Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,
...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật
Tuệ Quang
Monday, April 7, 2014
Đời là gì và phải sống như thế nào ?
Đúng như chị Long Nguyen Thi và mọi người đã chia sẻ, ai ai cũng có quyền định nghĩa riêng chữ ĐỜI dựa theo cuộc sống hiện tại của chính mình, không ai giống ai. Ví như người họa sĩ tự tạo nên tác phẩm hoàn mỹ rồi bằng lòng với cái mình đang có. Nếu mỗi người đều có một định nghĩa riêng thì tức không đồng nhất, mà đã không đồng thì đó không phải là chân lý, nó là những vọng tưởng thay đổi trong cuộc sống của từng cá nhân. Do vì sống trong vọng chạy theo giấc mơ, tưởng đó là thật nên mới sanh ra khổ. Nổi khổ nào cũng có cái gốc làm nguyên nhân để sanh ra. Chân lý là bất di bất dịch không hề thay đổi, Sanh, Lão, Bệnh, Tử là 1 chân lý, vì vậy mà giáo lý Tứ Diệu Đế của đạo Phật ra đời, là một thang thuốc trị bệnh khổ cho thế gian. < nên nhớ là : trị bệnh chứ không phải cứu khổ, bởi vì bản chất của sự khổ là không có nên Khổ không có cầu xin thì việc gì mình phải cứu >. Phật dạy, khổ là căn bệnh trầm kha của con người, khổ là do mình hành động về việc làm vô ý thức, bởi vì không có sự " nhận biết " qua Thân, Khẩu, Ý nên mọi suy nghĩ đều trái ngược nhau. Khổ bởi vì chúng ta không hòa hợp, không thống nhất, không lắng nghe, không tha thứ, không biết nhẫn...nên cuộc sống trở thành 1 thảm kịch, 1 sự chịu đựng lâu dài hoặc mang trên vai 1 gánh hận thù nặng trĩu. Nếu qủa thật đời là bể khổ, thì khổ sẽ là vô tận và cuộc sống trở nên vô nghĩa và rồi sẽ không có ai được thành Bồ Tát hay Phật. Dựa theo cái thấy này qua chân lý: Sanh, Lão, Bệnh, Tử thì TQ xin tạm định nghĩa rằng: " Đời là 1 cuộc sống chết dần không hẹn trước bắt đầu từ cái Nôi đến nấm Mồ."
Chúng ta không thể cầm cọ tự vẽ 1 bức tranh cho chính mình khi chưa nhận thức được chân lý, bởi vì tranh ảnh là nghệ thuật, nó có tính cách Tài năng, mà Tài năng thì còn bị giới hạn trên nhiều lãnh vực, đó không phải là sự " nhận biết " hay việc chứng ngộ của chính mình mà là chạy theo cách đua đòi của vọng tưởng.
Cuộc sống hằng ngày chẳng qua chỉ là việc : làm, ăn, ngủ, thức...rồi : mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn...ngoài ra chẳng có cái gì khác. Một khi vô thường đến thì ai cũng như ai, thân xác để lâu cũng cùng một mùi ngay cả Vua, Quan, Tổng thống hay các bậc vĩ nhân được mọi người tôn sùng cũng không được ngoại lệ. Một ngày nào đó chúng ta đứng trước gương rồi tự hỏi lòng " Đời là gì và phải sống như thế nào ?". Nhìn vào gương đi để nhận diện khuôn mặt chính của mình, bóng trong gương không phải thật nó chỉ là sự phản chiếu qua hình tướng. Nhìn bóng tưởng mình là thật...giống như vào những đêm rằm, thấy Trăng nằm yên dưới đáy hồ tưởng nó là thật nên mút nước, đào bới tìm Trăng...vất vã, cuối cùng chỉ 2 bàn tay trắng. Chúng ta không thể nhìn bóng mình trong gương thấy nó, cho là ta đây mà chưa biết gương là gì ? và " nhận biết " mình là ai thì giống như người tìm Trăng dưới đáy hồ.
Chúng ta cũng không thể nhìn Đời như cuộc sống mình đang sống, tức là chấp nhận cái đang có và để trôi đi như Lục Bình mà không có sự chuyển hóa thì cuộc đời mang đầy tính cách tiêu cực, trôi theo dòng nước mà không biết đại dương hiện ở đâu.
