Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,
...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật
Tuệ Quang
Tuesday, April 1, 2014
7 nốt nhạc, 1 kiếp người...và nghệ thuật " lên dây đàn "
Theo kinh điển của Bắc Tông, một con người được hình thành qua 7 đại < địa-thủy-hỏa-phong-không-kiến-thức >, một bản nhạc có được là do kết hợp bởi 7 nốt nhạc < do-rê-mi-fa-sol-la-si >. Nếu mất đi 1 trong 7 đại hoặc 1 trong 7 nốt nhạc thì con người xem như chưa đủ duyên và bản nhạc cũng chưa được hoàn thành. Khi con người có mặt thì giống như một bản nhạc ra đời, bản nhạc có tên thì con người cũng có danh tánh.
Tất cả 7 đại đều có bản chất thanh tịnh riêng của chúng, trong khi đời sống con người có cao, có thấp là do giai cấp, giai cấp có là do pháp hành không đúng theo đạo lý làm người...7 nốt nhạc từ Do đến Si, tự chúng không có cao thấp, tất cả đều là một âm thanh thanh tịnh như nhau, tùy theo cách xếp đặt vị trí của từng nốt nhạc trên khuôn nhạc mà có ra âm điệu Trầm, Bổng.
Khuôn nhạc gồm có 5 hàng, đếm theo thứ tự từ dưới lên trên, chúng song song cách đều và rời nhau, cộng với 4 khoảng trống < khoảng trống là khoảng cách giữa 2 hàng >, tổng cộng chúng ta có 9 địa điểm căn bản để tạo thành một bản nhạc < 9 địa điểm từ thấp lên cao tiêu biểu cho 9 cõi > thì tương tự trong kiếp người chúng ta cũng vậy. Phật thuyết : trong thế giới TaBà này có 10 cảnh giới trong tâm của mỗi chúng sanh gồm Lục đạo và Tứ thánh. Mình đang sống ở cõi nào thì bên ngoài tâm mình còn lại 9 cõi kia, cõi có là do pháp hành của mỗi người tự chọn lấy...cố nhạc sỹ Lê Hựu Hà muốn nói lên cái cõi mà mình mong muốn qua bản nhạc có tựa đề " Tôi muốn ", ông muốn gì ??? " Tôi muốn làm một thứ cỏ cây...Tôi muốn sống như loài hoa hiền..." muốn được như thế thì phải Tu, mà Tu thì phải Hành chứ không thể ngồi nói suông hay cầu nguyện hoặc trì chú mà hóa ra được...
5 hàng là chỉ cho ngủ dục, 7 nốt là thất tình, tùy theo sự lựa chọn đặt để riêng từng nốt trên khuôn nhạc và khoảng trống mà có ra hoàn cảnh của mỗi con người : "Cao độ", tức là cuộc sống cao thấp luân hồi trong 6 cõi giống như âm thanh. "Trường độ" là nơi cuộc sống này, chúng ta có được An vui hay Bất An, dài hay ngắn là do chính mình, giống như tiếng ngân âm thanh của nốt nhạc. "Cường độ" chúng ta sẽ là những hạng người Tích cực hay Tiêu cực giống như trong âm nhạc có thể là một bản Hùng ca, kích động, kể lể chuyện tình, chán chường trong nghịch cảnh hay bần hàn, khổ đau tuyệt vọng. "Âm sắc", mỗi con người chúng ta dù Nam hay Nữ mọi giọng nói đều khác nhau, không ai giống ai, tuy nhiên đôi khi có người Nam nói giọng Nữ hoặc ngược lại, mặc dầu phải thế nhưng đó là bản chất của họ, trong nhạc cụ cũng thế, mỗi nhạc cụ đều phát ra âm thanh riêng của chúng, không thể nghe tiếng Sáo lại nói đó là âm thanh phát ra từ đàn Guitar được, do vậy mà mỗi nhạc cụ đều có tên gọi khác nhau.
