Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Monday, April 6, 2015

HÀNH THIỀN - HÀNH HƯƠNG - HÀNH TRÌNH GIẢI THOÁT.


Tiếng Hán dùng từ : HÀNH, TRỤ, TỌA, NGỌA. có nghĩa là : ĐI, ĐỨNG, NGỒI, NẰM. Hai chữ HÀNH THIỀN trong đạo Phật không mang ý nghĩa là " Thiền trong lúc Đi ". Hành ở đây có nghĩa là " thực hành " < practise >  là sự tập luyện làm chuyễn đổi tâm tính của mình trở nên tốt hơn, hoàn hảo hơn. Thiền có nghĩa là sự tỉnh lặng, suy tư, quán xét về lời Phật dạy. Người tu Thiền luôn luôn và lúc nào cũng quán chiếu thực hành 37 phẩm trợ đạo, trong đó 8 điều chánh luôn cần phải thực hành < chánh: kiến, tư duy, ngữ, nghiệp, mạng, tinh tấn, niệm và định > và trì hạnh Lục-độ < Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ > người đó sẽ tự buông bỏ khi đối với cảnh vật,mọi đam mê không còn nắm bắt thì phiền não, tham sân si khổ đau không còn tái diển trở lại trong mọi hoàn cảnh, nên gọi là giải thoát.
Hành thiền là bắt nguồn từ sự im lặng, chỉ có giây phút im lặng mình mới phát họa ra điều gì đúng với ý nghĩa của nó, rồi dùng tâm trí ép buộc chúng phải thay đổi vì biết đó là sự cám dỗ bởi bản ngã trải qua từ qúa khứ. Qúa khứ là những điều tích lũy trong ký ức trải qua thời gian dài nên đây là lúc phải chấm dứt để trở về sống với hiện tại là sống trong chánh niệm và chánh giác. Đó là lời đáp ứng do trí tuệ phát sanh.
Hành Hương không có nghĩa là đi tham quan nhiều chùa, người hiểu được ý nghĩa của hai chữ Hành Hương thì người đó có khả năng tạo ra thiên đường trên mặt đất cho chính mình, còn bằng không chỉ là việc đi chiêm ngưỡng, lễ bái, cầu nguyện để kiếm phước, việc làm nầy vô ích vì Phật tánh đã biến mất, trong tâm họ chỉ còn lại sắc trần là những cái đồ xộ, to lớn và đẹp mắt...kích thước, con số, mầu sắc có thể thay đổi họ được nhưng tư tưởng liễu ngộ thì không thể nào. Vô phương.
" Đi đi ở nhà làm gì ? đi đến chùa nầy, thăm viếng tượng kia, đi cho được thảnh thơi an lạc, đi cho tâm trí nhẹ nhàng trống rỗng..."
Tại sao tâm trí muốn trống rỗng lại cần phải Hành Hương đến nhiều chùa?
Tâm trí trống rỗng là trạng thái nhẹ nhàng, thảnh thơi, an lạc nhất của mình do mình tạo ra bởi Hành Thiền ngay nơi mình đang có mặt mà không cần phải du hành chi cho xa. Đường dài thì mệt mõi, khi mõi mệt thì tâm trí không bao giờ trống rỗng, nên tư duy điều nầy. Hành Hương như thế là lúc Ma Dục đang ám ảnh trong tâm trí mình. Ma Dục có thể điều khiển mình qua lời nói, hình ảnh để mưu cầu lợi nhuận, một khi tâm trí đã trống rỗng thì chẵng có con Ma nào đến rĩ tai mình vì biết chẵng có "Ai" ở đó, nhưng nếu mình khởi sắc thích thú thì đó là cơ hội Ma Dục đến thâu tiền lãnh trách nhiệm đưa mình đi hành xác.
