Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Thursday, September 3, 2015

Phật thuyết vấn đề : SANH - TỬ

SANH thuận, TỬ an
SỐNG : tùy duyên thuận pháp
CHẾT : an nhiên, tự tại vô ngại




Phật thuyết : Sanh, Già, Bệnh, Chết là một chân lý.
Thế gian thường cho rằng : sống là bắt đầu, chết là kết thúc đó là hết một kiếp người. Sống là sự lựa chọn tự nơi bản thân mình vì đường đời muôn vạn nẽo, ai cũng muốn tìm cho mình một lối đi riêng. Hình ảnh Hành giã đứng chéo chân là điểm khởi đầu chuẫn bị cho cuộc hành trình đi đến điểm cuối là kết thúc, nơi đó là cửa Tử mà xưa nay không một ai tránh khỏi ngay cả đức bổn sư mà mọi người gọi ngài là Phật cũng không được ngoại lệ. Đoạn đường trước mặt là chỉ cho sự vô-thường, vô-thường là một chân lý không phân biệt Già trẻ, người Bệnh người không bệnh, khi vô-thường tới gọi là Diệt. Diệt không phải là mất hẵn mà chỉ cho sự thay củ đổi mới, việc thay đổi nầy lúc nào cũng thành công chưa một lần thất bại.
Đoạn đường là thời gian, người đi chậm sống lâu không phải là người có phước, người đi nhanh yểu tướng không phải là người vô phước, nên nhớ điều nầy. Chỉ có người đến với phật pháp, phân biệt được chánh, tà, rồi thực hành sống trong chánh pháp thì người đó mới thật sự là có phước.
Người sống mà không trí tuệ thì không bao giờ đến được cuối đường, mà là chết dọc đường bởi Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến. Người sống mà biết tùy theo duyên, thuận theo chánh pháp thì cuối đường là sự tự do vô hạn, an nhiên tự tại vô ngại. Đó là ý nghĩa của bức minh họa nầy.
Trước khi đi sâu vào vấn đề Sanh Tử để tìm hiểu qua lời dạy của đức Phật sống làm sao cho hết khổ thì chúng ta hãy tạm ngưng ngay sự hiểu biết của mình về đạo Phật từ trước đến giờ để khách quan quán xét tư duy đúng theo giáo lý Phật gia,  sống làm sao gọi là phá mê khai ngộ, làm thế nào để được giải thoát. Người sống Tâm phải an Lý phải đắc thì mới ngộ ra chân lý gọi là giác, người giác tức Phật.
Nơi chương 80 của tập truyện " Đường Xưa Mây Trắng " thiền sư Nhất-Hạnh có viết : ( xin tóm tắc )
" Khi Bụt và các vị khất sĩ tới được rừng Sala thì trời đã xế chiều, Bụt bảo thầy Ananda soạn chỗ nằm cho Bụt giữa hai cây sala, rồi Bụt nằm xuống trong thế sư tử tọa, đầu hướng về phương Bắc. Các vị khất sĩ chia nhau ngồi bao quanh Bụt. Họ biết nội trong đêm nay, tại rừng sala này, Bụt sẽ nhập niết bàn.
Bụt đưa mắt nhìn rừng cây rồi nói với Ananda:
- Này Ananda, thầy hãy nhìn xem, bây giờ đâu phải là mùa hoa, mà những cây sala này đang nở hoa trắng xóa. Hoa rụng trên áo Như lai và trên cả áo các vị khất sĩ, thầy thấy không? Rừng này đẹp quá thầy có thấy mặt trời đang ngã về phía Tây và chân trời thật rạng rỡ hay không? Thầy có nghe gió nhẹ rì rào trong các cành sala không? Vạn vật đối với Như lai dễ thương và đằm thắm quá. Này các vị khất sĩ, nếu các vị muốn dễ thương với Như lai, muốn tỏ lòng cung kính và biết ơn Như lai thì các vị chỉ có thể bày tỏ điều đó bằng cách sống đúng chánh pháp và đi trong chánh pháp mà thôi......
