Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,
...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật
Tuệ Quang
Monday, September 23, 2019
đạo Phật chủ thuyết các pháp có mặt đều do duyên sanh thì như thế có được gọi là đạo vô thần khôg
Chào các huynh đệ,
Câu hỏi đưa ra cũng chính là câu trả lời rồi đấy, bi giờ tự mình có thể trang điểm rồi Selfies cho chính mình, đẹp xấu, đúng sai gì cũng do mình chọn miễn sao bằng lòng với cái mình muốn nó như vậy là được rồi. Thật ra có nhiều người không muốn cho rằng đạo Phật là đạo vô-thần vì sợ bị gán cho cái từ Chủ nghĩa vô-thần theo khuynh hướng Xã hội chủ nghĩa, trước khi Tq đi sâu về đề tài nầy điều đầu tiên chúng ta nên biết là vào thời đức Phật còn tại thế tức cho đến nay hơn 2500 năm thì vào thời điểm đó làm gì có thiên đàng XHCN đúng không ? XHCN chỉ mới có vào khoảng thế kỷ thứ 19, cho nên hai chữ Vô-thần theo tông chỉ của XHCN hoàn toàn khác với cụm từ Duyên-sanh của nhà Phật, khi nói đến chủ nghĩa vô thần tức là chủ nghĩa nầy không tin, không chấp nhận có vị thần linh nào ngự trị, nói cho rõ hơn là không có niềm tin về tính ngưỡng tôn giáo, không tôn thờ một ai, quan điểm nầy là SAI !!!, tại sao ? bởi vì người đề xướng ra chủ nghĩa nầy rồi bắt mọi người dân phải tuân theo và xem đó là một vị lãnh tụ rồi tôn sùng thì vị nầy chính là Thần của tông chỉ hay đảng phái đó rồi ? thế thì sao gọi là vô thần được ? Người tu học hay nghiên cứu về đạo Phật nên quán chiếu và thông suốt về hai từ Duyên-sanh đồng nghĩa với Vô thần nhưng không phải đường hướng đưa môn đồ của mình đến Xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là Chủ nghĩa Vô thần. Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể nào về chủ nghĩa nầy nhưng đa số trên mặt truyền thông và báo chí thường gọi là " Nhà nước cộng sản " tư tưởng nầy đi ngược lại với Chủ nghĩa tư bản tự do dân chủ, họ soạn ra một giáo điều độc đoán tuyên truyền ca tụng lãnh tụ như một vị thần mà lời nói không đi đôi với việc làm, họ dùng chính sách mị dân, bốc lộc hà hiếp, bạo hành lợi dụng quyền thế tạo nên một xã hội bất công nơi đó không có quyền tự do của con người trên mọi lãnh vực để nhà nước và đảng dễ bề cai trị...còn Thuyết vô- thần của đạo Phật thì khác không có chủ trương con người cai trị con người, sau khi đức Phật đắc đạo ngài nói: tất cả các pháp đều bình đẳng, mỗi chúng sanh đều có phật tánh rồi ai cũng sẽ thành Phật trong tương lai, đạo Phật dùng chánh kiến dựa trên vũ trụ và nhân sinh quan để suy lường, đạo Phật không có quan niệm rằng tất cả các pháp có mặt đều do một đấng sáng tạo toàn năng hay một vị thần nào tạo dựng hoặc sanh ra, sau khi thành đạo trong suốt thời gian hoằng pháp đức Phật cũng không tự nhận mình là một vị thần hay thánh để mọi người đến cúng, lạy và cầu xin cho nên ngài nói : Như lai không phải là một vị thần có phép lạ nên không có quyền ban bố, xử phạt hay ban thưởng cho bất cứ một ai...đừng đi theo lối mòn của Như lai mà hãy tự mình cứu lấy mình hãy tự thắp đuốc lên mà đi...Chúng ta hãy cùng nhau dành chút ít thời giờ để tư duy về chữ Thần theo nhân gian và vô thần theo triết lý của đạo Phật. Trước hết khi nói đến chữ Thần thì chúng ta thấy chữ Thoại đi liền kế bên nên Thần Thánh chỉ là sự bịa đặt tưởng tượng mang tính cách hoang đường không thực tế không được kiểm chứng dùng để nói về chuyện cổ tích thuộc thể loại Nhi đồng rồi từ đó do vì nghèo khó khổ đau con người tự sanh ra các vị Thần theo giáo lý của thần giáo tạo niềm tin để nương vào đó cúng lạy và cầu xin trông chờ Thần đến gia hộ trong cơn đói khổ hoạn nạn bệnh tật hiểm nghèo...
- Thần tài : hầu hết các nhà hàng, cơ sở kinh doanh nơi trước cửa đều có tượng ông thần nầy nhưng rồi tưng bừng khai trương vài hôm đóng cửa...vì sao ? bởi vì trên tay ông thần nầy cầm toàn thỏi vàng giả vã lại nếu thần nầy có và linh ứng cầu xin gì được đó để họ mau làm giàu mua may bán đắc thì người tạc ra tượng nầy họ cũng không dại gì đem bán hoặc thông báo khuyến mãi để làm chi ?
- Thần thổ điạ : miệng cười bụng to ngồi bên cạnh dỉa trái cây tay cầm điếu thuốc chưa mồi trước mặt có ly cà fê sữa nóng mỗi sáng chờ đến giờ mở cửa hàng...nếu cúng dỉa nào hết dỉa đó, cà fê cũng cạn dần, thuốc không mồi cũng tàn thì lúc đó mới tin có thần chứng giám nhưng khi thấy vậy liệu mình có dám cúng tiếp hay không ?
- Chùa Ông, Chùa Bà : là nơi linh thiêng người muốn có được cơ sở làm ăn thường đến đây cúng vái để mượ̣n tiền, người cúng phải cúng bằng heo sữa quay mà da không giòn thì sẽ không được đáp ứng, vậy Ông thần Bà chúa nầy có nên cúng không ? họ là thần thiện hay thần ác ? nếu thiện thì tại sao ăn thịt chúng sanh chỉ vừa được 3 tháng ?
- Gió lớn cộng thêm điạ chấn tạo nên ngọn sóng lớn gọi là Sóng thần, người tin có Thần rồi cầu xin để được cứu rỗi mỗi khi hoạn nạn thì khi Thần sóng quan lâm cho dù hằng trăm ngàn người có qùy lạy thì tất cả cũng đều cuốn trôi ra biển, cho nên người tin vào thần thánh không ai dám thờ ông Thần nầy...vậy tin có thần để làm gì ?
Thần là biểu tượng cho sự thiêng liêng mầu nhiệm, luôn luôn hộ trì cứu độ chúng sanh, khi hình tượng có hiện tượng khóc chảy nước mắt thì liền tin có sự thị hiện, phép lạ nhiệm mầu rồi ùn nhau đến cúng bái để cầu xin...Thần mà khóc khi thấy cảnh khổ đau của con người thì điều nầy cho biết đó là hiện tượng bất lực mềm mại yếu đuối chứ không phải là hiện tượng phép lạ nhiệm mầu có quyền năng gia hộ...điều này chỉ làm mất đi giá trị niềm tin của con người đối với vị thần đó mà thôi, người nghèo khó đến thì cầu xin 6 số, kẻ đói rách không tham chỉ xin 2 số an ủi để có bửa cơm qua ngày mà hằng bao tháng qua vẫn chưa được toại nguyện...hãy suy tư cho rõ điều nầy.
Phật, thần thánh, Chúa hay thượng đế...đều do con người sanh ra do tưởng tượng vì sợ hải...tại sao Diêm-vương lại mặt xanh môi dầy ? người diển tả được hình tướng nầy tất họ phải sống dưới địa ngục một thời gian dài ? hoặc bị mộng du ?Tại sao các Thần lại do con người sanh ra ?
- Thần đồng : là chỉ cho những đứa trẻ có năng khiếu bẩm sinh, thông minh tài giỏi hơn những đứa trẻ bình thường khác và chỉ ở trong một thời gian ngắn, xưa nay chưa có một thần đồng nào mà trở thành vị lãnh tụ để mọi người tôn thờ cả.
- Thần dược : chỉ là một loại thuốc hay trị dứt cho một cơn bệnh đột biến, chứ không phải dùng để cứu người chết sống lại và cũng không phải một viên mà trị bá bệnh.
- Thần y : là vị thầy thuốc giỏi nhưng xưa nay chưa có một vị nào trải qua được cửa Tử, thì sao lại là Thần ? thần cũng phải chết thì phép lạ làm sao mà tồn tại ?
Còn nữa và còn còn nữa không sao kể hết, tóm lại Thần có là do con người tưởng tượng sanh ra mà chung quy tất cả đều gom lại hai từ đó là : Thần-thừ. Vậy thôi.