Hành Hương trong đạo Phật là trở về, hành thiền là sự quan sát rất tỉnh táo và có ý thức, khi đứng trước một hiện tượng tự mình phải biết nên làm điều gì, khi nó đến biết đó chỉ là sự tình cờ chẵng có ai đưa nó đến, chẵng có câu hỏi và người trả lời thì nó phải tự ra đi theo cách riêng của nó nên chẵng có dấu vết nào để lại trên chúng ta. Hành Hương là sự sáng tạo nhận ra chân lý, mọi cảnh vật trong cuộc sống đều hoàn mỹ tươi thắm và tốt đẹp hơn với lòng từ bi bao la đầy cảm xúc. Ngày mình trở về với chính mình là bầu trời rỗng không, không có bất cứ một vật gì hiện hữu ở nơi đó, đó là quê hương của mình, mình được an lạc, mình trở thành một nhà thơ với cuộc sống đầy tính chất thi ca. Âm nhạc, lời thơ, điệu vũ là nhịp đập của trái tim, nó trở thành trạng thái của sự yêu thương nhưng nó không thể yêu vì tình yêu đã tràn đầy không còn chổ dung chứa được nửa. Hành Hương là thi ca và âm nhạc diển tả lại cuộc hành trình trở về sau thời gian dài lưu lạc.
Người tu Thiền là: HÀNH TRÌNH GIẢI THOÁT.
Giác ngộ giải thoát chẵng qua chỉ là lúc mình nhận ra chân lý, nó không phải là cái gì lớn lao được sùng bái hay trở thành nhân vật nổi tiếng " ông ấy là Phật sống " mà hãy sống bình thường như mình đang là, sống với sự thật, thấy biết tất cả đều chân thật, chỉ sống trong chân thật mới thấy tất cả chúng sanh đều có phật tánh thì mình mới trở nên hoàn hảo và đó là lúc gọi là giải thoát, giải thoát ra khỏi sự phân biệt của cái tâm nay vầy mai khác.
Niết Bàn không phải là nơi chốn ở một cõi riêng hay quê hương của mình để đi tìm, nếu có chổ tới thì nó trở thành mục đích mà mục đích chính là vọng tưởng là ảo giác nên Hành Trình Giải Thoát có đi nhưng không bao giờ đến.
Phật dạy Niết Bàn là liễu nhân do mình tự tạo ra, nó là sản phẩm của riêng mình, nó không được đi theo lối mòn của đức Phật vì đi theo tức là sự lập lại cái khám phá ra của người trước, mình sẽ không có khả năng tạo ra điều gì mới nên trí tuệ sẽ không phát triển, mà không phát triển thì không có khả năng giác ngộ. Do vậy mà ngài đã căn dặn: " hãy tự mình đốt đuốc lên mà đi ". có nghĩa rằng ngài đã hướng dẩn chỉ cho chúng ta biết cách sử dụng La-bàn và xem bản đồ, rồi tùy phương tiện hoàn cảnh mỗi người mỗi nơi mà tự khởi hành < khởi hành tức Văn-Tư - Tu >, không cần phải sang Ấn-độ xin làm thái tử, học tiếng Ấn rồi vào rừng sống khổ hạnh 7 năm...vô bổ.
Niết Bàn chính là sự tự do, tất cả mọi thứ, cảnh vật bên trong và ngoài mình đều phải được tự do, nơi đó không có cái Ta của bản ngã bởi vì tất cả đều là Phật. Niết Bàn sẽ hiện hữu khi mọi giấc mơ đều biến mất.
Vậy người giác ngộ ngủ còn nằm mơ không ?
Mơ tưởng là Ma Dục là sự ham muốn mong cầu qúa nhiều khi mình thức nên mọi suy nghĩ đã ghi sâu vào ký ức, đến  khi ngủ nó tràn ra vì thế gọi là nằm mơ. Giấc mơ là của bản ngã, vọng tưởng là vô ý thức.
Người giác ngộ họ vẫn cứ nằm mơ và mọi giấc ngủ đều là mơ nhưng trong mơ tất cả đều trống rỗng do bởi mọi hiện tượng trong ký ức không còn nên giấc mơ hoàn toàn đều là chân giáo của Từ Bi Hỹ Xã.
Niết Bàn là đại dương, chúng ta là một phần của đại dương nơi đó không có hình thức và nghi lễ, cũng như không có giới luật nào để tạo ra sự giác ngộ, việc chay lạc không phải là nuôi dưỡng lòng Từ-bi để được giác ngộ, đức Phật đã chống đối việc ăn chay do Đềbà ĐạtĐa đưa ra do lòng ganh tỵ, bởi vì việc bắt buộc ăn chay nó sẽ trở thành kỷ luật, không ăn là phạm giới nên nghĩa Từ bi không còn gía trị, nó không còn là bổn hạnh của mình nửa mà trở thành sự phân biệt, do có sự phân biệt nên trở thành bạo lực vì lẽ đó mà Đềbà ĐạtĐa đã nhiều lần âm mưu hảm hại đức Phật. Thế thì việc ăn chay như thế có từ-bi không ?
Từ bi là bản thể, từ bi không được phép tạo ra bằng vũ lực, từ bi không thể được nuôi dưỡng. Chúng ta đang sống trong đại dương bao la đầy từ bi, uống nước của đại dương lại bảo rằng nhờ uống nước nên đại dương mới được nuôi dưỡng và có lòng từ bi ?
Biển cả mênh mông là sự tồn tại ai cũng có quyền thừa hưởng và tự do bơi lội trong đó, nếu chúng ta không bằng lòng, không chấp nhận đại dương là cứu cánh Niết Bàn hay Cực Lạc, rồi rủ nhau đi tìm cõi riêng ở Đông, Tây nào đó thì chẵng khác nào giống như những chú cá đang mắc lưới nằm dài trên bải cát...
Trong sách thiền tông có ghi chép rằng:
" khi chưa tu thấy núi sông là núi sông,
  trong 30 năm tu tập, thấy núi sông không phải là núi sông,
  rồi sau 30 năm, thấy núi sông là núi sông..."
Chúng ta đang sống trong thế giới đầy cạm bẩy và cám dỗ, tiền bạc là mạng sống của con người là thứ tạo ra mọi tiện nghi. Tiền có thể mua được mọi thứ ngay cả mua một vị tiên hay vị thánh, nên đối với người chưa tu, Tiền là thật là cái có thể tạo ra mọi thứ, người có nhiều Tiền kẻ đó được gọi là Thượng đế đó là cái thấy bằng nhục nhãn của thế gian, nhưng tiền không thể mua được : tự do, từ bi và trí tuệ, Tiền cũng không thể tạo ra thế lực để có sự giác ngộ. Nên mọi cảnh vật đều là thật đều sẽ là cái CỦA mình...núi sông là núi sông.
Tiền nghĩa là sự luân hồi liên tục nó chẵng bao giờ ở mãi trong tay của ai cả vì thế người càng nhiều tiền thì sự luân hồi càng cao do cái gì cũng muốn có...đó là việc tạo tác. Lúc đang đếm tiền thì chẵng có ai đến chùa hay đền thờ để cầu an hay van xin hoặc lễ bái, rồi khi vô thường đến là lúc sa cơ thất thế, lúc trước nhà cửa xe cộ là của mình bây giờ không thuộc về mình chúng luân hồi sang cái tên của ai đó khác, có đó rồi mất đó...thấy mọi thứ đều như mộng ảo, tựa như nắm trăng đáy nước, tất cả mọi thứ đều trở thành giả tạm. Người đó nhận ra chân lý vô thường là thường, chẵng có ai ở đó ban phước lành cho mình hay lấy đi phần của mình mà chỉ vì đồng tiền là sự luân hồi trong cuộc sống vậy thôi.
Người đó thấy các pháp đều như huyễn, mọi vật thể đều là pháp hữu vi, nên những gì có sanh thì ắt phải có diệt, phải theo tiến trình chân lý : Thành, Trụ, Hoại, Diệt của nó.
Giải thoát là hành trình dài tìm lại phật tâm của chính mình, người muốn được tự do an lạc thì phải gạt bỏ mọi ước muốn bằng không thì chỉ là sự lập lại hay đi trên tuyến đường của người khác. An lạc là lối đi tự do, sống tự do nơi đó không có tên đường, chỉ là một đại lộ thênh thang vô hạn...nhận ra bản thể mình là thật, tánh Phật, tất cả vạn thể của vũ trụ đều là thật. Thật có sanh do duyên, thật có diệt do duyên diệt...đó là cái thấy chân thật, cái thấy Như-thị.

Tuệquang


No comments:

Post a Comment