Chào các huynh đệ,
Câu hỏi nầy đã được đưa ra cách đây hơn 2500 năm, như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật gạn hỏi Ngài Anan ( là Thị-giả của Phật ) bảy lần mà vẫn không biết tâm ở đâu thì ngày nay hàng hậu học làm sao biết Tâm là gì ? và ở đâu mà tìm ?
Đây là câu hỏi theo Tq rất quan trọng và có giá trị cho người đệ tử bắt đầu học Phật nên cần phải nghiêm túc trả lời các nghi vấn nầy, dù đúng hay sai đó cũng là một phần đóng góp trên tinh thần xây dựng cho việc tu học, bảy năm trước đây Tq có dịp chia sẻ một lần nhưng vẫn không kết thúc, nói cho đúng hơn là khó mà giải bày để người khác hiểu cùng với quan điểm của mình vì theo quan niệm chung Tâm của mỗi người khác nhau đúng không ? nếu đúng thì hỏi và tìm Tâm để làm gì ? Tâm của mình mình phải biết chớ hỏi như thế chẳng khác nào thắc mắc " nhà tôi ở đâu ? " sao. Góp ý : Tâm của mỗi người khác nhau hay sự chấp ngã mỗi người khác nhau ? điều nầy chúng ta cần phải cân nhắc lại. Thật ra đây là chủ đề chính yếu của đạo Phật cần phải được minh chứng rõ ràng cho người đệ tử hiểu rõ Tâm là gì trước khi vào đạo, giống như một số cha mẹ muốn cho con mình sau nầy học ra Bác-sĩ nhưng laị không nói mục đích của BS là gì mà chỉ nói học ra Bs làm việc có nhiều tiền lo cho bản thân và nuôi sống gia đình nhưng đứa trẻ ư ư không chịu vì nói con không cần kiếm nhiều tiền chỉ cần có đủ ăn là cần thiết. Một hôm cậu bé bệnh nóng sốt ba ngày không ăn uống được người mẹ đưa con đến gặp BS sau khi chuẩn trị cho thuốc uống vài hôm sau cậu bé khỏe lại lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu ta biết việc làm của BS là cứu người như thế đó, bấy giờ cậu ta mới hiểu việc học ra để cứu người là quan trọng rồi do vì bản tánh thiện từ lúc sơ sanh nên cậu ta vui mừng mà nguyện rồi sẽ cố gắng tiếp tục con đường " độ sinh " đó. Thì chữ Tâm cũng vậy sách vở dùng đủ mọi từ ngữ nói bóng thổi gió dùng thuật ngữ tiếng Hán để diễn giảng cuối cùng định nghĩa Tâm là gì ? đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn đặt ra không biết Tâm là như thế nào và ở đâu ? giả sử nếu mình không biết cộng trừ nhân chia mà giảng giải phương trình bậc nhất một ẩn số thì có ai hiểu gì không ? - Bạn không biết trước tôi dù tôi có đứng trước mặt bạn cũng không nhận ra, thiên đàng có ngay trước mặt mà cứ loanh quanh đi tìm, cho nên hôm nay có duyên Tq xin chia sẻ lại và hy vọng sớm kết thúc tuy nhiên vẫn biết là Tâm của mỗi người có khác nhau.
Trước khi em hỏi câu nầy thì em có bao giờ tự đặt ra câu hỏi cho mình là :
- Tâm thuộc thể loại gì và hình tướng ra làm sao không ?
Góp ý : nếu Tâm thật sự có tướng tức nó thuộc loài hữu hình là do duyên sanh do các pháp nương gá lại với nhau mà thành là có bản gốc thì ai ai cũng thấy và nhận ra nó biết nó xuất phát từ đâu do cái chi mà thành.
- Nếu Tâm không có tướng tức thuộc về vô hình thì mình lấy cái gì để thấy cái vô hình ?
Góp ý : làm sao diễn giải cái vô hình để mọi người cùng hiểu ?