Đức Phật thuyết trong thế giới Ta bà nầy có 10 cảnh giới trong tâm của mỗi chúng sanh là Lục đạo luân hồi và Tứ thánh, mình đang sống trong Một cảnh giới nào thì còn lại Chín cảnh giới kia ở ngoài tâm, mình muốn làm súc sanh, làm người, làm trời, làm thánh, thần hay Phật thì cũng đều do mình tự tạo ra, hôm qua mình sống đời sống của một con người mộc mạc, hôm nay vì đất nước bị ngoại xâm cướp đất giết người mình khởi động phòng trào toàn dân đứng lên chung lòng vì tổ quốc đánh đuổi được ngoại xâm dành lại độc lập tự trị cho đất nước dân chúng mang ơn và phong là bậc Thánh, hôm nay mình được giàu sang phú qúy là đang ở cõi Trời rồi nhờ tu tập mười điều thiện, không còn Tham sân si, xả bỏ hết những cái không phải là của mình, sống một đời sống an lạc tự tại nhờ quán chiếu và giác ngộ được chân lý sống theo chân lý nên mọi người gọi là Phật vậy thôi. Cho nên Phật thuyết: Người cũng là mình mà Thánh cũng là mình, Trời cũng là mình mà Phật cũng là mình nhưng cách nhau chỉ một Niệm, cho nên khi Lục tổ Huệ Năng hiểu rõ về kinh Kim Cang, nhận ra bản thể chính là phật tánh, khổ đau hay an lạc cũng đều do mình, tất cả các cảnh giới có là do tâm mình tạo ra chứ không do Thần, Đấng nào tạo nên cho nên ngài nói :
- Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh ( tự tánh đồng nghĩa với phật tánh )
- Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt ( bản thể = hư không )
- Nào ngờ tự tánh vốn vô phân biệt ( bình đẳng )
- Nào ngờ tự tánh vốn không dao động ( chân lý thường hằng )
- Nào ngờ do cái bản ngã ( của tôi ) mà năng sanh vạn pháp. ( tất cả đều do cái Tôi )
Tóm lại đạo Phật chủ trương Ba Không tức: không cúng, không lạy và không cầu, điều nầy xác nhận rằng đạo Phật không tin có Thần, Thánh hay Đấng tối cao nào cứu rỗi được loài người nói cho rõ hơn đạo Phật gốc chủ trương phá mê khai ngộ, phá tà hiển chánh, bởi vì tất cả các pháp đều thanh tịnh và bình đẳng, do nhân như vậy duyên như vậy nên nó có ra như vậy mà không cần tên gọi, thế gian ai muốn gọi hoặc đặt tên gì thì tuỳ theo địa phương hay của quốc gia đó mà có tên gọi để phân biệt giữa cái nầy khác với cái kia...một là tất cả mà tất cả cũng là một nên không có ai giúp gì được cho ai... hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi...
Đa số hiện nay thế gian đều nương tựa vào tôn giáo để làm niềm tin an ủi cho cuộc sống, tôn giáo nào cũng dạy ăn hiền ở lành, có quốc gia là có tôn giáo thậm chí còn gọi là quốc giáo nhưng việc xâm lăng giữa các quốc gia với nhau, tôn giáo chống đối tôn giáo đưa đến những cuộc chiến đầy lịch sử...thế thì suy ra Thần nào cũng muốn dành quyền thống trị toàn thể nhân loại. Thần Thánh là vô hình, chúng ta không thể dựa vào cái vô hình để khỏi té hay được cứu rỗi, xưa nay chưa có một ai cầu xin gì mà được đó và cũng chưa có ai bị đột qụy hay đột tử mà có Thần linh nào dang tay ra đỡ hay cứu giúp mà chỉ thấy đến để...rước đi.Vậy thì phải sống như thế nào ?
- Đức Phật dạy : Niềm tin !!!
- Không có một niềm tin mãnh liệt nào bằng niềm tin được kiểm chứng nơi chính bản thân mình qua việc thực hành. " Có Thực mới vực được Đạo." Có thực hành đúng thì mới đi đến điểm của Đạo. Khi đối diện trước một hiện tượng bất chánh, biết đó là việc làm phạm giới thì mình phải hành xử như thế nào ?- Niềm tự tin, hãy dõng dạc đọc câu Thần-chú lớn tiếng dù có người chung quanh hay không :
-Ta là Phật đã thành hay Ta là Chúa đã sống lại...thì liền các ác nghiệp sẽ bị tiêu trừ.
Hãy thử một lần xem sao các huynh đệ nhé. ! Good Luck.
Nammô Bổnsư Thíchcamâuni Phật.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment