Chào các đạo hữu,
Như đã chia sẻ nhiều lần về chữ nghiệp, thông thường khi một hiện tượng bất an, bất hạnh hay bất bình thường đến với ai đó thì người ta dùng chữ Nghiệp thay cho chữ Họa, nói để tự an ủi cho số phận mình, còn như sung túc hay may mắn thì gọi là " có phước " nhưng cái phước nầy có nó hiện hữu được bao lâu so với chân lý vô thường ? Chúng ta nhớ lại trong câu chuyện ngụ ngôn " Tái Ông thất mã " hay " Tái Ông mất ngựa " như mọi người đã từng đọc qua cho chúng ta thấy rằng : trong cái may có cái rủi, trong cái họa có cái phước...mà khi hoạ đến thì không bao giờ báo trước...thì cũng như theo lời dạy của đức Phật là : trong Nhân đã có Qủa rồi. Cho nên khi học Phật mình nên quán chiếu để thấy, biết và chấp nhận lấy cái Qủa của mình, nó đến như vậy nên ra như vậy mà không có một câu chú hay lời cầu nguyện thiết tha van xin nào có thể thay đổi được cái Qủa của mình vì nó đã là như vậy...
Trở lại câu hỏi chữ " bị ế " ở đây thường ám chỉ cho giới nữ ? Tại sao Nghiệp lại làm cho mình bị ế ? ngược lại người sung túc có nhiều chồng thì gọi là có Phước ư ? còn 4 từ " hồng nhan bạc phận " thì sao ? trong truyện Kiều Nguyễn Du có viết : " Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương " cho nên trong cái phước người có được sắc nước hương trời thì cũng liền có cái đa truân khổ đau dính kèm. Như có một câu chuyện vui là :
Có một nữ diễn viên lần đầu đóng vai đứa trẻ mồ côi cuối đời vẫn bị ế thật xuất sắc và được rất nhiều người tán thán hâm mộ, rồi kế đến cô được tiếp tục cho ra các phim như trong vai Osin và vất vã đi tìm cha trong thời loạn lạc cuối cùng cũng bị ế...và cũng được rất nhiều giải thưởng có giá trị, một hôm cô muốn thay đổi tài năng diễn xuất của mình cô đến gặp đạo diễn và nói :
- Từ trước đến giờ ông cho tôi thủ vai người con gái toàn sống trong cảnh khổ đau và nước mắt không một giây phút nào được sung sướng, nay ông có thể thay đổi vai của tôi vào phim kế tiếp được không ?
Suy nghĩ một lúc rồi ông ta trả lời :
- Được ! tôi sẽ chuẩn bị cho cô thủ vai chánh lần nầy trong phim " kỹ nữ Phong Nguyệt lầu " nhé./.
Qua câu chuyện nầy Nghiệp là cái nghề đóng phim và thành công diễn xuất trong vai khổ nhưng rồi tự mình muốn thay đổi chứ không phải là định số đã an bài mà cho đó là Nghiệp mặc dầu đó là một trong những hiện tượng ở ngoài đời. Cho nên vấn đề gọi là " bị ế " nó không phải là cái họa khổ đau rồi gán cho đó là do nghiệp, nghiệp nó đâu có làm khổ đau cho ai, như trong chuyện tình Lan và Điệp do vì oán hận ghen tuông bị người yêu bỏ rơi mà vào chùa đi tu để rồi suốt đời bị ế, gọi là do nghiệp sao ? đó là tự mình muốn ế đúng không ? nếu cho rằng đó là do nghiệp dẩn thì mình cũng có thể làm kỹ-nữ vẫn được cơ mà ? cho nên khi nói tu là phải nguyện chứ không phải đi trốn khổ... nên nhớ điều nầy. Nếu nghĩ rằng bị ế là do nghiệp thì chúng ta nên dành một phút tư duy lại xem những Ni chúng hay những Ma-soeur ( Nun ) nơi các dòng tu họ còn " ế nhệ " hơn mình...?
Hôn nhân vợ chồng là duyên phận điều nầy ai cũng công nhận, khi duyên đến thì hợp tức có ra hai, có hai tức phải có đối trị đúng sai, cứ sai đúng hoài thành ra cải, khi hết cải là hết duyên, hết duyên thì tan rã, lúc đầu sợ " ế " nên tìm cái hai để được " ẵm " cuối cùng rồi cũng tự mình thốt ra : " biết vậy thà ở một mình cho sướng ". Vậy thì việc " bị ế " cuối cùng sướng hay khổ ? Khi tin vào nghiệp báo ắt phải hiểu : có hôn nhân thì còn dính vào hồng trần để gọi là trả nợ cho nhau, kiếp nầy trả không xong hẹn nhau sang kiếp tới do vậy mà luân hồi hết kiếp nầy sang kiếp khác là như vậy bởi vì " nợ lời " mỗi lúc mỗi tăng đó là chưa kể đến nạn " lạm phát " về kinh điển ngụy tạo thì làm sao và bao giờ mới trả xong cho một kiếp người ? Người bị ế không nên bi quan hãy cùng nhau tư duy thêm :
- Người bị ế là người được tự do không bị ràng buộc, muốn đi sớm về khuya, ăn uống ngủ nghỉ giờ nào lúc nào ở đâu cũng được thì còn gì sung sướng bằng...
- Người xuất gia hay nữ dòng tu là những người " nguyện ế ". ( nếu quan niệm ế là do nghiệp tạo nên sự khổ đau thì chẳng có ai nguyện ế để làm gì. )
Không có sự sung sướng hạnh phúc nào bằng " được tự do ". Ế là một, tức không có ai đến với mình mà như đức Phật đã thuyết " một là tất cả, tất cả là một ", cái một là cái nhất thể thực tại vô phân biệt của bản thân mình, trong cái một nó bao gồm tất cả đủ mọi thứ từ vật chất đến tinh thần nhưng từ cái có tất cả để buông bỏ thành cái một thì không phải một sớm một chiều mà phải thiền định dùng trí tuệ tư duy xem cái khổ nguyên nhân nó từ đâu đến và làm sao để diệt cái nguyên nhân đó,( chữ Diệt trong đạo Phật không mang ý nghĩa Giết mà là Tu ) khi tất cả mọi ham muốn sở hữu không còn tức cái tự ngã tự nó biến đi thì hai từ " bị ế " tự nó cũng không còn để nhường lại cho cái một mà trong đó bao hàm đủ tất cả đúng như lời đức Phật dạy. Cho nên bạn đừng quan tâm nhiều về cái sợ " bị ế " mà hãy vui vẽ ngâm nga mỗi ngày trên từng bước đi :
Người ta có bạn có đôi, còn tôi đi lại hạnh phúc tự do một mình.
Chúc mừng bạn.
Nhân tiện đây Tq xin chia sẻ thêm, tại sao chúng ta quá lo sợ về chữ Nghiệp ? như đã chia sẻ nhiều lần về hai cụm từ : biệt-nghiệp là nghiệp riêng và cộng-nghiệp là nghiệp chung trong giáo lý nhà Phật mà hiện nay đa số người Phật tử nào cũng đã nghe thuyết giảng qua, nhân có câu hỏi liên quan về chữ Nghiệp và cũng nhân có cơn đại nạn dịch viêm phổi đang xãy ra có rất nhiều người ngay cả các nhà tiên tri cho đó là : Trời phạt hay sự Trừng phạt của Thượng-đế, tại sao có sự phạt nầy và dựa vào nguyên tố nào để kết luận một cách mạnh dạng như thế ? Tq xin các huynh đệ hãy tạm dừng lại cách đang tu học của mình để cùng nhau đóng góp và chia sẻ về sự nhận thức khách quan của mình qua hiện tượng thực tế đang tái diễn trên toàn cầu. Tq không muốn nhắc lại hai từ " cộng nghiệp " mà chỉ chia sẻ về " sự trừng phạt ".
Trước hết như mọi người đều biết trong ngũ giới cho người tu tại gia của đạo Phật, giới cấm thứ nhất là : " cấm sát sanh " ý nghĩa bao hàm cấm giết luôn cả loài động vật có thức tánh, còn bên Thiên Chúa giáo trong 10 điều răn giới cấm thứ năm là : " chớ nên giết người ". Các Ngài đã đặt ra giới cấm nầy và muốn bắt môn đồ cuả mình phải luôn luôn y giáo phụng hành vì đó là bổn thể của Từ-bi và Bác-ái thì tại sao các Ngài lại " trừng phạt " hàng vạn người vô tội chết một cách oan ức như thế ? họ là ai ? họ chỉ là nạn nhân của chế độ hà khắc, độc quyền độc đảng nơi đó không có quyền làm người và tự do tín ngưỡng, họ tôn sùng Thượng-đế cầu nguyện mỗi đêm để được làm người trải qua nhiều đời mà đến nay vẫn chưa được đáp ứng và kêu gọi thế giới hãy nới rộng vòng tay cứu giúp họ thì việc gọi sự trừng phạt đó là một điều nghịch lý với Thượng-đế ?