Trong cuộc đời của chúng ta vì sống trong giai cấp nên thường chạy theo danh lợi, bạc tiền, uy quyền và địa vị, lúc nào cũng hơn thua tranh đấu muốn được sống như cõi Trời mà không cần tu, cho nên phải lừa đảo, dối trá, lường gạt...giống như trên bản nhạc tự mình đặt lên đó 1 dấu " Thăng " để tăng thêm cao độ. Rồi một mai khi vô thường đến, kinh tế xã hội biến đổi, con hư phá tán, tài sản bị phân công...tức là lúc mình rơi từ trên Trời xuống do cuộc sống gặp bao nhiều là muộn phiền, khó khăn ...lúc đó giống như mình tự đặt vào bản nhạc 1 dấu " Giáng " để làm giảm đi cường độ tiêu xài. Cuộc đời có lúc thăng trầm, có lúc vinh, lúc nhục, đến khi hiểu được thế nào là " thiểu dục tri túc ", biết đủ là đủ, đó là lúc mình tự đặt dấu " Bình " vào bản nhạc để cuộc sống và tâm mình bình thường trở lại như củ do hiểu và hành, sống theo chân lý của vũ trụ.
Bản nhạc thì có hay, có dở, cũng như người thì cũng có kẻ xấu người tốt, có người năng làm việc thiện, có người chuyên tạo ác, nhưng bản chất của mỗi nốt nhạc thì không có hay dở, tánh của chúng không hề đổi thay, tùy theo vị trí và chổ đứng của chúng mà có ra tên gọi khác nhau, khi một nốt phát ra âm thanh, nó không hề gây khổ đau cho ai, nhưng khi chúng kết hợp lại thành 1 bản nhạc thì có ra điệu nhạc như là: Slow, Boléro, Rumba, Bebop, Chachacha..v..v.
điệu nhạc chính là hoàn cảnh về sở thích và cuộc sống hiện tại của mỗi người. Người nghe cảm thấy có vui buồn, đôi khi phải nghẹn ngào rơi lệ, nhưng trên từng nốt nhạc thì không hề có lệ rơi.
Tuệquang xin trích một đoạn ngắn về cuộc đời của đức Phật dựa theo quyển tiểu thuyết " Đường xưa mây trắng " của thầy Nhất Hạnh viết về " Nghệ thuật lên dây đàn " như sau :
" Đó là lần đầu Bụt gặp thầy Sona. Đêm qua nghe tiếng tụng kinh của thầy. Bụt biết là Sona đã cố gắng quá sức mình trong nỗ lực tu học. Người bảo Ananda cùng đi với người tới tịnh thất của thầy Sona. Thấy Bụt, Sona đứng dậy chào mừng. Bụt bảo Ananda và Sona ngồi xuống cạnh Bụt, rồi người hỏi Sona:
- Ngày trước, hồi chưa xuất gia, thầy là nhạc sĩ chuyên về đàn mười sáu dây, phải không?
- Bạch Thế Tôn, phải.
- Khi đánh đàn, nếu dây đàn chùng thì sao?
- Bạch Thế Tôn, nếu dây đàn chùng thì tiếng đàn chưa đúng mức.
- Còn nếu dây quá căng.
-Bạch Thế Tôn, nếu dây đàn quá căng thì tiếng đàn biến thể và dây đàn có thể đứt.
- Còn nếu dây đàn được lên vừa phải?
- Bạch Thế Tôn, nếu dây đàn được lên vừa phải thì bản nhạc sẽ hay.
- Đúng như vậy đó, Sona! Giải đãi và lười biếng thì đạo nghiệp không thành, mà cố gắng quá sức mình thì sẽ đưa tới sự mệt mỏi và thối chí. Sona! Thầy phải biết lượng sức mình, đừng ép uổng thân và tâm quá mức, như vậy thầy mới mong thành tựu được đạo nghiệp. "
Dây đàn qúa căng thì âm thanh cao vút và dây có thể đứt. Qúa căng là một trạng thái mất quân bình, luôn có chiều hướng thượng, muốn đi đường tắt để sớm có được kết qủa tốt. Tụng kinh ngày càng nhiều, tụng mà không hiểu lời kinh thì hoại sức, giống như dây đàn qúa căng thì dể đứt.