Cho nên khi hỏi " Tâm là gì ? " ai muốn biết thì có thể tìm tra kinh sách hay từ điển để hiểu về định nghĩa của nó tùy theo gốc nhìn của mỗi người, còn câu trả lời riêng của Tq thì vỏn vẹn chỉ một từ là : " bí ", bởi vì chữ Tâm nó là một Thuật-ngữ là danh từ riêng dùng cho khoa học, ngành nghề chuyên môn hay trong các trường phái tôn giáo...nó bao gồm trùng trùng các yếu tố để tạo thành cho nên dù có viết có phân tích tới tầm cở nào đi nữa cũng không bao giờ nói cho đúng kể cho đủ...thí dụ nói thêm cho dễ hiểu : như khi mình đi ăn Phở đương nhiên là người ăn sẽ tìm đến quán ngon hợp với khẩu vị của mình, tuy nước dùng cách nêm nếm mỗi nơi có khác nhau, cũng đường muối bột ngọt và cũng không thể thiếu gia vị căn bản là Tai-vị hay còn gọi là Hồi, rồi khi hỏi người đầu bếp : nhờ đâu Phở ngon như thế ? họ sẽ kể nêm nếm đủ thứ gia vị nhưng thơm ngon tạo ra món Phở là nhờ có Tai-vị ! - thế thì trong Tai-vị có chứa cái gì để tạo ra mùi thơm như vậy ? làm sao trả lời cho đúng ? cho nên khi gọi là Tâm theo đạo Phật hay nói Phở món ăn của thế gian đều là danh từ riêng là một Pháp được đặt tên để mọi người cùng hiểu nó là như vậy đó đừng thắc mắc hỏi tại sao ? tuy nhiên về tên gọi một vật thể hay sự việc hiện tượng tùy theo vùng, miền, địa phương mà tên gọi có khác nhau nhưng riêng chữ Tâm thì dù ở bất cứ nơi đâu ai ai cũng đồng thanh đều gọi chung không thay đổi vì nó thuộc về thể loại : " bất biến " trong đó không dung chứa bất kỳ một vật thể nào thì làm sao định nghĩa ?... nhưng nơi đâu có sự hít thở của con người thì Tâm liền có mặt ngay nơi lúc hít vào thở ra đó cho nên mới tạm nói : "
Tâm chẳng ở đâu mà không đâu chẳng có " là như thế, còn " trong thân con người tâm ở đâu ? " thì có thể chia sẻ được vì như đã nói mỗi con người trong chúng ta ai cũng có Tâm nhưng lại " giả vờ " hoặc không biết tâm ở đâu ? Nhiều người cho rằng Tâm là trái Tim nằm ở trong thân, dịch nghĩa ra từ chữ hán : Tâm là tim hay là điểm giữa là trung tâm...vậy thì khi tim ngừng đập thì tâm phải chết đúng không ? nếu tâm ở trong thân thì khi bị bệnh có liên quan đến nội tạng hay đột qụy thì tâm phải báo cho mình biết ? lại có nhiều người cho rằng Tâm là bộ não, mọi suy nghĩ, tính toán, hành động đều do đây mà ra, vậy khi máu không được truyền lên não hoặc bị vỡ mạch máu não thì tại sao trước đó tâm không biết ? não chết thì tâm diệt ? vậy khi thân bị diệt thì Tâm vĩnh viễn sẽ không còn đúng không ? nếu cho rằng Tâm là tim là bộ não thì tâm phải là vật thể của Tứ-đại ? nhiều người còn cho rằng Tâm là linh hồn sẽ đi tái sanh do tạo nghiệp sau khi thân xác bị tan rã, điều nầy có đúng theo quan điểm của đạo Phật không ? lại nữa có nhiều người vinh vào câu nói của ai đó : " Phật tức Tâm, Tâm tức Phật " nghĩa rằng " Phật là tâm, tâm là Phật " vậy có thể nói " Phật là tim, tim là Phật " được không ? nhiều Tổ sư thiền bên Trung hoa dạy đệ tử mình " Thấy tâm tức thấy Phật " vậy thì như đã nói ở phần trên, tâm thuộc về vô hình thì Tổ lấy cái gì để thấy cái vô hình ? nhiều người cho rằng câu nói nầy là của bậc giác ngộ khai thị cho môn đồ của mình đúng không ? trong khi đức Phật thuyết : không hề có chứng đắc.
Trước khi chia sẻ lại đề tài nầy Tq xin mọi người hãy tạm để các kinh sách mà mình đang tu học qua một bên hoặc những ai đã chứng đắc khi đọc bài chia sẻ nầy hãy xem đây chỉ là sự nhận xét riêng tầm thường không liên quan gì đến tôn giáo hay đạo Phật mà là cái nhìn với gốc cạnh riêng dựa theo " đạo của Phật " trên tinh thần xây dựng và trả lời riêng cho một huynh đệ mà thôi không một ý nào khác, xin tất cả cùng hoan hỷ.
Khi một người Phật tử tin Phật học và tu theo giáo lý của đức Phật thì việc đầu tiên nên nhớ là Ngài không phải là một vị thần hay thánh hay vị cổ Phật được tái sanh lại để giáo hóa chúng sanh nên Ngài không có ban phước hay giáng họa cho ai. Đức Phật chỉ bày về chân lý và dạy cách thiền để hiểu thế nào là Khổ và nguyên nhân từ đâu đến, muốn hết khổ để có cuộc sống an nhàn hạnh phúc thì phải làm sao ? đạo của Phật là sự tỉnh lặng không có ngôn từ và kinh sách. Ngài Anan là thị giả của Phật là đa văn đệ nhất, sau khi đức Phật nhập diệt Ngài Ana và tứ chúng kiết tập lại kinh điển, mở đầu của mỗi bài kinh đều có ghi : " Tôi nghe như vầy... " rồi sau đó kể lại chi tiết...Ngài Anan nghe rồi lặp lại những lời Phật nói còn ngụ ý của Phật muốn chỉ bày điều gì thì làm sao Ngài Anan hiểu được mà kinh điển đã ba lần bị người Hồi giáo đốt sạch và ba lần bị thiêu hủy bên Trung hoa rồi sau cùng là đến Việt-nam sau một chín bẩy năm thì bây giờ còn lại những gì theo nguyên thủy mà không được gọi là kinh ngụy tạo ?
Đức Phật phủ nhận thần quyền và đấng Sáng tạo mà danh từ Thượng-đế phải hiểu theo một nghĩa khác. Trở lại trước khi đi vào đề tài Tq mời các đạo hữu dành một phút nhìn vào bức minh họa " Thiền sư và Diều " để có chút cảm nghĩ về chân lý đang nằm ở đâu đó...
Như đã chia sẻ ở phần trên chữ Tâm trong đạo của Phật không phải là hiểu biết từ trái Tim hay Bộ Não mà nó là " sự thấy biết " các pháp như vậy là như vậy...trong chữ Tâm không dung chứa bất kỳ một vật thể nào nên không thể chia ra Chân Tâm hay Vọng Tâm, đức Phật thuyết Thân nầy là giã tạm thì mọi suy nghĩ hành động đều giã nốt, đã là giã thì không thể chế biến hay diễn bày để trở thành thật được mà một khi đã là thật thì không làm sao trở nên giã, do đó giã là vọng tưởng của bản ngã những hành động bất thiện đều không thể gọi là Giã Tâm, nếu càng vinh vào kinh điển mặp mờ thì càng đi xa ngụ ý của Phật, Phật chỉ bày về chân lý là sự thật thì dù bất kỳ nơi đâu chân lý vẫn luôn là chân lý.
Nhìn vào bức minh họa " Thiền sư và Diều " Diều ở đây không phải là Con Diều hay Cái Diều mà nó được biểu tượng cho đôi mắt thứ Ba mà đạo của Phật gọi là Huệ-Nhãn, nó không tướng, không màu sắc, không vận hành nhưng nó luôn có đó và liên kết bởi sợi dây mà Tq tạm gọi là dây " Thiền quán " giữa Diều và hành giả, dây càng dài thì Huệ Nhãn càng xa tức sự thấy biết về chân lý bị lu mờ luôn sống trong ảo tưởng mọi sự thấy biết
không còn khách quan nửa mà nó trở thành chủ quan, đó là cái thấy của bản ngã được tạo ra, chuyển từ ảo thành thật...cho nên tất cả mọi thứ từ bên ngoài đến do sự nắm bắt đều giống như trăng đáy nước...dây càng ngắn tức Diều càng lớn và đến gần với hành giả hơn nhờ đó mà sự nhận thức chân lý mỗi lúc một sáng hơn, khi mọi ham muốn không còn, tất cả mọi suy nghĩ đều dừng lại không còn bất kỳ câu hỏi nào đặt ra nghĩa là khi vật gì xa ngoài tầm mắt thì không thấy rõ ngay cả khi đến cận kề trước mắt lại càng không thấy đó là lúc Diều và hành giả trùng nhau cùng là Một nhưng trong cái một nhất thể đó có đầy đủ tất cả mọi thứ mà người thường sống theo bản ngã không thể so sánh được, lúc đó hành giả trở thành " Nhân Chứng " tức nhận ra Phật tánh ở nơi mình, mình là Thượng-đế cũng ăn uống ngủ nghỉ, đi đứng nằm ngồi một cách tự tại an vui, không còn phân biệt giữa hai bờ đối đãi bởi vì đó là thế giới nhất chân...
Thì đó là những lời chia sẻ về Tâm là gì ? theo giáo lý của Phật, Tâm là Huệ-Nhãn chỉ hiện diện làm nhân chứng cho hành động đúng sai của mình qua Thân Khẩu Ý, chúng ta có thể gọi đó là Phật tánh hay Thượng đế, thế gian gọi đó là Toà án lương tâm cũng chẳng sai cũng cùng một nghĩa nhưng luôn nhớ rằng Tâm nhiệm vụ chỉ là nhân chứng chứ không phải xử phạt hay ban thưởng cho ai lại càng không chấp nhận bất kỳ lời cầu nguyện hay van xin nào dù với mọi hình thức. Ai làm nấy chịu, ai ăn nấy no, hạnh phúc hay khổ đau là sự lựa chọn do chính mình, người tu hay không tu đều phải hiểu rõ chân lý nầy.
Trong thân con người Tâm ở đâu ?
Khi quán chiếu hiểu Tâm là gì rồi thì việc cúng lạy, cầu nguyện hay van xin đều vô bổ, mọi hình thức nầy sẽ làm cho " Thượng-đế cũng phải cười ". Người biết tin vào nhân qủa và hiểu được Phật tánh hay Thượng-đế đang làm gì và ở đâu thì khi bất kỳ một niệm nào khởi lên dù gọi đó là thiện hay ác qua thân khẩu ý thì Tâm, Phật tánh hay Thượng-đế liền hiện diện ngay lúc đó để làm chứng cho việc làm của mình, địa ngục hay thiên đàng cũng từ chỗ đó mà ra. Cho nên trước khi quyết định làm một việc gì thì đầu tiên phải kiểm tra về GIỚI, ĐỊNH tâm để suy lường, dùng HUỆ để khởi lên chánh niệm và luôn luôn nhớ rằng Thượng-đế lúc nào cũng châm chú vào hành động của bạn ( God is watching you always )
Tâm chẳng ở đâu mà không đâu chẳng có.
Đó là những gì Tq hiểu theo gốc nhìn của mình dựa theo giáo lý của Phật để chia sẻ cùng các huynh đệ thêm cho vui trên bước đường tu học, hy vọng mọi ý kiến đóng góp sẽ giúp cho mọi người có thêm cái nhìn mới để cùng tiến tu trên con đường Đồng thành Phật đạo.
Nammô Bổnsư ThíchCa Mâuni Phật.
Tuệquang
Và đây là những nghi vấn đã chia sẻ lần trước cùng các đạo hữu :
Nếu Tâm không nằm trong thân thì lấy cái gì để hiểu biết mà tu thành Phật ?
- Chả có ai thành Phật cả vì bạn đã là Phật từ lâu rồi mà cố tình không muốn nhận ra đó thôi.
Sự hiểu biết là thuộc về trí thức sở hữu bởi bản ngã nó đến từ bên ngoài qua sách vở, phim ảnh, báo chí...hiểu biết càng nhiều thì bản ngã càng lớn, hiểu biết là sự tích tụ bên trong thân, " sự thấy biết " là Tâm là " cái bên ngoài " nối liền với thân giống như : bị cáo và nguyên cáo việc kiện tụng là do bản ngã bởi đúng sai mà có ra, quan Toà là người ngoài cuộc ngồi nghe rồi dự̣a theo pháp luật hiện hành mà phán quyết. Quan Toà có tướng nên có xử phạt, Tâm là vô tướng nên chỉ thấy biết như vậy là như vậy vì bản thể của Tâm là vô ngã, vô phân biệt.
Tâm có phải là thần thức để đi tái sanh không ?
- Trong cuộc sống, chúng ta là những người đang chơi Diều, thả Diều, liên kết qua sợi dây khi chết tức không còn nắm bắt nữa nên " Diều băng " Diều ở đây Tq ngụ ý là chỉ cho Tâm nó chỉ đơn thuần là Diều có Huệ-Nhãn nhưng không có thần thức nào trong đó bởi không do duyên sanh nên không có sự chết, khi băng nó tan biến vào hư không hoà nhập vào vạn thể của vũ trụ trở về nơi cái gọi là bất sanh bất diệt.
Nếu Tâm không ở trong thân thì lấy gì buông xả ?
- Trong đạo Phật hai từ buông xả không phải là việc làm của Tâm mà là trạng thái rỗng không, không bị lệ thuộc vào ngã chấp tham sân si là gốc của phiền não vô minh, không trụ vào đâu, không phiền trách, không lo âu sợ hãi...đó cũng là ý chỉ cho trạng thái Niết-bàn.
Phật nói ai cũng có Phật tánh vậy Phật tánh là gì ?
- Thuật ngữ tiếng Phạn Paramita tiếng Việt phát âm là Ba-la-mật các dịch giả gọi là Đáo bỉ ngạn nghĩa là " đến bờ bên kia " hay còn gọi là Cứu cánh Niết-bàn là đạt đến đích của sự việc, cũng có sách dịch Balamật là "Trí tuệ "...vậy qua ba cụm từ nầy bạn có nghĩ mang cùng một ý nghĩa là chỉ cho Phật tánh hay việc thành Phật không ? Đương nhiên các sách vở đều nói rốt ráo là ở chỗ nầy người đến được bờ bên kia là ý nói thành Phật, nhập vào Niết-bàn hay vào cõi Thiên-đàng, bờ bên kia là cõi tịnh, bờ bên nầy là uế độ, bạn nghĩ người trốn khổ để tìm đến cõi Cực-lạc thì gọi là thành Phật sao ? cho nên đây không phải gọi là thể nhập Phật tánh giác ngộ hay thành Phật được bởi vì không đúng theo giáo lý đạo của Phật.
- Đáo bỉ ngạn tức : đến bờ bên kia. Vậy ai " đến bờ bên kia " ? - Tôi đến, ông ấy đến, Ngài ấy đến..
Như chúng ta đều biết trong kinh có ghi lại khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ-đề liền có các Chư Thiên khắp nơi đến ca múa rải hoa cúng dường nhưng đức Phật vẫn ngồi yên trong tư thế thiền định...ý nghĩa của đoạn kinh nầy nói rằng đức Phật đã chứng đạo tức nhận thức được chân lý vũ trụ xem như Ngài đến được trước cửa Thiên đàng chư thiên vui mừng ra chào đón Ngài bước vô nhưng đức Phật vẫn ngồi thản nhiên các chư thiên đến hỏi Ngài : " chúc mừng đấng giác ngộ Ngài đã đến rồi tại sao không bước vô mà vẫn ngồi yên đó. " đức Phật trả lời : " chừng nào tất cả các chúng sanh vào hết rồi thì tôi sẽ là người vô sau cùng. " đó là ý nghĩa việc thành Phật trong đoạn kinh nầy, thiên đàng là bờ bên kia, người đến mà không vào thì đó mới là vị Phật độc giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, nhờ đó ngày nay chúng ta mới biết được đức Phật Thích-Ca là ai và taị sao Ngài phải đi hoằng pháp cho đến khi nhập diệt, cho nên người đến bờ bên kia là có mục đích không đúng theo nghĩa lý của kinh.
- Cứu cánh Niết-bàn tức : đạt đến đích của sự việc. Vậy điểm đến là mục đích tức còn có chỗ Trụ, có người trụ, có trụ là còn dính mắc ?
- Trí Tuệ hay gọi Trí Huệ đều đồng nghĩa, Tq xin dùng từ Trí-Huệ nói cho dễ hiểu. Trí là sự hiểu biết đến từ bên ngoài còn Huệ là bổn giác của mình từ khi mới sanh ra, dựa theo thuật ngữ Paramita đến bờ bên kia, Tq dựa theo giáo lý của Phật gọi Huệ là : " cái từ bên ngoài " nó không thuộc về riêng ai nó là không gian và thời gian vô hạn, Huệ tuy là bổn giác nhưng nó không phải là của riêng mình, nó không bị lệ thuộc vào mình, có thể ví Huệ là hoa nó nở ra từ bổn gốc của cây, nó không phải là hoa vải hoa giấy vay mượn từ những nhu liệu khác, nó chỉ nở đúng vào thời điểm khi thân cây khỏe mạnh để chào đón nó, thưởng thức màu sắc và hương vị của nó, đó cũng là trạng thái vui mừng an lạc khi hành giả nhận ra chân lý với đủ loại hoa chúc mừng và bằng lòng sống trong bầu không khí trong lành sáng suốt đó.
Phật tánh là Tâm là chủng tử Phật mà trong sách thường dùng hạt giống Bồ-đề, người nhận ra được Phật tánh tức gọi là bậc giác ngộ là người đó giống như Diều sống trong ánh sáng hào quan cùng Thượng-đế thấy biết mọi thứ nó đến rồi đi như vậy là như vậy.
No comments:
Post a Comment