- Ananda, đừng buồn khổ nữa, Như lai đã từng nhắc thầy là vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt, có thành thì có hoại, có hợp thì có tan. Làm sao có sinh mà không có diệt cho được? Làm sao có thành mà không có hoại cho được? Làm sao có hợp mà không có tan cho được? Ananda, mấy mươi năm nay thầy đã thân cận Như lai, săn sóc Như lai với tất cả tấm lòng thương mến của thầy. Thầy đã đem hết lòng hết sức để giúp đỡ Như lai, Như lai rất cám ơn thầy, công đức của thầy rất lớn nhưng Ananda, thầy có thể đi xa hơn, nếu thầy cố gắng thêm chút nữa thì thầy sẽ thoát được sinh tử, đạt tới tự do, và vượt thoát mọi sầu khổ và bi ai. Điều đó Như Lai tin chắc thầy làm được và cũng là điều sẽ làm cho Như lai vui lòng nhất.....
Bụt đưa mắt im lặng nhìn đại chúng, rồi người nói:
- Các vị khất sĩ, hãy nghe Như lai nói đây: vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt, các vị hãy tinh tiến lên để đạt tới giải thoát.
Nói xong, Bụt nhắm mắt. Đó là lời nói cuối cùng của người....."

Ngài đã đi hết một đoạn đường, xế chiều là điểm đến, mặt trời rựt rỡ cả ngày bây giờ chuẫn bị tắt, tắt không phải chết, là hết hay không còn nửa mà là sự nghĩ ngơi chuẫn bị cho một ngày mới trở lại theo chu kỳ. Hoa nhất thiết không phải nở đúng mùa, đó là chỉ cho sự tự do vô hạn không còn bị ràng buộc bởi thời gian, việc nở hoa, hoa trắng rơi là biểu tượng cho sự trong sạch của bản thể, sự hân hoan cúng dường đón chào người trở về với vũ trụ hư không, nơi đó là nhà của ngài, quê hương của ngài, nơi đó không có cái chết và sự chết mà là lễ hội cùng gió cây rì rào tung tăng nhảy múa với vũ điệu " hoa rừng Sala ".....
Đức Phật thuyết Vô thường là chân lý, Thành trụ hoại diệt là chân lý, Sanh lão bệnh tử là chân lý...
Sống và Chết là hai mối lo sợ tột cùng của thế gian, người sợ chết thì không thể giải thoát, do vậy mà sau khi đức Phật nhập diệt trong kinh sách có ghi chép rằng : trong lúc trà tỳ cho Phật, ngài Ca-Diếp từ xa về đến nơi đảnh lễ Phật xong, đi nhiễu quanh ba vòng...đức Phật đưa chân ra rồi rút chân vào...Đây không phải là chuyện hoang đường mà là một phẩm dụ mang ý nghĩa sống chết của kiếp người. Phật đưa chân ra nghĩa là Sống, rút chân vào nghĩa là Chết, việc sống chết so với vô thường nhanh như tíc tắc...nhưng với cùng ý nghĩa của phẩm dụ nầy nếu viết rằng: đức Phật đưa tay ra rồi rút tay vào thì xác thật hơn...vì đưa tay ra cũng mang ý là Sống, ngày chúng ta sanh ra với hai bàn tay trắng, rút tay vào nghĩa là lúc ra đi cũng trắng hai bàn tay có mất mát chi đâu mà phải sợ, bởi vì tất cả pháp đều như mộng huyễn, đều thuộc về vũ trụ, sống còn không nắm được gì thì chết có gì để mang theo ? đó là ý nghĩa của phẩm dụ nầy.
 Phật thuyết sau khi ngài thành đạo, bất kỳ cái gì được sanh ra đều phải chết đi dù sớm hay muộn, nếu thấy có bắt đầu ắt phải có kết thúc. Tất cả mọi thứ sanh ra từ nguồn đều phải trở về cội nguồn của nó. Cuộc sống là khổ đau tạm bợ không mang ý nghĩa gì cả, hiện tượng chết là vô thường không ai tránh khỏi, nhưng nếu chúng ta biết cách sống đúng, làm thế nào để trở thành bất tử thì điều đó mới là thiêng liêng và đáng tôn kính.
Vậy thì Sống phải làm sao và Chết như thế nào cho an lạc ?
Sống không biết phải sống sao cho vừa lòng người, đến khi chết thì không biết mình sẽ đi về đâu ?
Mình sống mà không biết mình từ đâu đến đây rồi khi chết tìm cõi để đi về có ích gì ? đó là những ý nghĩ vớ vẫn của người soạn ra kinh điển thần giáo mang đầy tính chất tiêu cực, người tiêu cực là người mê muội kém trí tuệ nên thường tin vào thần thánh, thượng đế, người mê thì nhẹ dạ dể tin, dể bị đầu độc bởi tín ngưỡng tôn giáo. Nơi nào có đền thờ, chùa chiền hay thánh điện là nơi đó có tu sĩ ra đời để diển tả cảnh giới vô hình viễn tưởng hoang đường không chân lý mà ngay bản thân mình chưa một lần biết qua...người tin vào giáo điều đó đức Phật gọi là Mê, người hành theo giáo điều để được ân sủng gọi là Tín. Mê tín là người có mắt như mù không thấy đặng chi cả, giống như người mù ánh sáng đối với họ là mầu đen, nên dể bị lợi dụng ai nói gì cũng tin mà không cần dẩn chứng.
Khi chân lý được truyền đạt, người thấy hiểu được sai lầm, sửa đổi cách sống sao cho đúng thì người ấy có Chánh-kiến là phá được mê lầm nên gọi là ngộ nhận ra chân lý, người đó thoát ra được khỏi  khổ não ưu bi không còn lo sợ sống trong cảnh khổ thân và tâm nữa. 
Trong cuộc sống được chia ra làm hai thành phần : tự lực và tha lực.
Tha lực là người tin vào bổn nguyện của ai đó gọi là Phật hay Đấng, tin có người tiếp dẩn, có đi thọ sanh ở kiếp sau,  tin có ma, có linh hồn, có thần thánh, có đấng cứu rỗi...đó là giáo lý của ngoại đạo thuộc hệ thần giáo, quan tâm nhiều về thân mạng nên tạo ra hình thức nghi lễ cúng kiến, qùy lạy và cầu xin mong để được ban thưởng, khi chết được rướt về một cảnh giới sung sướng nào đó.
Tự lực là dùng sức lực của riêng mình, tin mình là Phật, dùng bổn giác là thiện căn sẵn có cộng thêm từ bi và trí tuệ đồng thời thực hành " Bát chánh đạo ", sống làm sao lìa bỏ được: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, luôn giữ giới không phạm thì có khả năng đi đến cuối đường tự do, nơi đó không có hạnh phúc nào khác ngoài bản thân mình được nhận ra.
Người sống nhờ vào tha lực là người sống bằng cái đầu, cái đầu là phần bên ngoài của bản thể, không tự tin vào bản thân mình, quên đi cội nguồn chạy theo cách sống và tin cùng cái bản ngã dối gạt của người khác, luôn luôn lo sợ về cái chết và tìm đủ mọi cách để kéo dài cuộc sống, nên lúc nào cũng tìm người bảo vệ, ngay cả sau khi chết...cho nên tiền bạc dục lạc đối với họ là quan trọng cần phải có để mua phước và mua vé về thiên đàng hay cực lạc. Tự lực là người sống bằng trái tim là từ bi của bản thể nó sẽ làm thay đổi tất cả mọi dục vọng ham muốn đến từ bên ngoài. Trái tim nằm bên trong cơ thể mà chiều sâu là từ bi, trong chiều sâu không có sóng gió, cái đầu là bên ngoài nên chịu ảnh hưởng bởi "bát phong", người sống với cái đầu thì có tính toán nên khổ đau, người sống với tâm chân thật thì lúc nào cũng tự tại và khinh an.