Kết qủa của mọi khổ đau đều thể hiện bằng những giọt nước mắt. Khi nước mắt được trông thấy thì đại dương chắc chắn cũng ở không xa...
Hằng ngày trong cuộc sống, chúng ta không đồng ý với cái mình đang có, nên phải đấu tranh để vươn lên, để cao hơn nửa, để được sống như người ở cõi Trời mà không cần phải tu, chạy tìm cầu cho được thuốc : " trường sanh bất tử " thì xưa nay chưa từng có. Có đấu tranh thì có gạnh tỵ, bất bình bất như ý, rồi bạo hành, thủ đoạn, tham lam, trộm cướp, lừa gạt, bán đứng bạn thầy...rồi đêm đến nhớ những chuyện đã làm, bỏ tiền ra để tìm thuốc làm: " quên đi ký ức ", thuốc nầy từ cổ chí kim chưa một ai sáng chế ra. Rồi một khi bệnh đến, tử sắp kề, đến chùa hay thánh điện xin nước Thánh hay Cam-lồ uống để : " chấm dứt hối hận " thì thuốc nầy đã phát minh có từ ngàn xưa, chỉ cần một viên hay tách nước nhỏ là có thể làm tan biến mất tất cả...chung qui chúng là những thứ Tham, Sân, Si là kẻ thù đang ở trong lòng của chúng ta. Nên nhớ : khi sự ham muốn càng trưởng thành, càng vọt tăng cao đến tận trời xanh, thì gốc rể chắc hẳn là đã ăn sâu dưới 9 tầng địa ngục rồi. Khi gặp khổ đau chúng ta mới tin và tìm đến Thượng đế ở cõi Trời để mong được cứu rỗi, không 1 đấng nào có quyền làm việc đó. Thượng đế nếu có là kẻ bạo hành, là người tâm trí bất bình thường, tạo ra con người: què quặt, câm điếc, tật nguyền, khổ đau...mặc cho bao nhiêu lời cầu khấn van xin mà không một ai được toại nguyện...Phật dạy: nếu chúng ta muốn sống ở cõi Trời thì chớ đi tìm Trời, chỉ việc tinh tấn tu thập thiện thì cõi Trời ngay dưới chân mình mà không cần phải đi đâu cả. Chúa phán: làm đúng giữ đúng 10 điều răn thì Chúa sẽ ở bên con và Thiên đàng ngay trước mặt.
Khổ đau là trạng thái do hành động về việc làm của mình không chính chắn. Phật dạy : sống là phải học sự : " nhận biết " để vượt ra ngoài cái có vô ý thức, năng chuyển hóa để trở thành không : không ganh tỵ, không bạo hành, không gian dối...khi những cái Không, không còn thì cái Có tự nó sẽ phát sanh. Giống như vào những đêm tối 30 ánh sáng của các vì sao tăng cực đại bởi vì ánh sáng của Trăng không có. Cái Có là những vì sao luôn có đó và hiện hữu luôn cả ban ngày. Tóm lại " buồn khổ là bóng đêm ", " hạnh phúc là ánh sáng của muôn ngàn vì sao " khi hành Thập Thiện hoặc Mười điều răn không phạm lỗi.
Trong cuộc sống hạnh phúc và khổ đau là 2 trạng thái luôn trên cùng 1 tuyến đường, nhưng ngược chiều nhau, một người bình thường không thể có 2 trạng thái cùng một lúc, khi giao điểm của hạnh phúc và khổ đau trùng nhau, tức là vừa cười vừa khóc...thì trạng thái này gọi là : Điên hay Loạn trí, do vì không tu học, sống bằng trí thức dùng qúa nhiều vào cái Đầu, đầu thì lúc nào cũng muốn có hạnh phúc mà không bằng lòng thấy khổ đau. Không thể mâu thuẩn như thế được, thí dụ như khi mình đang đối diện với cái khổ mà không giải quyết được thì cần đến thuốc để ngủ, để quên đi cái đang ray rứt khổ đau trong người, thì cùng lúc đó mình cũng quên mất đi cái hạnh phúc đang chờ nở ở bên trong. Mình không thể dùng thuốc ngủ đóng cửa khổ đau để thấy rõ hạnh phúc được, bởi vì hạnh phúc và khổ đau là 2 mặt của một hiện tượng trên một bản thể do cái đầu đem đến qua mắt thấy tai nghe. Tim là tâm là sự " nhận biết " rõ cả 2 mặt, chỉ có sự nhận biết mới giúp mình hiểu được thế nào là hạnh phúc, thế nào là khổ đau. Thế thì cuộc sống phải là hạnh phúc thì mới có ý nghĩa, vậy phải sống như thế nào ?
Theo lời Phật dạy :
Sống là phải quyết tâm kiên định làm đúng theo lời Phật dạy, trước hết phải năng trì giới, biết cuộc sống này chỉ là tạm bợ rồi ai cũng phải ra đi, ra đi có nghĩa là đến với cái Mồ, nếu sống mà sợ chết để tìm thuật " trường sanh bất tử " thì không thể nào, bởi vì qua hằng bao nhiêu thế kỷ nay không một ai chứng minh được điều này...Phật dạy chẳng có cái gì chết, chẳng qua chỉ là sự thay đổi hình tướng mà thôi, bởi vì ngay từ lúc mới bắt đầu đã không có sự chết, nếu thật sự sợ chết thì sống để làm gì với sự sợ hải đó ?
Sống trong an lành, sống trong sự nhận biết của hồn nhiên thì khi ra đi mới được tự tại do cái nhân tốt trong suốt qúa trình tu tập, còn bằng không ngày đó chỉ là một thảm kịch.
Cuộc sống chỉ là tạm bợ tầm thường bởi " đời là vô thường nhưng lý vô thường luôn luôn là thường " mỗi khi vô thường đến chỉ có thắng chứ không một lần thất bại, cho nên việc chết cũng trở nên tầm thường không có gì quan trọng. Cuộc sống không phải là nhà giam hay sự trừng phạt của thượng đế mà nó là 1 phần thưởng vĩ đại cho những ai biết cách sống xứng đáng với nó...
Khi cuộc sống đúng thì trở thành thật cho dù hình tướng có đổi thay, ốm yếu hay tiều tụy, nhưng đó không phải là vấn đề, một khi chúng ta đã có cuộc sống thật thì hành động không bao giờ gỉa dối được, ngoại trừ những người cố chấp thiếu hiểu biết. Khi nhận biết rõ là thật thì không thể trở thành gỉa một lần nửa được.
Tham, Sân, Si là gốc, là nguyên nhân sanh ra mọi khổ đau, khi không còn tham, không còn sân, không còn si thì Niết Bàn tự nhiên hiện, người có được N.B thì đó là phần thưởng vĩ đại do tạo hóa ban cho.
Người ta thường nói Tham, Sân, Si là tam độc là cánh cửa đưa tới địa ngục, thế thì mình phải hiểu ThamSânSi chắc chắn không phải là địa ngục, bởi vì nó là phần ở bên ngoài, là cánh cửa thì tự nó không thể đi vào được, chỉ có người Tham thì mở cửa Tham, chỉ có người Sân thì đập cửa bước vào, còn người Si thì tưởng địa ngục là kho tàng qúy báu.
Muốn được hạnh phúc an lạc, muốn nhận phần thưởng trong cuộc sống thì Phật dạy chúng ta phải tập buông bỏ chứ không phải Diệt, nếu diệt thì dùng cái chi để diệt ? khi khởi ý niệm Diệt thì lòng Tham lại nổi lên, diệt tham, diệt sân, diệt si, lúc đó mình trở thành tay Đồ tể mà quên đi cái giới luật mình đang mang...
Muốn buông bỏ thì trước hết phải tin thân này là gỉa tạm, đừng tin vào việc mắt thấy, tai nghe cùng một lúc, mỗi khi việc gì đến liền hỏi " Tại sao ? " rồi đem tánh nghi dựa theo chân lý học qua rồi phân tách...như mắt và tai là 2 cái tánh thấy, nghe. Khi nhìn thì dùng Mắt, khi nghe thì nhắm Mắt lại, tức bỏ đi cái thấy, bởi vì Mắt không cần thiết phải dùng vào việc Nghe. Đó là tập buông bỏ.
Khi Tham đến để nó tự nhiên đến hoặc vui vẽ mời vào, tham cũng là do mắt thấy, tai nghe, tham là ý niệm tạo ra hành động, khi nghe hoặc thấy lúc đó mình dùng sự " nhận biết " để quyết định Nên hay Không nên dựa theo giới luật và đạo lý mà phán xét...không Tham là có Niết.Bàn.
