XUẤT THẾ TỤC GIA. < ra nhà phiền não >
Thông
thường theo pháp thế gian gọi " xuất gia " là chỉ cho người rời
bỏ gia đình, xa lìa căn nhà thế tục đầy phiền não của mình
vào chùa xuống tóc qui y, thọ giới mặc áo tu sĩ, không còn
thân tướng giống như ngoài đời nữa. Thầy đặt cho một pháp danh,
từ nay cửa nhà trở thành cửa phật là nơi mình vừa luân hồi sang một kiếp khác, sống lại với một con người mới con người của Phật gia. Người Nam
gọi là Tăng, Nữ gọi là Ni. Nam dưới 20 tuổi gọi chung là Tiểu Sa-di, Nữ gọi là Tiểu Sa-di ni. Đúng 20 tuổi thì lên bậc Tỳ-kheo.
Trong thế gian dựa theo giáo lý của nhà Phật, hai từ " xuất gia " cho ra 4 hiện tượng :
1-
Thân và Tâm chưa xuất gia : đó là chỉ cho hạng phàm phu, đuổi
bắt vật chất, quan tâm về tiền bạc, đấu tranh cho uy quyền và
địa vị, sống với cái Ta của mình và đua đòi theo cái bản ngã
của người khác, xem đó là những thứ cứu cánh được tạo ra
bởi tài năng của riêng mình.
2-
Thân xuất, Tâm chưa xuất : nói cho hàng Tăng Ni. Nhà văn Nguyễn
công Hoan viết: "chuyện tình Lan và Điệp". Lan bị tình phụ
nên cắt tóc vào chùa đi tu. Thế gian gọi Lan là người " xuất
gia ", có thể nói như thế...nhưng theo chuyện tình: Lan hận vì
bị người tình phụ bạc mà không cần tỏ rõ nguyên do nên phải vào
chùa để tránh né...thế gian gọi là " đi tu ", đạo phật gọi người như thế là
" đi trốn khổ ". Trong chữ Tu không mang ý nghĩa Hận người, hận
đời hay hận bất kỳ điều gì đó mà phải một lòng thiết tha phát tâm cầu đạo nguyện buông bỏ Tham, Sân, Si, tinh tấn chuyễn hóa Thân
Khẩu Ý của mình không còn lổi để được giải thoát.
3-
Tâm xuất, Thân không xuất : là chỉ cho hàng thiện hữu tri thức
tại gia đang gieo trồng chũng tử Phật, là người có được Chánh
Kiến do nhờ đọc và nghe lời giảng trực tiếp từ các bậc chân tu, không tin vào
thần thánh, bói toán, cầu an cầu siêu, không cúng vong rước linh
và cũng không qùy lạy để van xin ai...người đó có đạo đức và
sống đúng theo chân lý.
4-
Tâm,Thân đều xuất : chỉ cho hàng Tăng Ni. Là người nguyện phát
tâm bồ-đề, chân chánh tu hành, cầu đạo giải thoát, là những
bậc một lòng đi theo chánh pháp phá tà hiển chánh đem lợi lạc
đến với mọi người. Vẫn cứ ba y một bát hằng ngày đi khất
thực để nuôi thân huệ mạng. Phật ở đâu thì mình ở đó vì pháp
giới là nhất chân, không còn trụ dính vào chùa to phật lớn, vì còn dính vào danh sắc, còn thấy cái của tôi thì không thể gọi là bậc Bồ Tát.
Hai
chữ " xuất gia " trong đạo phật nghĩa là: ra khỏi Tam-Giới
< Dục giới - Sắc giới và Vô sắc giới > đó là cõi giới
vô minh đầy phiền não đang ngự trị trong lòng của mình. Người
nào buông bỏ được Tham Sân Si, Thân Khẩu Ý được thanh tịnh thì
người đó được gọi là giải thoát. Xuất gia là cái Hạnh nguyện
của bậc tu sĩ. Nguyện rằng tu là phải thành Phật ngay trong
kiếp nầy, không có việc lao động bây giờ, đợi kiếp sau mới lãnh
lương.
