Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Tuesday, May 19, 2015

BẮT THANG LÊN HỎI ÔNG TRỜI...

THIÊN ĐÀNG - ĐỊA NGỤC - NGHIỆP  thời có không ?



Chúng ta làm gì khi đứng trước một cái thang, chân thang chạm xuống Địa-ngục, đầu thang đụng phải Thiên-đường. Lên hay xuống là do mình...cái đó là Tự-do.
Bắt thang lên hỏi ông Trời,
Thiên Đàng, Địa ngục, Nghiệp... thời có không ?
Khi một câu hỏi bí ẩn được nêu ra, câu trả lời giản dị của dân gian là : " bắt thang lên hỏi ông Trời ./. "
Ông Trời là ai ? ở đâu ?
Trước thời Võ Đế đời nhà Lương, người Trung Hoa dùng Bàlamôn giáo gọi là Đạo giáo tin có đấng Sáng Tạo và Lão giáo đạo tu làm người, lấy : Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu, trọng người quân tử. Họ dùng hai tông chỉ nầy làm tín ngưỡng để tôn thờ. Khi giáo lý nhà Phật truyền đến Trung Hoa do tổ Bồđề Đạtma thì người Trung Hoa nhập chung lại gọi là " Tam giáo đồng nguyên "  thuộc hệ phái Thần giáo với tên gọi mới là: Đại thừa Bắc tông. Lấy lý Nhân Qủa theo dân gian làm chuẫn để thuyết. Giáo lý phân chia ra làm ba cõi : trên cao gọi là Trời được cai quản bởi Ngọc Hoàng Thượng Đế. Dưới Trời gọi là Nhân Gian, con người và vạn vật do Thượng Đế tạo ra đều theo quy luật Nhân Qủa, ai làm người ấy chịu. Dưới Nhân Gian là Địa Ngục trong lòng đất sâu do Diêm Vương ngự trị để xử phạt loài người. Ba cõi nầy trong nhà Phật gọi là: " tam giới ". Cõi Trời gọi là: Vô sắc giới, Cõi Nhân Gian gọi là Ta-bà Sắc giới  Và cõi Địa Ngục là chỉ cho Dục giới.
Nhìn về mặt tín ngưỡng tâm linh, theo dân gian ông Trời là đấng Sáng Tạo có đủ tài năng và toàn quyền để quyết định mọi sự việc, ông ấy tạo ra con người và vạn vật và đã phán xét ngay nơi lời nói đầu tiên, điều nầy nói lên rằng QỦA đã được tạo ra ngay từ lúc mới sanh, thế thì mọi thứ trong tương lai đều được định sẵn, số phận là do Trời định nên nó được ví đời người như quyễn tiểu thuyết có nhập đề và kết luận. Vậy thì việc nói về tương lai đã trở thành vô nghĩa, con người sẽ vận hành như máy móc mà máy móc thì sẽ hư hỏng bất kỳ lúc nào. Cuộc sống là bí ẩn. Theo lời đức Phật dạy : đời người  phải được hạnh phúc và tự do nơi chính mình, cuộc sống sẽ không tồn tại nếu không có tự do, nếu cuộc sống đã được ông Trời an bài thì lòng TỪ-BI cao thượng của mình không có, khả năng việc TRỞ THÀNH  không còn, con người vĩnh viễn như người máy < Robot >.
Khi người máy < Robot > không hoạt động tức có sự cố về kỷ thuật nó cho ra nhiều biến chứng như : gẫy tay, què chân, không di chuyễn được, đầu thân bị cháy đen hay ngả vở ra từng mãnh...v.v..đó không phải là do NGHIỆP đã tạo ra từ kiếp trước mà là lỗi của nhà sản xuất, lỗi của ông Trời. Ông Trời sáng tạo ra con người < Robot > và bắt phải làm theo mệnh lệnh, nếu chúng ta đi sai đường, làm không đạt yêu cầu, mọi hành động đều sai trái thì đó là lỗi của ngài chứ không phải tại con người tạo ra những lỗi lầm đó. Cho nên suy gẫm theo Nhân Qủa thì trong Nhân đã có Qủa...Thần giáo dùng sự hư hỏng nầy gọi là hành động tạo tác rồi cho đó là NGHIỆP, NGHIỆP nầy sẽ đi tái sanh ở kiếp sau...thay đổi thành một con người mới ?.