Các " nhà tiên-tri " có trình độ nhận thức cao hơn các thầy bói, kiến thức càng nhiều thì sự tưởng tượng càng phong phú hơn, nhìn hiện tượng nầy cho đó là do sự trừng phạt của ông Trời hay đức Chúa Trời còn gọi là Thượng đế mà như trong kinh sách ngụy tạo của đạo Phật gọi đó là " cộng nghiệp " tức nghiệp chung ? trong khi đức Phật thuyết rằng : ai làm nấy chịu, ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng đó là nói dựa theo luật nhân-quả đúng không ? nếu do 1 đảng làm mà toàn dân phải gánh chịu thì điều nầy có nghịch lý với " ai làm nấy chịu không ? chẳng lẽ một người không ăn thì cả làng bị chết đói ? trong lúc cầu nguyện tại sao mình không hỏi những kẻ đập phá chùa chiền, đốt thánh điện bắt nhốt tu sĩ lại không bị trừng phạt lại phạt môn đồ kính tin của Ngài ? Là một người đệ tử nên luôn quán chiếu với cái nhìn " chánh kiến " để xác định hư thật, không phải tin theo số đông là đúng, đôi khi vì quá tin do mê muội mà lời nói thiếu suy nghĩ của mình đã biến từ một đấng tối cao thiêng liêng trở thành tay đồ tể chớ không phải ca tụng quyền năng sáng suốt...
Trong bài pháp đầu tiên đức Phật giảng cho năm người bạn đồng tu với Ngài là : Tứ diệu-đế, tức Bốn chân lý đó là : Khổ, Tập, Diệt, Đạo ( ai cũng biết ) đức Phật dạy tu là để thoát khổ để nhận ra cái Một tức nhận ra cái bản thể phật-tánh của riêng mình, chân lý Khổ là ngọn, Tập đế là cái gốc là nguyên nhân gây ra khổ đau, muốn chấm dứt khổ đau thì phải diệt cái gốc tức phải diệt cái " Tập " nầy thì mới hết khổ, các Ngài đương nhiên là hiểu rõ điều nầy nên các nhà tiên tri không thể lập luận ngồi bốc quẻ cho đó là " sự trừng phạt " của Thượng-đế điều nầy đã cố tình vu khống và xác nhận rằng đấng thiêng liêng là toàn năng nhưng không có toàn trí đúng không ? cấm môn đồ Sát sanh thì các Ngài lại xử phạt tập thể và rồi để cho dân oan vô tội chết mỗi ngày mỗi tăng, trong chân lý không có việc " trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ", cho nên trước khi mình xuất ngôn phán xét, Tq xin hãy tư duy lại một lần nữa không thôi mang tội huỹ báng Trời hay Thượng đế.
Người học Tứ Diệu Đế nên luôn thiền định quan sát để nhận ra đâu là nguyên nhân gây ra Sự Khổ: đó là " Tập " thì lúc đó mình mới mạnh dạng nói lên rằng " hãy trừng phạt Tập đế " thì mới đúng như trong kinh, khổ đau không còn mọi người ung dung tự tại đi lại trên đại lộ tự do của riêng mình.
Ai cũng sống được một lần và chết một lần đúng theo chân lý : Sanh, Già, Bệnh, Chết. Mọi người đến với thế gian nầy đều được công bằng, bình đẳng, lương thiện và cùng tự do hít thở chung trên cùng một bầu trời đầy ánh sáng, sự sống : thời gian rất ngắn so với vũ trụ, hãy đóng góp, chia sẻ những gì mình có thể làm được ngày hôm nay
giúp cho những nạn nhân với bản thể từ-bi, bác-ái và đầy trí tuệ vì khi vô-thường đến... sẽ không bao giờ báo trước./.
Nammô Bổnsư ThíchCaMâuNi Phật.
Tuệquang
Toi thay loi Giai thich ve nghiep e tren day khong co logic chut nao het , Noi long vong rot cuoc cha giai thich duoc gi . Thoi Thị chuc nguoi viet an lac va rang tu tap de mo duoc Nhan can giai thich cho nhung chung sank khan chuan oi
ReplyDelete