Qua
bức minh họa này nhằm nói lên hai hiện tượng của Tăng Ni : " thân
xuất mà tâm không xuất " và " thân tâm đều xuất ".
" THÂN XUẤT MÀ TÂM KHÔNG XUẤT ":
Căn
nhà của thế tục gồm có 4 vách tường, nóc và cửa. Chùa
chiền hay Thánh điện cũng thế nhưng trang nghiêm hơn vì được
có thêm một chánh điện là nơi dành cho tăng ni xuất gia công phu tu tập. Nhà
thế tục thì chứa đầy đủ tiện nghi về vật chất thuộc hữu vi
pháp nên gọi đó là Sắc giới. Quan thầy, danh vọng địa vị
thuộc pháp vô vi nên gọi là Dục giới. Tin và thờ thần thờ thánh,
bà chúa, ông quan, dinh cô dinh cậu...mọi niềm tin đều thuộc
pháp vô vi nên gọi là Vô sắc giới, tin có đấng bề trên. Tam giới
chính là căn nhà phiền não nắng không ưa mưa không chịu là
trạng thái vô ý thức không thấu hiểu được việc mình đang làm, tin theo cái phong tục: xưa bày nay bắt chước, như thế không thể tự chuyễn hoá và thay đổi thân tâm mình. Hành động đi hướng nầy suy nghĩ
đi hướng khác do vậy cuộc sống không được hài hòa nên trở
thành một thảm kịch đó là cái KHỔ chung. Hận kẻ bạt tình,
giận người trở như bàn tay, nhàm chán cảnh thế gian, con hư phá
tán, tài sản bị sung công, trốn nợ... vì cuộc đời không như ý nên vào
chùa qui y mượn cửa phật làm nơi ẩn náo, tạo ra nhiều hình thức nghi lễ, buôn bán, biến nhà chùa trở thành nơi kinh doanh, thế gian dùng từ : " mượn đạo tạo sự nghiệp " là chỉ
cho hiện tượng thời mạt pháp này. Do thân xuất mà tâm không xuất nên
tạo ra nhiều hình thức mê lầm trái đạo lý...Rời căn nhà phiền
não để gọi là xuất gia nhưng thật ra mọi vật chất bên trong
chùa hay đền thờ còn qúy và giá trị hơn căn nhà thế tục gắp bội phần. Tài
thí vật thí mỗi ngày càng nguy nga và hoành tráng thì làm sao có thể cầu qủa vô thượng Bồ-đề được ?. Khung cửa là giả tạm là chỉ cho sự giới
hạn giửa bên ngoài và bên trong, tích lũy là bên trong nên tay
xách nách mang, còn mang còn vác là còn đang dính vào cái
CỦA, còn tranh giành hơn thua là còn ồn ào sóng động do ba
nghiệp Thân Khẩu Ý tác động vào nhau tạo thành bản ngã. Bên ngoài là rỗng không, là sự im lặng
hoàn toàn, nếu chúng ta đứng nhìn bầu trời qua cửa sổ thì
bầu trời chỉ võn vẹn lớn bằng cái khung, cho nên cửa sổ chính
là tâm trí hạn hẹp của mình bị giới hạn do bởi ngũ dục lạc
nên Niết Bàn trở thành bức tranh bị đóng khung dùng để tôn
thờ. Cái khung là bản ngã, cái khung trở thành vật có giá
trị hơn bức tranh đặt vào đó. Trạng thái giác ngộ là sự tự do,
người không bị ràng buộc bởi 4 bức tường là người được ung
dung tự tại. Hằng ngày chúng ta tự đặt cho mình một cái khung
thật đẹp thật mỹ miều, tích lũy đồ vật thật đáng giá rồi tưởng đó là Niết
Bàn nên chỉ biết đứng ngấm nhìn thấy hình tướng mình trong đó
mà không thể bước qua để thấy cái vẽ đẹp thiên nhiên hoàn mỹ
ở bên ngoài. Cho dù mình ở trong chùa hay đền thờ đồ sộ nguy
nga, mỗi ngày chúng ta có thể ngủ một hoặc hai lần, thay đổi
cách nằm thật nhiều lần, dù thế nhưng thật sự mình vẫn chưa
gọi là tỉnh thức ngay cả lúc mình đang mở mắt, cho nên " Thân xuất mà tâm không xuất " có nghĩa là Thân sống nhưng Tâm đã chết.