Trong kinh theo lời đức Phật dạy: tất cả vạn pháp có mặt đều do duyên sanh, rồi cũng tùy theo duyên mà diệt. Không có bất kỳ một vật gì hiện hữu được tạo ra từ cái KHÔNG CÓ GÌ mà NGHIỆP thuộc pháp vô vi, là linh hồn tồn tại đi tái sanh từ kiếp nầy sang kiếp khác. Nếu ông Trời tạo ra con người " đầu tiên " bằng NGHIỆP thì NGHIỆP này phải là vật thể < cát bụi > thuộc loài hữu hình chứ không phải vô hình. Nếu cho rằng con người có mặt do NGHIỆP thì NGHIỆP phải có trước.  Nếu NGHIỆP không có ngay nơi lúc ban đầu thì ông Trời vĩnh viễn là KHÔNG có, bởi vì, ông Trời vã chăng nếu có thì cũng là do NGHIỆP tạo ra dù là NGHIỆP tốt hay ưu hạng. Đúng hong ?  Tin vào thần thánh là tin vào NGHIỆP,  tin có ông Trời thưởng phạt là tin có NGHIỆP.  Khi đứng trước một bối cảnh, thấy người tàn tật, lở loét cho đó là NGHIỆP từ kiếp trước ? sao thế ?, một người bị tử hình cho đó là NGHIỆP do họ tạo ra ? vậy sao ?, nhà ái quốc Nguyễn thái Học đưa lên máy chém là do NGHIỆP của ông ấy ? thật không đây ? những vị anh hùng vì quốc vong thân hy sinh để giữ gìn đất nước đều do NGHIỆP của họ ? thế à ?  36 vị tu sĩ tử vong trên chuyến xe hành hương rơi xuống vực sâu đều do NGHIỆP của họ cả ? thật chứ ?  có người bị kết án 20 năm tù rồi 10 năm sau vỡ lẽ ra người ấy vô tôị...NGHIỆP gì ? hằng trăm ngàn người bị chôn vùi, đền thờ, chùa chiền sau trận thiên tai đó là do NGHIỆP của họ cả sao ? thiện tai, thiện tai...giáo lý Thần giáo quan niệm rằng Biệt-nghiệp là Nghiệp riêng, Cộng-nghiệp là Nghiệp chung, Nghiệp tập thể. Cho dù đứng trước một thảm cảnh nào, khi ý niệm khởi lên đó là do NGHIỆP tạo ra thì ý nghĩa chữ NGHIỆP trở thành lời " nguyền rũa ", lòng từ bi của bản thể không còn, tình yêu thương đồng loại đã biến mất, trong lòng còn lại võn vẹn chỉ hai chữ : " đáng đời ? " . Xưa nay hằng triệu triệu người tự tử vì oan ức hoặc trung thần bị giết oan, 1 người làm tội, 9 đời bị chết oan, ngay cả những đứa trẻ vừa sơ sinh chưa biết gì, thoát chết nhờ thay thế vào sinh mạng của trẻ khác...đó là do NGHIỆP gì từ kiếp trước ?
Tổ tiên ông bà gia phả mình chỉ biết và chứng minh được trong khoảng thời gian ngắn vì cái bắt đầu chưa ai tìm ra được manh mối, ngay cả CÁI CHẾT từ khi bắt đầu còn không có thì chữ NGHIỆP từ đâu ra...?  phải chăng chữ NGHIỆP được lập quốc từ khi đạo Phật du nhập vào Trung Hoa lấy danh nghĩa " Tam giáo đồng nguyên " gọi là Đại thừa Bắc tông ? 
Phật dạy : khi đủ duyên có mặt gọi là hợp, khi hết duyên tan rã gọi là tán. Mỗi thứ đều trở về theo cách riêng của nó... " cát bụi trở về với cát bụi ". Khi một bức tượng ngả vỡ tan từng mãnh thì hình bóng bức tượng không thể tồn tại vĩnh viễn được. Cho nên như đã trình bày, dựa theo quan điểm giáo lý của đạo Phật và Thần giáo thì: cả 2 khi con người sanh ra một bên là người máy, khi chết còn lại cái hồn theo nghiệp vĩnh viễn để đi tái sanh < Thần giáo >, một bên là do duyên hợp bởi Tứ Đại < Đất, Nước, Gió, Lửa.>, khi chết mọi vật thể đều hòa tan để trở về bản thể lúc ban đầu, không có linh hồn hay nghiệp nào còn lại để tái sanh < nhà Phật >.  Đời sống con người hiểu theo giáo lý nhà Phật là phải có lòng từ bi, lòng yêu thương người đã tự có sẵn vì " những giọt máu cùng đỏ " và tự tánh của mình là KHÔNG nên Vô Phân Biệt vì " những giọt nước mắt cùng mặn ", tự mình quyết định số phận của mình, mình không phải là " con múa rối "  < Puppet > để người khác điều khiển hay làm " người nộm " < Dummy > đứng đuổi chim. Con người phải có Từ bi và Trí tuệ, con người phải tự mình khám phá tìm về bản thể của chính mình là ông Chủ, việc muốn thành Phật, thành Thần, thành Ma...đều do mình. Khi tứ đại tan rã tức là chết, thân xác đã trở thành quá khứ mà quá khứ mang tính chất tuyệt đối tức không thể thay đổi được thì cái gì còn lại ở tương lai để đợi 49 ngày lập thủ tục đi tái sanh ?
Nếu chúng ta tin về các cõi rồi tìm đến những vị tu sĩ hỏi về Thiên-đường thì lập tức một bản vẽ được tạo ra, cảnh giới được phóng họa vẽ vời theo ý đẹp. Người quan tâm bao giờ cũng cảm kích, càng cảm kích càng thiệt thòi...Địa ngục ở đâu ? -" dưới lòng đất cõi của Diêm-Vương cai quản ", rồi những cực hình được chỉ ra nào: nhúng chảo dầu, ngồi trên đống lửa, cưa thân người ra làm hai, chặt đầu, cắt lưỡi ..v.v. toàn những hình ảnh kết án tội đồ đầy hung ác và bạo lực. 
Làm sao có thể tin sự diển tả về cảnh giới Thiên đường, Địa ngục từ người chưa một lần đến đó và biết về nó bao giờ?
Thiên đàng, Địa ngục có hay không ?
Thiên đàng là cõi Trời chỉ cho điều tốt lành, Địa ngục là xấu xa tội lỗi, đó là hai cửa cổng của một cái thang cố định đi lên hoặc đi xuống. Đời là Vô thường, muôn vật chuyễn biến thay đổi liên tục không ngừng đó là Thường, nên không có bất kỳ cái gì cố định kể cả Thiên đàng hay Địa ngục, cố định thuộc pháp hữu vi có thành trụ ắt có hoại diệt, mọi cố định là rỡm, đều do tưởng tượng, riêng chỉ có chân lý tuyệt đối là trường cữu.
Tin vào ông Trời, có cõi của ông ấy đang trú ngụ là thần tiên nên mọi người tìm đủ cách để đến Thiên đường. Phật dạy : tại sao không ai nghĩ tới việc tạo ra Thiên đường cho chính mình ?. Khi chúng ta đứng nhìn Trăng thấy nơi đó tỏa ra ánh sáng và vẽ đẹp huyền diệu vào những đêm Trăng tròn, nhiều huyền thoại và thơ ca được diển tả ra từ đấy... Khi phi thuyền Apollo lần đầu đáp xuống mặt trăng nơi đó chỉ là vùng đất chết không có sinh động, không có ông Trời, không có người cữi Rồng hoặc ngồi trên mây và ánh sáng nơi đó chỉ là sự khục xạ của ánh mặt trời qua một phần của trái đất, nơi đó không phải cảnh đẹp của ông Trời, không có Ngọc Hoàng Thượng Đế.  Nên việc bắt thang hay dùng phi thuyền lên tìm Thiên đường là chuyện phi lý. Phật dạy: Niết bàn hay Thiên đường nó là tại đây, nó thuộc thiên nhiên với cảnh đẹp và đầy ánh sáng, nó chẵng có ai cả, khi tâm an mọi băng khoăng lo lắng sợ hãi không còn thì Thiên đường ở ngay trên từng nất thang và mình chính là ông Trời. Trời nghĩa là sự tự do vô hạn.
Lo sợ là cái khổ, khổ là Địa ngục. Trước những cảnh thiên tai, ông Trời đứng nhìn bó tay nên việc cầu xin tế lễ là Địa ngục. Hèn nhát là người vô trách nhiệm chỉ biết cho mình không quan tâm đến người, hèn nhát là Địa ngục. Không tin vào khả năng của mình lập đàng cầu khấn trông chờ ban phước của ông Trời hay Thượng đế, người đó là tiêu cực, tiêu cực là Địa ngục. Không từ bi không trí tuệ là 12 con giáp đang mặc áo quần, chân mỗi lúc mỗi lún sâu xuống lòng đất, không có trí tuệ là Địa ngục..
Địa ngục chẵng qua chỉ là sự bất bình, bất như ý, người chạy lo nắm bắt những viên đá cụi bên ngoài mà quên đi cái kho báu sẳn có ở bên trong...
Qua bức minh họa nhìn theo chân giáo Phật gia, đầu trên của thang là chỉ cho an lạc và hạnh phúc, đầu dưới là chỉ cho sự bất hạnh khổ đau vì đường danh lợi đi qua bao giờ cũng có rào chắn bởi hơn thua, tranh giành do bản ngã. Đầu trên là ánh sáng với cả một rừng cây thiên nhiên, chim hót và tiếng suối reo, chúng không giúp gì cho mình về mặt kinh tế, uy quyền và danh vọng nhưng chúng mang đến cho mình sự tự do an lạc và hạnh phúc. Thiên nhiên không thể nào bất hạnh được bởi vì cây lúc nào cũng đi lên theo chiều của nất thang. Hạnh phúc và bất hạnh là hai chiều đối cực, mình là người đứng giữa để lựa chọn, lên hay xuống là do mình. Người có trí tuệ thì bao giờ cũng tìm cái hạnh phúc an lạc cho thân tâm. Người có hạnh phúc là được tự do, họ không cần đến tín ngưỡng tôn giáo < đạo Phật không phải là tôn giáo >, họ không cần đến chùa hay đền thờ vì mọi hành động và ý nghĩ của họ đều đã trở thành việc tôn thờ.
Phật dạy : hạnh phúc an lạc nó luôn luôn ở đây và bây giờ, muốn thoát khỏi sự bất hạnh là ra được cửa Địa ngục thì hãy buông bỏ mọi ham muốn vì ham muốn là rời xa hiện tại, nó đi vào tương lai mà cái chưa tới thì chẵng biết ở đâu cả. Nên mọi ham muốn là giấc mơ mà mơ thì không trở thành thật.
Khổ, bất hạnh là những gì ham muốn còn lại trong ký ức của mình, ký ức là Địa ngục là nơi giam giữ những vết thương chưa được xóa. Cái khổ bao giờ cũng đến từ quá khứ hay tương lai, nó không bao giờ ở tại đây và bây giờ. " Bây giờ " nghĩa là tại khoãnh khắc nầy dĩ vãng và việc mơ không còn. " Tại đây " nghĩa là bất hạnh và khổ đau là không thể có. Thế thì con đường trở thành đại lộ tự do vô hạn không rào chắn, cái gì đến rồi đi đều là mơ, cái gì đến mà không đi đó là " có sẵn ", hạnh phúc an lạc là thế đấy nó đã có sẵn, có sẳn chính là hiện tại..
Bất hạnh khổ đau là cánh cửa Địa ngục đóng kín tham sân si bởi bản ngã.
Hạnh phúc an lạc có là do bởi chất liệu " hiểu biết " tạo ra Thiên đường. Thiên đường trên mặt đất ./.

* Bài viết nầy dựa theo giáo lý với sự hiểu biết nông cạn, không cố ý xuyên tạc hay làm thối bồ đề tâm của người đọc, vì viết gì, nói gì cũng không bao giờ đúng. Nếu mình không biết trước tiền thật như thế nào thì tiền gỉa nó sẽ gạt mình suốt đời.
Nammô bổnsư Thíchcamâuni Phật.
Tuệquang



No comments:

Post a Comment