Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Wednesday, June 10, 2015

Đường là tự do, chẵng của riêng ai....ĐẠO !!!

Đường và Đạo



Trong tiếng Hán chữ Đạo có nghĩa là: " đường đi " hay chỉ cho " Đạo-lý."
" Đường đi " là do con người tạo lập ra, nó không phải của riêng ai.
" Đạo-lý " là những điều khi nói ra mọi người đều công nhận, còn gọi là lẽ phải.
Nhìn vào bức minh họa chúng ta thấy :
- Một vị tu sĩ đầu đội nón, tay mang túi xách với bước đi vội vã trên đường...xa xa là dẫy núi với ánh sáng lóe lên dưới chân trời, trên cao đôi chim tự do tung cánh bay chẳng có lối đi nào trên đó...
* Chúng ta mỗi người là một con đường riêng và tự mình định đoạt số phận của mình. Đường là phương tiện giúp mình đi đến nơi nhưng con đường thì nó không có ý định đó, bởi vì nó có chẳng qua chỉ là việc cắt xén đặt tên tạo nên bởi con người. Người bước đi trên đường bao giờ cũng chú tâm bằng mọi cách để đạt tới cõi Cực-lạc ở cuối chân trời về hướng Tây, càng cố gắng, càng công phu cho đúng thời, đúng lúc thì cảnh giới Cực-lạc sẽ bị bỏ quên, mình trở thành người cực khổ thức khuya dậy sớm đốt nhang, châm trà...ngày nào cũng thế, cũng vất vã thì nó sẽ trở thành ác mộng. Ý nghĩa cực lạc là trạng thái vui sướng, hạnh phúc, an nhàn, thảnh thơi không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì, không có cái khổ trong nội tâm. Còn công phu trong thời khóa là còn bị ràng buộc thì làm sao thấy được cảnh giới cực lạc ? mà Cực lạc thuộc pháp vô vi thì làm sao thấy để đi tìm ?
Càng nổ lực tinh tấn hăng say thì lại càng cách xa cực lạc. Giống như mình muốn tìm kiếm một vật gì đó lâu rồi mà không nhớ để đâu, càng cố gắng dùng tâm trí nhiều thì dể bị phân tâm rồi sanh ra phiền não, một hôm tình cờ bất chợt  nào đó mọi sự tìm kiếm không còn thì lại thấy nó. Nó là vật chất là hiện tượng thuộc pháp hữu-vi.
Hầu hết mọi tôn giáo, các tu sĩ thường tạo ra nhiều hình thức nghi lễ rồi cho rằng đó là điều cần thiết để giúp môn đồ sớm đạt được cứu cánh. Hoa tự nó có thể vươn lên và nở theo cái đẹp chân thật tự nhiên của nó, chúng ta có thể dùng thuốc dục gọi là phương tiện để giúp cho hoa nở sớm hơn hoặc có thể làm cho trái đậu bắp to lớn gấp ba lần bình thường, nhưng việc làm gọi là " phương tiện giúp đở " nầy nó mang tính chất bạo hành và cưỡng bức nên kết qủa bao giờ cũng là giả là không thật. Việc giác ngộ hay thấy được cảnh giới cực lạc không cần phải tiêm vào thuốc dục, khi mọi tích cực quá hăng say đến đuối sức thì cần phải ngồi để nghỉ ngơi, mình có thể ngồi theo tư thế kiết già như một vị Phật, đó là hình thức bên ngoài được tạo ra cho có vẽ nhưng bên trong tâm trí " sáu thằng giặc " < lục căn > đang đổ mồ hôi chạy tán loạn, nhìn bên ngoài trông giống một tượng cốt nhưng bên trong mọi rên rĩ khổ đau bởi bản ngã đều không ngừng nghỉ...
Khi con đường được tạo ra thì nó chẳng của riêng ai nên mọi người đều có thể đi qua nó, nên việc khám phá ra hoàn toàn bế tắt. Người đi trên đường không phải là lộ trình giác ngộ mà là sự tìm kiếm, người luôn tìm kiếm bao giờ cũng hăng say và tích cực, đôi khi phải bạo hành vì không đạt kết qủa. Chúng ta không thể dững dưng đi thẳng vào cõi trời, cõi thiên đàng hay cực lạc bằng cách đem trái cây bông hoa để hối lộ hoặc mang phẩm vật tiền tài dâng lên để nhờ người mở cửa, việc làm nầy vô bổ, bởi vì nơi đó là trống rỗng không có một ai để đón nhận nên việc làm đó là tự mình đóng kín cánh cửa trời hay cực lạc như đang thể hiện việc nhốt một vị phật trong tâm của chính mình. Cực lạc chỉ xãy ra khi cánh cửa lòng được mở toan để chân lý đi vào thì hạnh phúc an vui sẽ đến như mình đang hiện hữu mà không cần phải cầu nguyện hay thay đổi gì khác. Cực lạc luôn sẵn có bên trong mình không thể tách rời ra được, cho dù mình có ra sức đi tìm bất cứ nơi đâu nó vẫn luôn ở bên cạnh mình, nó lúc nào cũng ở đây và bây giờ. Giống như khi mình muốn nhớ lại câu kinh theo lời phật dạy mà đã quên về cái tên chỉ cho người nào đó, càng cố dùng tâm trí để nhớ lại thì mọi vọng tưởng lại càng tung tăng trong đầu, cái nào cũng tranh nhau muốn đến trước, nên tâm trí cần phải làm việc thêm để trấn an, do vậy mà việc tìm kiếm không thành... nhưng rồi tình cờ trong lúc nào đó ngồi thư giãn không cần nhớ đến điều gì thì bất chợt nhận ra cái tên đó, người mình muốn tìm đang đứng đây, khuôn mặt có đó...Adiđà chính là mình đâu ai xa lạ vì..." tất cả chúng sanh đều là phật ".
Cho nên cuộc hành trình đi tìm đã kết thúc, nó chẳng ở phương trời Tây mà ở ngay chổ nầy...chổ dừng lại là chổ đến.
Đó gọi là Đạo !
Chữ Đạo trong nhà phật không phải là con đường nên nhớ điều nầy. Đạo là một hành trình thiền vừa mới được khám phá ra, nó không thể do người khác làm sẵn gọi là phương tiện giúp chúng ta đến và đi, mà nó tự vạch ra như đôi cánh chim bay tự do trên trời cao.
Nếu Đạo là lộ trình hay tuyến đường thì mọi người đều đạt đến từ lâu rồi dù mau hay chậm. Khoảnh khắc chúng ta bắt đầu thiền định thì điểm khởi đầu của con đường được tạo ra, đó là con đường riêng của mình là đại lộ không tên, tự mình muốn gọi hay đặt tên gì cũng được nhưng nên nhớ rằng : không có bất kỳ người nào đi trên tuyến đường đó và cũng không thể vay mượn, xin phép hay ủy quyền...
Nơi đoạn cuối phim: " chú tiểu đi tìm mẹ "
"...người tiều phu hỏi : con muốn đi đường nào ?
- con sẽ đi trên con đường gồ ghề.
tuyết đã bắt đầu rơi và rơi nhiều, bước chân chú bây giờ đã in trên con đường gồ ghề, xuyên qua những cánh rừng, vất vã giẫm lên bờ lao sậy, chú hòa mình vào vạn thể của vũ trụ tất cả đều cùng một màu trắng trong như tuyết...
Bây giờ trước mặt chú là một con đường ngang dài...con đường tận cùng của trái đất."
Nammô bổnsư Thíchcamâuni phật.
Tuệquang




No comments:

Post a Comment