Tuệ có nghĩa là Biết. Biết là bổn hạnh là ánh sáng của nội tâm.
Phật
dạy : " khi đèn trong nhà còn sáng thì kẻ trộm không thể vào,
còn người đi lại thì căn nhà chưa rơi vào giấc ngủ."
Tâm
chưa xuất chẳng khác nào như nhà không có đèn, bên trong chỉ
là sự quờ quạng giả vờ đạo đức được tạo ra bởi bản ngã, kẻ
trộm là tam độc tham sân si trà trộn vào kết nghĩa đệ huynh
mà nào có hay. Khi kẻ trộm tức bóng tối vô minh phiền não đến
gõ cửa, mình chỉ im lặng rồi bật đèn thì mọi thứ đều tự
rút lui theo cách riêng của nó.
Biết:
chính là chìa khóa mở toan mọi cánh cửa để đưa ánh sáng
vào. Bóng tối là chỉ cho sự vô minh, không một ai có đủ quyền
lực để đẩy bóng tối ra khỏi căn phòng mà hãy mang ánh sáng
vào hay thắp ngọn đèn lên. Bóng tối chẳng qua chỉ là sự thiếu
ánh sáng, bóng tối là chỉ những thứ tà kiến sai lầm việc
làm không đúng theo đạo lý, là những hành động sai trái của
mình. Khi mình Biết mình sai...đó là lúc mình nhận ra chân lý.
Khi Biết mình bị thất bại...đó là kinh nghiệm đưa mình đến
thành tựu viên mãn.
Sống
trong bốn bức tường < thân > mọi âm thanh phát ra < khẩu
> đều bị dội lại bởi những bất đồng không như ý, nên thấy
mọi sự việc là sai thì làm sao có thể im lặng được < ý
>. Vô trí là sự im lặng, là thiền là sự thức tỉnh ở bên
trong. Tâm trí là năng động lúc nào cũng di chuyễn lăng tăng như
gợn sóng, nó là một tập hợp lượm lặt nhiều hình ảnh dù tốt
hay xấu chất chứa vào quyển album < ký ức > nó cứ thu
vào mà không nở bỏ đi. Một khi im lặng thì khung cửa trở thành tấm
gương, ai đến thì nó thu vào, khi ra đi nó chẳng hề luyến
tiếc, rồi khi ai đó khác đến nó vẫn hân hoan đón nhận, biết
thế nhưng đừng nghĩ rằng tấm gương đã phụ bạc với mình. Khi
không một ai ở đó nó chỉ thâu vào cái KHÔNG , cái không của vũ
trụ, cái không trống rỗng không ràng buộc, không một vật...
Sự khác biệt giữa vị Tăng bên trong và bên ngoài cửa sổ, bên ngoài là: Thân Tâm đều xuất.
Những
việc làm bên trong là việc làm trong lúc ngủ " không ý thức"
nên Thân cần phải xuất để Tâm sửa đổi khẩu ý. Việc làm bên ngoài
mọi thứ đều " có ý thức " đều là chân lý còn gọi là Phật
tánh là người thoát ra khỏi căn nhà phiền não không còn bị đóng khung. Mọi hoạt động
cả hai đều giống nhau, đều tay xách nách mang nhưng người bên
trong là cũ < tâm chưa xuất >, người bên ngoài là mới <
tâm xuất >. Thế giới Tabà bên ngoài vẫn cũ, xưa nay vẫn vậy
nhưng bên trong nội tâm mình hoàn toàn mới vì khi Biết được " thân khẩu
ý thanh tịnh...thì... thị danh Phật xuất thế "./.
Nammô Bổnsư Thíchcamâuni Phật
Tuệquang
No comments:
Post a Comment