Đầu - Tim - Tay = điều kiện đủ để nhận ra chân lý giác ngộ giải thoát.
Thân
thể " người ta" chia ra làm 3 phần : Đầu, Mình và Tay chân. "
Xác thủ thú " là danh từ trong kinh chỉ cho con người là loài
động vật cao cấp. Khổng-tử nói : con người chẵng qua chỉ là 12
con giáp biết mặc áo quần.
Người
không có ĐẦU gọi là: " xác ", người có đầu mà HÀNH sự không
đúng theo loài động vật cao cấp thì thế gian gọi là: " vô lương
tâm ".
Xin lấy ĐẦU chỉ cho TRÍ
Lấy MÌNH chỉ cho TIM hoặc TÂM
Dùng TAY CHÂN chỉ cho hành động về việc làm.
TRÍ
: là sự hiểu biết vay mượn đến từ bên ngoài do : gia đình,
trường học, bạn bè, báo chí, phim ảnh, mạng lưới điện
toán...v.v.. hiểu biết càng nhiều thì gọi là " Trí-thức"
hoặc " Người có đầu óc ". TRÍ chính là cái Bản ngã là những
con số luôn tính toán, dán nhãn vào mọi thứ để theo dõi biết
đó là cái gì, tạo ra môi trường huấn luyện để không ai gạt
được mình nhưng lại tìm đủ mọi cách để lừa gạt kẻ khác. Đầu
óc là tính toán là tinh ranh, lo việc của ta, không quan tâm
việc của người, mọi việc làm của mình lúc nào cũng cho là
đúng mà không biết nó sẽ sai ở ngày mai. Người sống bằng Đầu
là người luôn lo sợ về bản thân nên cần tạo ra bốn bức tường
rồi làm rào an ninh để bảo vệ cho mình, lo cho dạ dầy hơn là
lo cho tâm trí được yên ổn... hằng ngày cố gắng thu nhập mọi
thứ đã biết vào nhưng cái Đầu không thể nghe, nó là độc đoán
không thể tạo ra âm thanh hay bài hát, chỉ có trái TIM mới làm
được điều nầy. Tất cả những lời thơ, nốt nhạc đều phát ra từ
trái TIM.
Cái
Đầu hoặc Trí nó là Bản ngã, trong đó chỉ có bóng với hình
và những con số, chúng không phải là thực tại. Đạo Phật gọi
đó là vọng tưởng.
TUỆ
: là chân tâm là ánh sáng là bổn giác tự có sẵn là sự nhận
biết của chính mình. TUỆ là trái TIM là tình yêu thương luôn
đón chào mọi khả năng về tương lai sắp tới. Trái TIM tạo ra
hạnh phúc cho mình là cái an lạc ở bên trong , hạnh phúc bên
ngoài là niềm vui trọn vẹn đến từ mọi lãnh vực.Trái TIM không
có phân biệt vì nó là TUỆ là ánh sáng của từ bi.
Đôi
tay và đôi chân là hai cực trái phải đối lập nhau, một con chim
không thể bay được nếu cả hai cánh đều tạo ra cùng một phiá,
nên pháp hành đúng sai của thế gian chính là sự đối đãi cần
phải có Tuệ giác là chân lý để cân bằng. Cân bằng được là tự
do, người được tự do giống như chim bay trên trời cao mà không
để lại dấu vết.
Người
sống bằng TRÍ là người tiêu cực sợ hãi trước thượng đế và
thần linh, luôn nghĩ về qúa khứ bằng lòng với việc hối lộ để
cầu xin. Người sống bằng trái TIM là người tích cực, không sợ
hãi trước hiểm nguy là người sống với bản thể của tâm từ
với lòng yêu thương vô hạn. Người luôn tích cực thì thích mạo
hiểm có thể bị lạc đường nhưng đó là kinh nghiệm để dẩn tới
thành công, nhận ra chân lý.
Cuộc
sống không phải là ao tù hay tự giam mình trong bốn bức tường :
Cờ, Rượu, Hút và Ái dục...mà nó là dòng nước chảy thay đổi
liên tục, tất cả mọi thứ không thể cùng trên một khoảnh khắc
kế tiếp cho nên có thể đúng ở điểm này và sai ở điểm khác.
Đầu và Tim tuy cách nhau không xa nhưng sự vận hành giống như hai
thái cực. Người có Trí mà không Tuệ có thể là người khù
khờ hoặc cuồng tín vì lúc nào cũng lo sợ cái CỦA mình rồi
sẽ mất đi, nhưng khi ra đi chẵng mang theo được gì, điều đó
chứng tỏ rằng tất cả mọi thứ đều không phải là CỦA mình. Sợ
hãi là bóng tối, người sợ hãi là người luôn sống trong bóng
tối, chỉ có sự sợ hãi mới tạo ra bóng tối là người có Trí
mà thiếu Tuệ.
Bàn
tay có thể tạo ra năng lực để chế ngự bóng tối chứ không tạo
ra bóng tối được. TIM là tình yêu, khi hạnh phúc thật sự xãy
ra là lúc mọi lo lắng sợ hãi đều không có tức vô minh không
còn, đạo phật gọi là an lạc thân tâm.
Đầu
óc là Trí là bản ngã có thể hướng dẩn mình hành động sai
nhưng trái Tim là bản thể < Tuệ > bao giờ cũng đúng nên
khi mọi hành động chợt nhớ về trái Tim tức cội nguồn được
đánh thức thì từ ngữ " vô lương tâm " sẽ không còn, nên nhớ
điều nầy.
Bàn
tay là pháp hành là Thiền là trung tâm điểm gặp nhau giữa ĐẦU
và TIM, hãy nới rộng bàn tay để mọi yêu thương và ánh sáng đi
vào thì cái củ là qúa khứ sẽ bị bỏ quên vì đó là những
lời hứa hẹn suông chưa hoàn thành, cái mới là khả năng để thay
đổi mình trở thành một người giác ngộ... nhận ra chính mình.
Ngày
nhận ra chính mình không phải là có được khuôn mặt mới, vẫn
là đấy nhưng đầy tươi sáng và tính chất hồn nhiên, người ra
khỏi bốn bức tường, ra khỏi sự bảo vệ và lớp vỏ an ninh của
bản ngã để đi vào thế giới tự do bao la vô hạn.
Trái
TIM trong bàn TAY là lòng Từ-bi được nắm giữ cùng với ánh
sáng Trí -Tuệ là điều kiện đưa con người đến giác ngộ giải
thoát.
Nammô bổnsư Thíchcamâuni Phật
Tuệquang
No comments:
Post a Comment