Có phải do tụng kinh cúng kiến mà nhiều ngừ cho rằng đạo Phật mang thái độ tiêu cực ?
Chào các huynh đệ,
Tq xin trả lời rằng đạo của Phật là một đạo duy nhất phải nói là : " siêu tích-cực " thì mới đúng từ ngữ. Vì sao ?
Để cùng nhau tìm hiểu " vì sao " thì trước hết chúng ta cũng nên chấp nhận và thông qua về định nghĩa thế nào là Tích-cực và Tiêu-cực trước khi đi sâu vào đề tài.
- Tiêu cực nguyên nghĩa là : thụ-động, nói nom na cho dễ hiểu là ù lì không sốt sắn, không tự làm chủ để biến đổi từ hành động nầy sang một môi trường khác lành mạnh tốt đẹp và hoàn hảo hơn...
- Tích cực nghĩa đương nhiên là ngược lại tức là : hăng hái hoạt động làm thay đổi được, làm phát triển mạnh mẻ thêm lên...
Ý nghĩa của hai cụm từ đối lập nhau nầy là dựa trên hành động thấy biết được nên tạm hiểu nó là như vậy nên cả hai đều thuộc về tướng. Đi nhanh vào vấn đề theo giáo lý nhà Phật cho người tu tại gia trước tiên là tập ăn chay, bắt đầu là ăn một tháng 2 ngày, từ từ quen dần tăng lên một tháng 4 ngày, rồi 10 ngày, 1 tháng cuối cùng trường chay luôn. Mỗi tuần đều đi chùa có tháng nhằm vào lễ lớn đi bốn hay năm lần, có người đọc kinh lạy Phật trước khi ngủ, còn nơi chùa chiền các qúy thầy cô trường chay là chuyện đương nhiên ( chỉ riêng bên thiền phái Nam tông khi đi khất thực ai cúng gì thì ăn nấy ) tụng kinh từng thời mỗi ngày, cúng vong, cúng sao giải hạn...tất cả mọi hình thức và nghi lễ nầy đều mang tính chất làm cho tốt đẹp hơn, lợi lạc hơn, yên tâm hơn nhất là tiển vong linh về cõi Cực-lạc...tất cả hình thức nầy thuộc về tôn giáo và theo định nghĩa trên đó là việc làm Tích-cực, bên Thiên Chúa giáo cũng thế, Hồi giáo cũng thế...nói chung khi tin vào thần quyền thì tất cả mọi hình thức về nghi lễ đều mang tính chất Tích-cực, cho nên nhìn trên sự việc cúng kiến, cầu nguyện cho rằng đạo Phật mang thái độ tiêu cực là không hợp lý, vậy thì thái độ Tiêu-cực bắt nguồn từ đâu ? và tại sao Tq nói phải gọi đạo của Phật là " siêu tích-cực " mới đúng từ ngữ ?
Như chúng ta đều biết giai cấp Bàlamôn là giai cấp đứng đầu bên Ấn-độ nó quyền lực và cao hơn cả vua, cứu cánh của họ tu là phải trở thành thần thành thánh phép thuật tinh thông, cầu mưa cầu gió, gọi hồn trục ma bắt qủi, qua sông chỉ cần nhảy một bước mà không cần đò...và tin vào Phạm-thiên là đấng toàn năng sanh ra con người và vạn vật, họ quan niệm rằng là một con người phải có 4 tướng đó là : Ngã, Nhân, Chúng sanh và thọ giả mà Ngã chính là chủ thể của thân và nó thường trụ bất hoại do vậy mà có việc tái sanh ra kiếp sau. Khi nghe có bậc giác ngộ ra đời một số đông tăng Bàlamôn đến nghe đức Phật thuyết pháp : tất cả các pháp có mặt gọi là hữu vi đều do duyên sanh đến từ hư không, có sanh thì có diệt, không do một đấng toàn năng hay thần linh nào sanh ra...Ngã là vọng tưởng là cái tôi, cái của tôi là nguyên nhân gây ra khổ đau, xả bỏ được ngã tức ly dục mọi ham muốn và tham vọng không còn thì đó là bước chân an lạc hạnh phúc và tự do...rồi khi hỏi đến cái chết Ngài nói : đến từ hư không thì phải trở về với hư không. Thế thì mọi tham vọng và quyền lực đều mất hết cả hay sao, tu như thể có ích gì ? cái gì cũng không, mọi thứ trở thành không thì cái thân bất tử nầy rồi cũng chẳng được gì, do vậy mà mọi ngừ đứng dậy bỏ đi và cho đó là pháp tu thụ động đầy bất lực, nên khái niệm Tiêu-cực được phát xuất ra từ đó.
Tôn giáo là tích cực trên mọi lãnh vực, có tích cực tụng kinh cầu nguyện thì mới được đáp ứng, nếu được đáp ứng thì khổ đau không còn và thế giới sẽ an bình trong vòng tay của thượng đế, còn nếu như không đáp ứng được điều gì thì thà không tin các Ngài còn sung sướng và an lạc hơn.
Khi ta học đếm đều bắt đầu từ số 1 là cái Có thấy được, đức Phật Ngài nói cái 1 nầy có là do trùng trùng duyên khởi hội tụ nhau mà hình thành phát xuất từ cái Không cho nên trước số 1 phải là số 0, do vì sợ mất cái Có nên khi học đếm ngừ ta đã né đi số 0. Có là pháp hữu vi nên có thành thì có hoại nên khi cái 1 tan rã thì còn gì mà không gọi là 0. Cho nên theo quan niệm của thần giáo Ngã chính là cái Tôi to lớn cần phải tích cực làm cho nó trở thành cái gì có giá trị xứng đáng hơn.
Nhìn vào thế giới với cuộc sống mỗi ngày một phát triển làm cho xã hội thăng hoa với nhiều khuôn mặt mới, kỷ thuật khoa học mỗi ngày một tiến nhanh đó là Tích-cực, những cuộc du hành lên mặt Trăng, thám hiểm xuống tận long cung để tìm kiếm khám phá những điều chưa thấy biết nhưng chưa một ai tự tích cực để khám phá ra những bí ẩn bên trong mình, ngừ ta đã và đang tích cực chạy đua tìm những thứ có thể làm nổ tung qủa đất chỉ trong vài giờ nhưng với một con vi khuẩn nhỏ gấp hàng trăm lần hạt bụi có thể tiêu diệt cả nhân loại thì con ngừ lại bỏ quên. Có ngừ đã đặt chân xuống mặt trăng nhưng chưa hề đáp xuống bên trong bản thể của chính mình cho nên dù có tích cực khám phá tới đâu tới tầm cở cao siêu nào đi nữa với cái nhìn về đạo của Phật ( chứ không phải đạo Phật ) thì đều mang ý nghĩa chạy trốn vì họ sợ rằng khi đặt chân vào bên trong thì tất cả những gì thuộc về Của mình đều biến mất. Khi chưa biết gì về mình thì đừng nên tìm những nơi khác...
Tích cực là nổ lực bên ngoài, Thiền là sự vận hành ở bên trong, con đường của đức Phật đi là một chuỗi thiền dài đầy trí tuệ sáng suốt, nó tích cực hơn bao giờ hết, nó luôn tìm tòi đặt nghi vấn " vì sao ? và tại sao ? ". Ngồi thiền là tiêu cực nó thuộc về tướng nhưng cái vận hành bên trong chiến đấu từng phút từng giây với ma quân Tham, Sân, Si, ly xả bỏ mọi ham muốn những gì không phải là của mình mà tất cả đều vô hình nếu không gọi là " siêu tích cực " thì gọi là gì nhĩ ?
Khổ là bệnh, trí tuệ là thuốc, bệnh hết thì thuốc cũng không cần đến giống như người qua được sông rồi thì không cần vác chiếc bè lên mà đi có nghĩa là trí-tuệ cũng phải bỏ lại vì nó chỉ là phương tiện giúp mình nhận ra được bản thể nên tạm gọi thành Phật là vậy thôi.
Danh từ : Phật, Chúa, Phạm Thiên...chỉ là khái niệm nói về " bờ bên kia " nơi đó không có bóng tối, hoàn toàn sáng và trong suốt biểu tựng cho chân lý, nơi đó không còn một câu hỏi " vì sao hay tại sao " nào được đặt ra vì nhiệm vụ của trí tuệ đã chấm dứt.
Một số ngừ sau khi nghe đức Phật thuyết xong bèn đứng dậy bỏ đi, số ngừ còn lại thì đang ngồi run rẩy nhưng thà run rẩy mà được nghe còn hơn là chạy trốn./.
Nammô Bổnsư ThíchCaMâuNi Phật
Tuệquang
No comments:
Post a Comment