Dây chùng là chỉ cho sự mệt mõi, lười biếng, thiếu cố gắng, giống như " tụng kinh mà chẵng chịu tu, tuy chìa khóa có mà tù không ra. "
Không căng, không chùng, điểm đó là "trung tâm " bao quanh bởi những thứ đối đải của nhị nguyên : không cao không thấp -không rộng không hẹp -không chùng không căng -không dài không ngắn -không nhanh không chậm -không trầm không bổng..v..v..đó là con đường trung đạo ngay thẳng đưa mình đến với chân lý.
Thiền chính là Âm nhạc. Người nhạc sỹ mang hết những âm điệu từ trong lòng mình ra để tạo thành một bản nhạc, trong đó âm điệu không có cao thấp hoặc hay dở...đó chính là " trung tâm " phát xuất ra từ đáy lòng của nhạc sỹ.
Phật dạy : không căng cũng không chùng, đó là " trung tâm " của thiền, người muốn thưởng thức âm nhạc đúng phải là lúc "im lặng" để lắng nghe, để âm thanh hòa vào trong cơ thể thì sự cảm nhận về trạng thái giác ngộ mới được hiễn lộ ra.
Thiền cũng thế, mình tư duy buông bỏ hết tất cả mọi thứ trong tâm giống như lấy từng món trong phòng ra thì trong tâm không còn một vật gì để trở thành ký ức...trong kinh gọi đó là trạng thái :" tâm vô nhất vật " là một trạng thái rổng không không còn đam mê hay nắm bắt. Như trong căn phòng nầy đây chất chứa nhiều đồ đạt về vật chất như : TV, tủ lạnh, giường, bàn, bếp, quạt máy, kệ, tủ, két sắt..v..v. mỗi ngày chúng ta lấy bớt ra 1 món, dần dần căn phòng sẽ trở nên rộng rãi hơn. Khi trong phòng không còn 1 vật gì thì căn phòng trở thành một bầu trời rộng lớn và thoáng mát, nó trong suốt không bị ngăn che, thì tại lúc đó ta đạt được thiền. Thiền là sự tự do không ràng buộc, thiền chính là " nghệ thuật lên dây đàn " là nghe được âm thanh tận cùng của vô âm...đó là sự im lặng, chỉ có lúc thật sự im lặng, không một vọng tưởng nào thoáng qua trong tâm trí thì lúc đó chính là lúc mình cảm nhận được sự im lặng. Trong lúc im lặng là cả một bầu âm nhạc sống động đến từ bên ngoài hòa điệu vào bên trong, lúc đó mình mới tận hưởng được âm điệu trung thực của nó, lúc đó bản ngã của tất cả mọi ham muốn về " ngủ dục thất tình " đều biến mất mà không cần phải ra sức dụng công để vứt bỏ, bởi vì lúc đó là 1 trạng thái thảnh thơi, thư giãn, một sự tỉnh thức hoàn toàn hòa đồng theo từng nốt nhạc, ta trở thành " trung tâm " của âm thanh, vì vậy mà lắng nghe được mọi âm thanh đến theo chu vi một vòng tròn chân lý.
Nên nhớ : nơi " trung tâm " không có âm thanh, tức là bản ngã của sự phân biệt nhị nguyên không còn hiện hữu...do tại " trung tâm " không có âm thanh nên mình mới nghe được âm thanh, tại sao ??? bởi vì nếu nơi "trung tâm" có âm thanh thì không thể nào có vấn đề : âm thanh này lại nghe cái âm thanh kia. Cho nên " không chùng không căng " đó chính là "Trung Tâm " tuyệt đối của sự im lặng, không còn tâm phân biệt. Đó là gốc của thiền.
" Nghệ thuật lên dây đàn " của NhưLai là thế !!!
Nammô bổnsư Thíchcamâuni Phật.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment