Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Thursday, October 8, 2015

Phật giáo và Đạo giáo.

Khi một viên đạn bắn ra, chỉ giết một mạng người.
Khi một lời pháp nói ra không đúng sự thật, không đúng chân lý thì nó giết hại "đàn na tín thí" từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.


Chào qúy đạo hữu,
Chúng ta hiện là những người phật tử đang sống trong thời kỳ mạt pháp là thời kỳ sống trong thế giới của ma vương, thế giới đầy tham, sân, si, khổ đau vô đạo đức, đầy tội ác và không tình người...các pháp môn tu học hiện nay đều bắt nguồn từ những thầy ma, trường ma, pháp ma để huấn luyện chúng ta trở thành con người lạc hậu, kém trí, vô minh suốt đời sống chỉ biết sùng bái tôn thờ làm nô lệ cho những tượng cốt vô tri, thần thánh hóa những tượng Phật đồng, Phật đá, Phật ngọc để chúng ta qùy lạy cúng dường. Tại sao đạo Phật gọi là đạo giác ngộ mà hằng bao nhiêu thế kỷ nay người đệ tử Phật vẫn sống trong mê lầm cúng bái như người tiền sử ?
 Trước khi cùng nhau tham khảo về đề tài nầy, chúng ta hãy tự hỏi :
Nếu chúng ta có cùng người cha là hiệu trưởng sáng lập một trường nổi tiếng, đào tạo miễn phí cho học viên nam nữ và đã có rất nhiều người tốt nghiệp ra trường với các ngành nghề khác nhau như Bác sĩ, Kỹ sư, giáo sư.v..v...rồi sau khi cha mình chết, những người thuộc trường phái khác vì nhu cầu lợi nhuận xuyên tạc, nói xấu, nói không đúng sự thật nhầm làm tổn hại đến uy danh của trường thì chúng ta phải làm sao ?
- Phải mạnh dạng lên tiếng chứng minh cho mọi người thấy biết hay là dựa vào số đông theo trường phái khác rồi bỏ đi bộ đồng phục của trường cha mình để gia nhập vào và rồi cứ thế ngày đêm kêu gọi tên các thánh thần chư thiên hiện thân minh chứng ?
 Như chúng ta đã biết : Thái tử Tất-đạt-Đa là người nhận thấy và hiểu rõ được chân lý nên không còn mê lầm sống theo tư tưởng của ngoại đạo thần giáo nữa, ngài đem sự hiểu biết đó truyền đạt đến mọi người hầu cho những ai có duyên nghe được hành được thì người đó giải thoát khỏi mê lầm lạc hậu của tà giáo đa thần đã thống trị con người từ khi trái đất nầy có mặt. Ngài đã đánh thức mọi người, phá bỏ được giai cấp tạo quyền bình đẳng cho xã hội thời bấy giờ nên mọi người gọi ngài là Phật.
Để chuẫn bị hành trình giáo hóa độ chúng sanh, ngài đã không ngần ngại lên tiếng với câu tuyên ngôn:
" Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn."
Dựa theo tiếng Hán xin dịch nghĩa rằng:
- Thiên thượng thiên hạ : trên trời dưới trời là ý chỉ cho bề mặt của qủa địa cầu, trong kinh gọi là : thế giới Ta-bà
- Duy : có nghĩa là : chỉ cho...dàng riêng cho... ( điều gì đó )
- Ngã : là Ta ( là vọng tưởng điên đảo theo quan điểm 4 tướng của thần giáo : Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng sanh tướng và Thọ gỉa tướng. Sau khi chết linh hồn còn lại là cái thường hằng bất hoại. Người lìa bỏ được 4 tướng nầy thì nhà phật gọi là bậc Bồ-tát, người đạt được trạng thái Vô-ngã là thành tựu đạo giác ngộ giải thoát.)
- Độc : một mình hay riêng biệt.
- Tôn : chánh âm là Tông ( Tông là tên vua đời nhà Trần xuất gia có đề thơ: Cư Trần Lạc Đạo, là tổ của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Do vì kiêng cử gọi tên vua nên các ngài dịch kinh sang tiếng Việt phải đổi lại thành Tôn. Tên của vua là Trần-nhân-Tông, cũng có sách viết là Trần-nhân-Tôn.) cho nên chữ Tôn ở câu tuyên ngôn nầy mang nghĩa của chữ Tông là: giáo phái hay trường phái thí dụ như : thiền tông, mật tông, tịnh độ tông, thiên thai tông, pháp hoa tông ..v.v...
Dựa theo lời giáo huấn của đức Phật, qua câu tuyên ngôn chúng ta phải hiểu ý của ngài muốn nói rằng : " Trong thế giới Ta-bà nầy, tu loại trừ bản Ngã là một trường phái duy nhất của đạo Phật " là muốn nói lên cho các giáo phái đa thần biết rằng tông chỉ của ngài là duy nhất khác hẵn với các đạo giáo chủ trương đa thần cho rằng " thọ gỉa tướng " là linh hồn tồn tại bất hoaị sau khi chết vì thế nên : thờ cúng, tế lễ, cầu nguyện, van xin, trục ma, yếm chú, trừ khử tà iu, độ linh hồn, rước vong linh, trị bệnh .v.v...
 Phật giáo ra đời lấy tâm huyết " phá mê khai ngộ " nên mục đích là đánh thức mọi người, do vậy mà ngài nói : " thấy người khác tu sai, thiếu đạo đức, việc làm không đúng chân lý mà không nói hay giải thích cho họ hiểu để sửa đổi thì người ấy có tánh bỏn xẻn, không phải là bậc Bồ-tát ".  Đức Phật ngài chỉ dạy 8 môn với 8 thứ cấp : lấy  " chánh kiến " làm nền tảng, người có đủ chánh kiến thì mới lên tầng kế tiếp là: " chánh tư duy " rồi : chánh ngữ (khẩu), chánh nghiệp (thân), chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm (ý)...
 " Chánh niệm " là môn thứ 7, là người luôn sống trong chánh pháp biết rõ và phân biệt được chánh tà, thiện ác, thân khẩu ý được trong sạch, giới luật giữ nghiêm minh do có tinh tấn tư duy, giữ giới không phạm nên thân tâm được an lạc. Phật dạy : Giới sanh Định, Định sanh Tuệ.
Và đây : " Chánh định " là môn học cuối cùng để sanh Tuệ, người có trí tuệ là tự giải thoát cho chính mình vì bấy lâu nay chính ta đã tự cột trói ta bởi những tư tưởng thường kiến của Đạo giáo.  Khi ta xa lìa được ngũ dục lạc, tánh tham sân si không còn quấy nhiễu và khi đã hiểu thế nào là thiểu dục tri túc thì mọi tham đắm vật chất của thế gian không còn lôi cuốn thoi thúc ta được. Nhờ vậy mà trí huệ phát sanh không còn sống trong mê lầm lạc hậu nên thân tâm được tịch tỉnh, an bình tự tại.
 Người luôn sống trong Định, tức sống với tri kiến chân chánh của mình nghĩa là tâm lúc nào cũng Tịnh thì đạo Phật gọi nơi đó chính là Niết-bàn hay Cực-lạc. Phật dạy : " cõi Niết-bàn hay Cực-lạc là ở trong tâm chứ không phải ở ngoài tâm. "  hạnh phúc, an lạc có được là do công phu tu tập của chính mình, tự mình độ mình chứ không có thần thánh hay đấng sáng tạo nào ban thưởng cho mình. Người hành được như thế thì thế gian gọi là bậc Bồ-tát, còn đức Phật gọi tất cả các môn đồ tu theo giáo pháp của ngài là : Phật sẽ thành.
 Trong đời sống của chúng ta từ xưa đến nay, ở các trường lớp phổ thông, qúy thầy cô vì một lòng quyết tâm hướng dẩn con em mai sau nên người, để tránh tệ nạn mù chữ vì không có bộ giáo dục nào cấp bằng cho những người chưa từng cấp sách đến trường bao giờ. Những người có công lao thành tựu được việc lớn để giúp ích cho nhân quần xã hội đều phải học và biết qua về toán số, tức căn bản là phải biết : cộng, trừ, nhân, chia, rồi từ từ đến giải phương trình và thông qua hàm số với ẩn số..v..v...đó là tiến trình giáo dục đi đến phát triển tiến bộ văn minh của loài người. Như Phật đã từng thuyết :  " do cái nầy có mặt nên cái kia có mặt ". Do có lửa rơm lửa củi nên có ra lửa than lửa đá, do có lửa than đá nên có ra lửa gas lửa điện, lửa sóng, lửa từ trường...và rồi đến tia Laser, nó có thể cắt hay đốt tất cả mọi thể rắn đạt được yêu cầu theo mong muốn. Do thiền định nên trí tuệ nầy có mà sanh ra trí tuệ kia có, trí tuệ là vô hạn, nơi đâu có con người là nơi đó có trí tuệ mà không phân biệt chủng tộc. Mọi sáng kiến phát minh tiến bộ của loài người đều bắt đầu từ Thiền ( thiền là sự tỉnh lặng tư duy suy xét trên mọi vấn đề ) Vì vậy đức Phật nói tất cả chúng sanh rồi sẽ thành Phật.
 Trong Đại thừa Bắc tông gọi chung là Đạo giáo : tin vào đấng sáng tạo có thần quyền, ban thưởng và xử phạt loài người, do vậy mà tưởng tượng ra hình tướng rồi tạo tượng cốt để tôn thờ, đó là những giáo điều mê muội, mị dân, dùng hình thức để hù dọa lừa đảo người kém học thiếu hiểu biết, do vậy mà họ sợ hải ngày đêm thờ cúng, ngồi kêu tên Phật, tên Thần, tên Thánh, kêu ngay cả tên một ông quan võ tướng bên Tàu là Quan Công để xin độ mạng. ( dựa theo tiểu thuyết Trung Hoa vào thời Tam Quốc, Quan Công kết nghĩa anh em với Lưu-Bị cùng nhau xây mộng phục hưng lại cơ đồ nhà Hán. Ông là một vị tướng tài khi bị địch quân của Tào-tháo bắt, muốn được thả về cùng hai người chị dâu lại ưng thuận giết đi hai vị tướng tài của Lưu-Bị ( là anh mình )  đang đối đầu với địch quân nơi chiến trận...đó là tội đồ tham sống sợ chết giết hại đồng môn. Cuối cùng giấc mộng phục hưng không thành, ông bị chém rơi đầu...) về sau vì nhớ công lao của ông mà thiên hạ nêu ra tin đồn : Quan Công hiển thánh, rồi người nam thì phải thờ Ông để được hộ mạng. Do vậy nhà hàng, chợ thực phẩm, tiệm tạp hóa..v.v..đâu đâu cũng thấy có bàn thờ Ông ngay nơi cửa chánh đi vào, thế rồi không biết bao nhiêu nhà hàng đó " tưng bừng khai trương lại âm thầm đóng cửa " và các chợ thì tranh đua nhau thi tài " phá sản ". Tại sao một người lúc đương thời có võ lực uy quyền không tự cứu được mình, rồi sau khi chết lại thành thánh đi độ người ? điều nầy là sự thật ư, có tin được chăng ?
 Nước Việt-nam ta có nhà ái quốc Nguyễn Thái-Học lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp ở Yên-Bái, chủ trương dùng võ lực giành lại quyền độc lập tự do dân chủ cho đất nước nhưng bị bọn tay sai trà trộn vào tiết lộ bí mật nên cuộc cách mạng không thành, ông và 12 vị bị bắt đưa lên máy chém tại Yên-Bái, lúc ông mới vừa 29 tuổi...đầu Ông đã rơi nhưng chẵng ai nhớ và dám nói đến việc hiển thánh để được người dân tôn vinh.  Kế đến đất nước Việt-nam ta có đức thánh Trần-hưng-Đạo là vị anh hùng dân tộc bảo vệ tổ quốc, đã hai lần đánh đuổi quân Nguyên (Mông cổ) giành lại độc lập cho xứ sở, ông đã độ mạng cho toàn dân ta lịch sử vẫn còn lưu, thế mà chẵng có ai quan tâm đến việc tôn thờ ông, lại tin vào lời mê hoặt theo truyền thuyết của nhân gian đem thờ cúng ông quan của một quốc gia khác được tạo dựng lên từ một truyện tiểu thuyết. Tại sao thế nhĩ ?
 Cụ Phan-thanh-Giản là một đạ̣i thần quan văn trải qua ba triều nhà Nguyễn: Minh-Mạng, Thiệu-Trị và Tự-Đức, ông được đề cử làm chánh sứ sang Pháp để điều đình xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam-kỳ, khi về ông tường thuật lại do mắt thấy tai nghe về sự tiến bộ văn minh của nước bạn, ông kể : " đèn sáng không cần mồi, đèn chỏng ngược đầu vẫn cháy, khi cháy không hề có khói. Khi cần bật một nút thì cả triều đình đèn sáng như ban ngày...trên xe có hằng trăm người ngồi di chuyễn rất nhanh mà không hề có con ngựa nào kéo..." . Nghe xong vua Tự-Đức hỏi :
-họ̣ cũng có đầu mình tay chân giống mình vậy sao họ làm được, mình có thể làm như họ được không ?
Cụ trả lời  :
- Thưa bệ hạ, không thể nào làm được.
-Tại sao không ?
Cụ chậm rải thưa :
- Thưa bệ hạ, họ làm được bởi vì họ không có : cúng kiếng, cầu thần thánh, xem ngày giờ tốt xấu khởi công, xem tuổi  hùn hạp làm ăn, họ không có lên đồng lên cốt vẽ bùa yếm chú, họ không có cúng sao giải hạn cũng như không có đưa Ông Táo đón rước Ông Bà, họ không có lập " trai đàn chẩn tế " cứu độ vong linh...nhờ vậy mà họ có thời giờ nghĩ ra sáng kiến để phát minh...
 Lời lên tiếng nhắc nhở của cụ hằng bao nhiêu năm qua cho đến nay vẫn chưa thấy có gì thay đổi mà ngược lại nạn mê tín dị đoan mỗi ngày một trầm trọng hơn. Bởi vì Chùa chiền mọc càng nhiều thì ma vương mới dể bề lộng hành, đầu đọc những người nhẹ dạ, đem phước báu ra làm đề tài thưởng phạt của đức Phật, vì thế  các tín đồ do sợ nên thi nhau bỏ tiền ra mua phước " cúng nhiều thì được phước nhiều ". Đức Phật dạy, mê tín là lạc hậu, nhưng tại sao các môn đồ của ngài, tu theo ngài lại càng lúc càng mê tín ?
 Trước khi tìm hiểu thêm về sự việc nầy. Chúng ta nên nhớ lại vào thời đức Phật còn tại thế, đạo Phật không có mê tín dị đoan, không cúng, không lạy, không cầu. Đạo Phật là đạo dạy cho con người tu để bỏ đi cái bản Ngã. Biết tùy theo duyên thuận theo chân lý mà sống, biết xả bỏ hết mọi dục lạc tham đắm của thế gian.
 Bà-la-Môn giáo là đạo đa thần đứng đầu giai cấp ở Ấn-Độ vào thời đó, họ tạo quyền lực, đặt chế ra giới luật để thống trị giai cấp cùn đinh thấp hèn. Trong khi đức Phật ngài nói : " giai cấp có là do lòng tham vọng của con người, chứ không phải là một định mệnh, không phải ai ở giai cấp nào khi sanh ra thì thuộc giai cấp đó ". Do có tham nên có giai cấp, khi lòng tham được xả bỏ không còn thì sự bình đẳng sẽ được thể hiện, con người được tự do dân chủ, đó là chân lý của loài người.
 Đạo Phật tu là để tìm sự giải thoát khổ đau cho chính mình, còn Bà-la-môn giáo tu là để thành Thần, thành Thánh có thần thông phép thuật để được người dân sủng ái cúng dường.
Do vì hai giáo lý trái ngược nhau nên tu sĩ Bà-la-Môn trà trộn vào tăng đoàn phá giới gây chia rẽ, đồng thời tìm cách giết hại đức Phật.  Do vì biết trước việc nầy nên đức Phật qủa quyết :
-" Giáo pháp của ta sau nầy sẽ bị tiêu diệt là do chính đệ tử ta chứ không có thiên ma nào diệt nổi."
 Sau khi đức Phật viên tịch, kinh điển nguyên thủy ba lần bị người Hồi-giáo đốt phá, phần thì phân tán đi khắp nơi, rồi thay thế vào đó bởi những lời giảng giải của tà sư ngoại đạo mục đích nhầm chấn chỉnh lại giai cấp và địa vị của hàng tu sĩ, dựa vào lòng tham cầu, ham mê dục lạc của thế gian nên nhiều tông phái được sáng lập ra với nhiều vị tổ khác nhau mà vị nào cũng cho tông mình là chánh giáo dựa theo lời Phật dạy. Nhưng sự thật đạo Phật ngày nay chính là cách tu hành của ngoại đạo Bà-la-môn không sai khác.
- Tại sao đức Phật từ bỏ cung vàng điện ngọc để đổi lấy ba y một bát, ngày ăn một bửa, sống đời phạm hạnh, không mái chùa tranh để dưỡng già ? Trong khi giới Tăng-Ni xuất gia ngày nay được truyền thọ bởi đại thừa Bắc tông lấy châm ngôn : " cải gia vi tự ", nên từ hai bàn tay không, nghèo khổ đi tu, giảng dạy tín đồ bỏ tiền mua phước, rồi từ nhà nhỏ trở thành chùa, từ chùa trở thành cung điện đầy đủ vật chất, thậm chí có thầy làm chủ cả hằng chụt ngôi chùa, vật chất của cải đầy ấp hai tay, trong khi đó giảng thuyết thì dạy môn đồ mình thấy biết tham, biết vọng liền bỏ. Vậy có đúng theo trường phái phá Ngã của đạo Phật không ?  Đức Phật làm được nên ngài mới nói được, đó là cái gương hạnh, còn người tự mình không làm được mà lại giảng nói tức là làm khổ người, do vậy mà đàn na tín thí bị mê muội trải qua hằng bao nhiêu thế kỹ nay, sống trong sai lầm, lạc hậu vô minh, chạy tìm nơi có chùa to tượng cốt lớn để tu học vì tưởng đó là nơi có người đã chứng đắc, chạy tìm thầy bùa, thầy pháp, thầy trị bệnh, thầy dạy phương pháp dưỡng sinh để xin qui y...Người tu hành mà còn tham ăn, tham tài, tham vật chất, tham danh thì hàng hậu học cũng phải noi theo gương đó, như thế thì hành trình gọi là tu Ngã của các sư thầy ấy có giúp ích gì cho việc giác ngộ giải thoát hay không ?
- Lời Phật dạy:  không có thượng đế, thần thánh hay linh hồn, trước khi qui y Phật người Phật tử phải :  " Vĩnh bất qui y thiên thần qủy vật ", nghĩa là không tin và tu theo ngoại đạo thần giáo, không được: cúng, lạy và cầu xin, không cúng vong, không tin có thánh thần đến đón rước linh hồn .v.v..vậy mà thời nay không biết bao nhiêu người mệnh danh là phật tử lại chạy tìm cầu tin có ông Phật bên ngoài do tà sư ngoại đạo tạo dựng nên, nguyện đến tiếp dẩn linh hồn đi vãng sanh sau khi chết. Phật Adiđà nếu có thì với bổn nguyện ngài lúc nào cũng túc trực sẵn đó để đón hồn về cõi của ngài mà không cần chờ lập thủ tục hay ngồi đợi nghe ai đó gọi tên liền đến rước. Tại sao một vị Phật nguyện cứu độ chúng sanh, không cứu độ người lúc còn sống mà  lại chờ đến lúc lâm chung ?  như đức Phật đã từng thuyết : " thuốc của Như-lai dùng để cứu người đang bệnh, chứ không thể cứu được người chết...". Thế thì người đến tiếp dẩn vong linh là ai ?  Đức Phật ngài nói ngài không cứu được người chết, thì ai sẽ làm việc nầy ? . Do vậy để chống lại lời nói chân lý đó, bọn ma vương viết kinh sách để lại rằng: có Phật Adiđà là giáo chủ ở phương Tây, cõi đó tên Cực-lạc do đức Phật Thích-ca giới thiệu. Điều nầy có nghịch lý chăng ?
- Tại sao Phật Adiđà đạo sư đến tiếp dẩn vong hồn về cõi của riêng ngài mà tiền cúng của thí chủ thì các thầy lại ôm trọn gói ? điều nầy không thể được, thử suy nghĩ lại xem : như tại khách sạn, khi một lễ tân gọi
Taxi đến đón khách ra phi trường về Cực lạc, thì người tài xế lấy tiền hay lễ tân lấy tiền ? Nếu lễ tân lấy tiền thì việc làm nầy cũng giống như thầy cúng, thì xả hội nầy chẵng có ai dạy gì hành nghề lái Taxi, ngay cả người có tâm Bồ-tát cũng không làm như thế vì Bồ-tát là bậc giác ngộ với trí tuệ hiểu biết sẵn có, họ nguyện độ cứu giúp người đang trong hoàn cảnh gặp khó khăn, khổ đau hay hoạn nạn...chứ Bồ-tát không làm những việc phi lý, phi thời hoặc giống như nô lệ hay tay sai, thế thì việc làm của Phật Adiđà nếu có thật cũng chẵng khác gì tài xế Taxi làm công không lương cho chủ. Điều nầy trong 48 lời thệ nguyện của Phật Adiđà không có ghi. Vậy hình thức ma chay nầy có phải là chân lý cần nên áp dụng hay không ? Xa hơn nữa, ba tượng Tây phương Tam Thánh, ai muốn thỉnh về thờ thì cần các thầy khai quan điểm nhãn chú nguyện rồi đến nhà an vị cho thì tượng cốt đó mới hiển linh. Tại sao một vị Phật lại có thể vâng lời làm theo huấn thị của phàm tăng ?  chúng ta nên tư duy thêm về điểm nầy.
 Tịnh-độ tông, chẵng qua chỉ là bảng sao chép lại dựa theo giáo điều của Ki-tô giáo ( Thiên Chúa ) rồi đổi danh từ tên gọi do thiền sư Tế-Tịnh sáng lập ra vào đời nhà Thanh bên Trung-hoa cách nay hơn 500 năm khi quân đội Anh vào Trung-hoa lấy cớ can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-hoa và Tây-tạng thì nhóm giáo sĩ truyền đạo theo đó đi vào để cứu ngặt cứu nghèo cho dân chúng thời đó...nếu chúng ta thử so sánh hai giáo điều giữa Tịnh-độ và Ki-tô giáo thì sẽ hiểu :
- Giáo chủ của đạo Ki-tô là đức Chúa Trời, cõi nước là Thiên-đàng / Giáo chủ của Tịnh-độ tông là đức Phật Adiđà, cõi nước tên là Cực-lạc đóng tại phương Tây.
- Người muốn trở thành tín đồ của Ki-tô thì phải chịu phép rữa tội / Tịnh-độ gọi là qui y.
- Ki-tô dùng 10 điều răn cấm làm giới để tu tập / Tịnh-độ gọi là tu: thập thiện.
- Ki-tô dùng hai quyễn sách kinh cũ là : Cựu-ước và Phúc-âm, sau sửa đổi lại thêm gọi là: Tân-ước / Tịnh-độ dùng ba bộ kinh để tu tập : Adiđà kinh, Vô lượng thọ kinh và Quán vô lượng thọ kinh.
- Tín đồ Ki-tô phạm giới thì đến gặp đức thánh Cha nhờ xin rữa tội cho / Tịnh-độ thì lạy Hồng-danh sám hối cho tiêu trừ nghiệp chướng.
- Ki-tô đọc kinh trước giờ học, tan trường về, trước khi ăn và lúc đi ngủ, ăn chay vào ngày thứ sáu mỗi tuần /  Tịnh-độ thì tụng kinh chia theo từng thời trong ngày, ăn chay trường hoặc bốn ngày một tháng tùy theo bổn nguyện.
- Khi chết tín đồ Ki-tô được đưa vào nhà thờ làm lễ để trở về nước Chúa / Tịnh-độ thì rước thầy đến nhà riêng hay nhà quàng tụng kinh nhờ đạo sư Adiđà đến tiếp dẩn về cõi Cực-lạc.
 Cho dù con chiên có trở về nước Chúa sống trên Thiên-đàng, Phật Adiđà tiếp dẩn chúng sanh về cõi Cực-lạc thì cả hai môn đồ nầy vẫn không thể thành Chúa hay thành Phật được.
Phật dạy : chúng sanh là Phật sẽ thành, nên người nào tin và nguyện rồi hành đúng theo lời Phật dạy thì người đó sẽ thành Phật ngay trong kiếp nầy chứ không phải rước về cõi Cực-lạc rồi ở đó tu tiếp hay đợi đến kiếp sau. Không có vấn đề tạo tội bây giờ rồi kiếp sau mới xử, làm công bây giờ kiếp sau mới lãnh lương hoặc học bây giờ đời sau mới nhận chứng chỉ...
Do vì người có tạo tội hay không, cuối đời họ cũng được lên Thiên-đàng hay sống nơi Cực-lạc, thì những kẽ trộm cướp, giết người, nói dối, cảnh giới địa ngục đối với họ là không có vì luật nhân qủa đã được xóa sổ từ khi lễ rữa tội xong hay sau lúc qui y.  Điều nầy với chân lý có chấp nhận được không ? do vậy mà tệ nạn xã hội ngày nay : trộm cắp, cướp của, giết người mỗi ngày một nhiều...
Hành giã tu theo đạo Phật hay trở thành một vị Phật đều là một con người, không hề có thần thông hay phép lạ, người tu mà muốn có được thần thông, đó là tà thuật của ngoại đạo dùng để lừa gạt những ai kém trí mê muội. Họ ngồi lơ lững trên hư không dùng quần áo dài che đậy chiếc ghế ngồi của họ. Người không biết tưởng đó là vị thần tái thế bèn đem tài thí lễ vật đến cúng dường...đó gọi là thần thông của ngoại đạo?  thật là đáng thương xót. Xưa nay những vị tu sĩ có thần thông họ đã làm được gì cho xóm làng của họ chưa ? nạn chết đói, hạn hán, thiên tai hàng năm đều nhờ vào qủi cứu trợ của Liên hiệp Quốc vậy các thầy có thần thông để làm gì ?  ngay nơi bản thân mình còn tìm phương cách gạt người để kiếm sống, rồi khi vô thường đến thân xác họ cũng bị chôn vùi như bao nhiêu người khác. Vậy tu để có thần thông mục đích của họ là gì ???
Như một lần có người hỏi : vậy trong kinh sách có ghi lại rằng: tổ Bồ-đề Đạt-ma dùng gậy trúc vượt sông Tiền-đường thì ngài có thần thông không ?
- Thái tử Tất-đạt-đa tu thành đạo mọi người gọi ngài là Phật, đức Phật không hề có thần thông, nên nhớ điều nầy, vậy người tu theo ngài bằng pháp môn gì để có thần thông ? Việc tổ Bồ-đề Đạt-ma dùng ngọn cỏ Lau vượt qua sông, nếu hiểu theo tà kiến của ngoại đạo thì cho đó là vị thần hay thánh có phép thuật biến hóa, đi trên mặt nước hoặc ngồi trên hư không, đó là hình thức lừa đảo người như đã nói ở trên. Nếu hiểu theo giáo lý nhà Phật thì đó là một phẩm dụ chỉ cho người đạt được trạng thái vô-ngã, khi thân tâm buông bỏ được tất cả mọi vọng tưởng tham đắm mong cầu, thân khẩu ý đều không phạm lỗi thì đó là lúc mình trở về với bản thể thuần khiết của chính mình, người đó được hạnh phúc tự do, không còn bị ràng buộc nên thân tâm nhẹ nhàng ví như dầu nỗi trên mặt nước... vậy thôi,  với những ai còn tham đắm gùi gánh thì thân tâm họ nặng như hòn đá ắt phải chìm. Cho nên ý nghĩa là như thế chứ không có thần thông gì cả, ngay như việc đức Phật muốn qua sông ngài cũng phải dùng đò kia mà.
Tóm lại :
Tông chỉ tu Ngã của đạo Phật, chẵng qua chỉ là việc nhìn lại thân tâm của mình qua thân, khẩu, ý để xem mình là ai ? có đúng như lời Phật dạy không ?  Khi 4 tướng : Ngã, Nhân, Chúng sanh và Thọ giã đều được hóa giải thì ngày đó mình nhận ra bản thể của chính mình, mình giống như vàng tinh khiết không bị cấu uế pha trộn, tâm trí sáng suốt, bóng tối vô minh không còn, mình là Phật, không có việc trở thành mà là sẽ thành, đó là lúc sung sướng nhận ra ông Phật bên trong tâm mình đã bị bỏ quên từ bấy lâu nay. Đã gọi là Phật thì Phật không có linh hồn, nên nhớ điều nầy vì còn linh hồn là còn cúng.
Nếu đức Phật ngài không chỉ cho chúng ta biết thế nào là vàng thật, thì vàng giả nó sẽ lừa ta suốt đời.
Mô Phật.
Đêm nay là đêm Halloween, mọi người tham gia vào lễ hội, các trẻ em hóa trang đủ loại y phục kỳ quái với nhiều mầu sắc thật kinh dị theo sở thích của mình như : thân hình quái vật, bộ xương người, thần chết, ma Cà-ròng, phù thủy..v.v...được cha mẹ dẩn đến từng nhà trong xóm gõ cửa để xin kẹo. Sau cuộc vui chấm dứt, trước khi thay bỏ bộ đồ không thích hợp đó ra, chúng ta nên nói với các con rằng :" hôm nay con đã chứng kiến không biết bao nhiêu là quái vật, ma qủy, thần chết, bà phù thủy, bộ xương người biết đi...chúng đến từng nhà hù dọa buộc người cho kẹo, đó không phải là ma qủy thật đâu con nhé, chúng có là do sở thích tùy theo tâm ý của từng người mà thể hiện ra. Như con đây, sau khi con cởi bỏ bộ đồ nầy ra, con không còn gọi là " bà phủ thủy " nữa, con là con gái cưng của mẹ, nhớ đấy, tất cả những gì xấu xa ghê tởm đều do con người biểu hiện qua hình tướng như con đã thấy, đức Phật gọi đó là ma tưởng, người tâm ma thì sẽ thành ma, người tâm phật thì sẽ thành Phật. Con hãy nhớ đấy !!!."
* Phụ chú :
Với bài viết ngắn nầy, đây là kiến giải của tôi để trình lên thầy cô sau 8 năm học ở trường, nó không ngụ ý chê bai, phê bình hay chỉ trích mà là viết để trả bài, để nhắc nhở cho chính bản thân mình, đừng làm khổ mình và khổ người, tự độ mình quyết tâm từ bỏ những vọng tưởng mê lầm không thật tế, không đúng chân lý theo lời dạy chân chánh của đức Phật, đồng thời gởi đến các đạo hữu đồng tu đều là sư, huynh, đệ, tỷ, muội học chung trường để cùng nhau tư duy, quán chiếu xây dựng lại đường lối tu tập theo đúng " bát chánh đạo " của Phật gia, nhằm mở rộng phát huy con đường phá mê khai ngộ, tiếp dẩn hậu lai đáp đền công ơn khai thị của đức Phật ngõ hầu mang đến cho hàng hậu học mai sau có được trí tuệ sáng suốt giúp mình, giúp người, giúp xã hội vượt lên theo con đường tiến hóa của nhân loại.  Đừng " trông Gà hóa Quốc " rồi ùa theo thời, chạy theo phong trào, tin theo số đông mà không rõ nguồn gốc là tiếp tay với ma thầy giết hại giòng họ, con em mình từ đời nầy sang đời khác.
Nammô bổnsư Thíchca mâuni Phật.
Cali, Oct 31, 2015
Tuệquang

No comments:

Post a Comment