Khi Sân đến hãy để nó đến rồi mình tự hỏi " Sân để làm gì rồi sẽ được gì ?" bởi vì mình không thể bắt đối tượng phải theo ý của mình được, rồi tự nói lên câu " giận là mất khôn " thì xem như sự Sân hận được chấm dứt. Không Sân là có Niết Bàn
Si mê là sự suy nghĩ, quyết định mọi sự việc không chính chắn, có thể nói là hành động vô ý thức mà sự " nhận biết " là có ý thức thì việc bị lợi dụng hoặc tùng phục theo cách mê tín sẽ không còn. Không Si mê là có Niết Bàn.
Các hàng tu sĩ dạy môn đồ của mình phải năng diệt Dục < sự ham muốn > thế mà Chùa chiền, đền thờ hay thánh điện mỗi ngày một hùng tráng, đồ sộ và nguy nga...điều đó nói lên Dục không thể Diệt, bởi vì sự " nhận biết " về Dục chưa được hoàn hảo nên biến nó trở thành nô lệ của sự ham muốn. Đừng bao giờ kết án hay chống lại Dục, Dục cũng không thể diệt hay vứt bỏ nó được, bởi vì nó là vô vi pháp tức không hình tướng, nếu chúng ta vội vàng vứt bỏ Dục < là tất cả sự ham muốn> thì làm sao chúng ta hiểu dục là gì ? làm sao chúng ta biết cách để chuyển hóa ? Nếu chúng ta thật sự chưa biết qua về nó thì nó luôn luôn hiện hữu như bóng với hình, khi nó đến biết đó là cái không thích nghi, mình không quan tâm thì tự nó sẽ ra đi, lúc đó không phải là mình đã diệt được Dục mà Dục làm cho toàn thể giác quan trở nên thích thú và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Giống như người nghiện thuốc lá thâm niên, môi đen, thân xác héo mòn...khi biết đó là sự ham muốn độc hại có thể gây nguy cơ cho mình và ngay cả những người chung quanh. Khi thuốc mời, quyết định KHÔNG càng mạnh mẽ và tự hào hơn, thì sự ham muốn về thuốc lá đương nhiên không còn lúc đó có phải toàn thể các giác quan đang chuyển động mạnh để, vui vẽ, hân hoan đón mừng hay không ?
Khi Dục biến mất thì sự thích thú lan tỏa khắp nơi, nó không còn nằm riêng trong vùng khởi sinh Dục nữa, nó tràn ra khắp thân thể, do đó tướng mạo có thay đổi, đẹp đẻ, hồng hào, khỏe và trang nghiêm hơn... vậy thì những duyên dáng này từ đâu mà có ? chúng từ gốc Dục mà ra !!! Dục là thứ ao bùn, Sen cũng được biến đổi, từ đó mà ra.
Thế giới hiện nay trên 8 tỷ người, ai ai cũng có cuộc sống riêng theo tín ngưỡng của mình, riêng TQ là 1 phật tử dựa theo chân giáo của Phật gia " tất cả mọi người đều là Phật " xin cũng có một định nghĩa riêng cho mình dựa theo đầu đề là:
" Đời là đạo !!! Sống là một hành trình chuẫn bị cho cái chết, chuyển hóa từ Khổ sang Hạnh Phúc, từ Phiền não đến Niết Bàn./."
Chân thành cám ơn tất cả sư huynh đệ đã nhiệt tình tham gia đóng góp.
Nammô bổnsưThíchcamâuni Phật.
Tuệquang
..Phật dạy chẵng có cái gì chết, chẵng qua chỉ là sự thay đổi hình tướng mà thôi, bởi vì ngay từ lúc mới bắt đầu đã không có sự chết, nếu thật sự sợ chết thì sống để làm gì với sự sợ hải đó ?
ReplyDeleteXin qui vi coi cuon phim "Dao Si Xuong Nui" hay "Dao Si Ha Son" de hieu them ve "doi" & "dao". Mong sao Cu Sy Tue Quang co thoi gioi giang them ve phim nay.
ReplyDelete"Dao Si Xuong Nui" hay "Dao Si Ha Son" co the coi tren youtube -- https://www.youtube.com/watch?v=ig19Psfh0eY
ReplyDelete