay.
Vậy Từ Bi là gì ? Cả ngàn năm nay nếu chúng ta tra cứu sách vở và nghe bài giảng của các thầy tụng thì ý nghĩa hai chữ TừBi không ngoài hai định nghĩa là : nhân từ và thương xót ? tại sao là nhân từ và thương xót ? để Tq kể lại một câu chuyện có thật : là có một cụ già neo đơn hằng ngày nhờ người cháu gái dẩn bà đi xin cơm, đi từ đầu thôn đến cuối xóm chẳng có ai cho bà, khi bà dừng lại trước một căn nhà nơi trước sân có đầy cây kiểng và tượng BồTát QTÂm bà hy vọng nơi đây sẽ giúp bà có chén cơm qua ngày, qủa nhiên đúng như thế, một người phụ nữ từ trong nhà mang ra cho bà chén cơm và cứ như thế để khỏi mất thời gian lặng lội đường xa cứ đúng giờ ngọ thì bà đến đây xin cơm, một hôm khi bà đến nơi đứng ngoài cổng chờ hoài không thấy ai bà bèn đi thẳng vào bên trong, người phụ nữ chủ nhà thấy bà nổi giận rồi lớn tiếng " sao ngày nào bà cũng đến xin cơm bộ ở đây là vựa gạo hả ? "...qua câu chuyện nầy thực tế bao giờ cũng phủ phàng, nói có lòng nhân từ nhưng được bao lâu ? khi trong gia đạo có chuyện bất bình, cơm không lành canh không ngọt thì với người có lòng nhân từ mới hôm qua còn Thương đó hôm sau nghe ra có một chút gì Xót xa. Bà cụ đã qua đời vài hôm sau đó...
Vậy TừBi theo quan điểm của nhà Phật là gì ?
Như chúng ta biết khi một bậc được gọi là giác ngộ tức là nhận ra được nơi chính mình luôn luôn có hai bổn giác : Trí Tuệ tức " Chánh Kiến " và Từ-Bi có nghĩa là " Tình Thương Không Phân Biệt " cả hai cùng song hành trên từng bước chân đi, một đại lộ thênh thang tự do đang chào đón, không có điểm cuối và cũng không có hai bờ phải trái. Cho nên nghĩa TừBi của đạo Phật chúng ta phải hiểu đó là Tình thương vô điều kiện, vô phân biệt, không có một câu hỏi nào được đặt ra là phải hay không phải, nên hay không nên...tùy duyên thuận pháp mà hành theo hoàn cảnh và khả năng của mình, nên nhớ là không phân biệt, giúp chúng sanh được điều gì đó lợi lạc mà không mong cầu đền ơn đáp trả. Đó là ý nghĩa TừBi. Cho nên trong kinh gom hai cụm từ TríTuệ và TừBi gọi bậc giác ngộ là " Vô Phân Biệt Trí " là như thế.
Người ăn chay dù trường chay hay nhiều ngày trong một tháng, ngày ăn chay chính là ngày làm cho tịnh cái tâm của mình nói cho dễ hiểu là ngày mình sám hối, luôn giữ cho thân khẩu ý được thanh tịnh, trong lúc thọ dụng dù chay hay mặn hành giả phải nhiếp tâm quán chiếu xem thực phẩm nầy từ đâu mà có, ai vung trồng, ai nấu nướng, ai cúng dường...ăn chỉ biết mình đang ăn, không một câu hỏi nào được đặt ra là mặn hay lạc, ngon hay dỡ, ít hay nhiều...ăn để được sống thêm một ngày nữa để tu tập. Đó là ý nghĩa của ngày chay, còn hiện nay theo Tq biết ăn chay là tu theo TịnhĐộ tông tức không ăn Hành, Hẹ, Tỏi, Kiệu, Nén gọi là không được ăn Ngũ vị tân ? không ăn hành lá nhưng được ăn hành bo-rô ? còn thấy phân biệt thì làm sao Tịnh cái tâm ?
" ăn chay và phóng sanh thì chỉ được trường thọ ". Giáo lý nầy không phải của đạo Phật, nếu nói được trường thọ thì bao nhiêu tuổi mới gọi là thọ ? vậy thì chân lý vô thường sanh già bệnh chết, thành trụ hoại không mà đức Phật đã từng thuyết cho đến nay vẫn còn tồn tại hay không ? nếu ăn chay và phóng sanh mà được sống đời thì hằng ngày tụng kinh cầu an cầu siêu có ích gì và qủa địa cầu nầy làm sao có chỗ để dung chứa ? còn việc phóng sanh như Tq đã chia sẻ nhiều lần, mình có lòng TừBi lại đi mua hàng loạt những lô cá nhỏ đem ra sông hồ thả để gọi là phóng sanh, việc làm này thật ra chỉ là để nuôi dưỡng chim cò, ruà, rắn, cá sấu mà thôi...
Trở lại câu hỏi " muốn biết ăn chay như thế nào để thành Phật " thì trước hết mình phải hiểu rõ mục đích của việc ăn chay là gì như Tq đã chia sẻ ở phần trên, kế đến là mỗi ngày chỉ ăn một lần và sau cùng là tìm một nơi yên tịnh ngồi quán chiếu từng câu kinh lời Phật dạy, giữ thân khẩu ý luôn được thanh tịnh mà các thầy thường gọi là tu Tịnh-Khẩu và cứ tiếp tục như thế khi nào mình đạt được " Vô Phân Biệt Trí " thì lúc đó Phật ở trong mình, mình với Phật là một.
Còn việc so sánh đúng sai giữa hai vấn đề " ai muốn thành Phật thì phải ăn chay " và " ăn chay và phóng sanh thì chỉ được trường thọ " thì tuỳ theo sự nhận thức riêng của mỗi hành giả và trình độ tu học, Tq không có trả lời đúng sai, phải trái, khi mình nói nó đúng thì là đúng với mình, khi biết sai mà vẫn chấp trước hàng động thì gọi là vô minh. Khi nói đến đúng sai đức Phật ngài thuyết tay phải hay tay trái cũng đều là tay của mình cho nên ngài dạy tổ Ca-Diếp chỉ một chữ " Biết ". Người liễu ngộ được chữ Biết là người " Vô Phân Biệt Trí ".
Nammô Bổnsư Thích Ca MâuMi Phật.
Tq
Chúng sanh là những kẻ đang ở tù
Kinh điển là chià khoá mở ngục tù
Tụng kinh mà chẳng chịu tu
Như chià khoá có mà tù không ra.
No comments:
Post a Comment