Trong năm giới cấm cho người phật tử tu tại gia, giới cấm " nói dối " là quan trọng nhất. Ai đã làm được điều nầy ? ngay cả bậc tu sĩ còn không giữ được thì việc giác ngộ là không thể nào. Chuyện KHÔNG nói CÓ, đó là bất tín. Khổng Tử có nói : " nhất điều bất tín, vạn sự bất tin " chỉ cần một lần nói dối, ngàn lần nói thật sau đó cũng chẵng ai tin. Làm sao mình có thể diển tả một cõi nào đó mà mình chưa từng đến bao giờ ? Nói dối là một trọng tội, cảnh giới địa ngục đối với họ là có còn cực lạc hay thiên đàng thì vô phương.
Phật dạy sống không cần cầu nguyện, chỉ cần tỉnh thức và nhận biết. Đừng tin vào bất kỳ một vị Phật nào đến cứu mình vì không ai có thể làm được điều nầy, người dạy mình ngồi kêu tên Phật đã là điều nghịch lý, người hành theo lại càng ngu xuẫn hơn. Người dạy đã tự lừa bản thân mình, người tin theo cả hai đều giả dối. Làm sao một vị Phật lại rướt những người phạm giới nói dối về cõi của mình ?
Đạo Phật là đạo " phá mê khai ngộ ", ngài đã từng nói 33 cõi trời Phạm Thiên của ngoại đạo thần giáo là không có thì không thể nào lại giới thiệu cho đệ tử mình có cảnh giới ở phương tây sau khi chết được tiếp dẩn về, điều nầy là không thể. Người tu theo đạo Phật phải biết và nhận ra mình là Phật, chứ  không thể ngồi kêu tên Phật thì sẽ thành. Niệm Phật không thể thành Phật được, quan niệm rằng khi niệm liên tục là cốt  không cho vọng tưởng chen vào, vậy khi hết niệm thì vọng có vào được không ? khi không còn một niệm tưởng nào chen vào thì người đó trở thành người máy, người máy không có bản tín của con người nên không thể thành Phật được. Người muốn thành Phật thì phải tu và hành 37 phẩm trợ đạo, Phật không phải là người máy nên nhớ điều nầy. Phật có nghĩa là người tỉnh thức rồi đánh thức mọi người dậy cũng giống như mình. Ngài đã phủ nhận việc có thần thánh và linh hồn thì không thể nào lại giới thiệu có người đến tiếp dẩn về cõi Cực lạc được, điều nầy là vô lý. Hai từ " tiếp dẩn " đồng nghĩa với " dẩn độ " hay " áp tải ", người đó chỉ là trung gian đến nhận hay còn gọi là bắt đi, dẩn đi mà không cần chờ lập thủ tục bởi vì bản án đã có sẵn. Làm sao một người đệ tử Phật giới luật giữ không nghiêm minh như: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, uống rượu, nói dối...thân hành thì vẫn còn : tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến...sau khi chết lại được rướt về cõi Phật để được sung sướng đời đời ? dựa vào Nhân-Qủa điều nầy có chấp nhận được không ? nếu giáo điều nầy là chắc cú thì việc tu hành giữ giới cho đạo hạnh được trang nghiêm có ích gì ? đúng không ? và " người tiếp dẩn " như đã nói, chắc chắn không phải là vị Phật, vì Phật là phải có đủ từ bi và trí tuệ song hành. Đức Phật ngài đã từng xác nhận, ngài không phải là một vị thần hay thánh như người ngoại đạo thần giáo thường nghĩ, nên ngài không có ban phước hay xử phạt ai và cũng không tiếp dẩn ai về một cõi riêng nào, nên việc phóng loa lên tiếng nói ngài có giới thiệu cảnh giới Cực lạc của Phật Adiđà thì chẵng khác nào phóng loa hô hào đức Như Lai là người vô tài kém trí không giáo hóa được chúng sanh.
Cuộc sống là phẩm chất của con người cần được chia sẻ, bất kỳ cái gì mình có đủ duyên thì nên chia sẻ đến với mọi người, đạo Phật gọi đó là bố thí hay hỷ xả. Bố thí đối lại là tích lũy, người tích lũy là người tham lam, làm nô lệ cho vật chất. Buông xả những gì mình có rồi mọi thứ sẽ tiếp tục đến với mình đầy đủ như một dòng nước đang tuôn chảy...Đừng làm bất cứ điều gì với mọi người những điều mà mình không muốn làm cho mình, thì như thế mới có hạnh phúc và an lạc. Chúng ta sanh ra trong tự do nhưng xã hội là một tập thể đầy lừa gạt và gỉa dối, người muốn có được hạnh phúc thì phải sống thiết tha với tâm chân thật của mình, đừng sa vào giới cấm, chỉ có từ bi mới hóa giải được tham và sân, do có lòng Từ nên không tham vật của người, do có tâm Bi nên không dể sân hận, người sống với trí tuệ là người có chánh kiến, đi trong chánh pháp nên những si mê đều được hóa giải.
Phật dạy Sống và Chết không phải hai, người thấy có hai là sống xa rời chân lý, đang đeo sự sợ hãy về cái chết bên mình, nên khi chết, chết không được do vì qúa sợ. Phật thuyết: Sống là cách huân tập theo chân lý để nhận ra mình và trở về nhà, Chết là chết cái Ta, cái bản ngã đang hiện hữu, cái sống trong vọng tưởng vô minh thường kiến của ngoại đạo. Người trở về nhà được là lúc đó bản ngã không còn, vọng tưởng biến mất nhường chổ cho phật tánh hiện tiền.
Người sống bằng đầu là cái luôn tiếp xúc bên ngoài nên bao giờ cũng bị ảnh hưởng bởi sóng gió nên không thể thức tỉnh, chỉ khi sống với chân tâm thì nơi đó mới thật sự yên tịnh, nơi đó mới thật sự là cực lạc. Phật thuyết: "do cái nầy sanh nên cái kia sanh, do cái nầy diệt nên cái kia diệt..." Diệt là vô thường là sự thay củ đổi mới của vũ trụ, sau mỗi thảm họa thiên tai nơi đó toàn bộ được thay thế lại theo tiến trình mới của hiện đại...việc đó có cũng là do bởi  "do cái nầy có mặt nên cái kia có mặt ".  Người đang gieo Nhân, kẻ đang hưởng Qủa, khi vô thường đến mọi thứ đều không phân biệt vì nơi đó là trống rỗng không có: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi.( vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. )
Nhiều người đang lo sợ không biết sau khi chết mình sẽ đi về đâu ?
Ngài Ngô thừa Ân mượn lời kinh ý Phật, dùng hình tướng ngài Tu-bồ-đề điểm đạo cho đệ tử mình là Tôn-ngộ-không, cũng là để nhắc nhở cho hàng hậu học của chúng ta :
-" Từ đâu đến đây, hãy về chổ đó ! "
Không có vấn đề Sanh cũng không có vấn đề Tử.
Đa số người phật tử dường như đã quên đi lịch sử về một người viên tịch nơi rừng Sala năm nào, nên cố chạy đi tìm vị thầy khác để cứu rỗi. Việc "tự mình đốt đuốc lên mà đi" đã không còn thích nghi vì đường về tây phương đã được kiến tạo bằng " thất bảo " do bởi các cô thầy sơn phết thêm đã đậm nét. Điều nầy đức bổn sư đã thấy rõ nên nhắn nhủ các hàng đệ tử của mình trước khi viên tịch :
- " Sau khi ta nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của ta mà làm thầy."
Nhớ: sống đừng bao giờ "nói dối",  vì trong bản thể chân tâm không có hai cụm từ nầy.
Nammô bổn sư Thíchcamâuni Phật

Tuệquang

No comments:

Post a Comment