Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Tuesday, June 16, 2015

Ngón tay chỉ Trăng.

FB hỏi :
" Phật dạy không có gì để nắm bắt, vậy xin huynh hoan hỹ cho biết việc Ngón tay chỉ Trăng của Phật mang ý nghĩa gì ? " mô Phật.
                                                ------------------------------------------------

Aỏ tưởng là thấy khi nó không có.
Chân lý là thấy khi nó có.
" Ngón tay chỉ trăng " không phải là " hành trình đi và đến ", mà là tiến trình của một điểm được biến đổi từ NGÃ trở thành VÔ NGÃ .

Trước khi đi vào nội dung của phần ý nghĩa nầy, chúng ta thử đọc lại phẩm 32 trong tập truyện ngắn " Đường xưa mây trắng " của thiền sư Nhất Hạnh.

Chương 32: Ngón tay chỉ mặt trăng

" Một buổi chiều nọ, hai vị đại đức Sariputta và Moggallana đến thăm Bụt nơi tịnh xá của người và giới thiệu với Bụt một người quen thân của họ, du sĩ Dighanakha. Du sĩ Diganakha không phải là đệ tử của đạo sĩ Sanjaya nhưng cũng rất nổi tiếng, Dighanakha là cậu ruột của đại đức Sariputta. Nghe nói hai người thân nhất của mình đã xuất gia theo Bụt, ông tìm tới để hỏi thăm Bụt về giáo pháp của người. Thay vì mô tả và tường thuật, hai vị đưa ông đến trực tiếp gặp Bụt.
Diganakha nói với Bụt:
- Sa môn Gotama, ngài dạy giáo pháp gì? Chủ thuyết của ngài là chủ thuyết nào? Riêng tôi, tôi không thích một chủ trương hay một lý thuyết nào hết. Tôi không tin vào một chủ trương hay một lý thuyết nào hết.
Bụt mỉm cười hỏi:
- Vậy ngài có thích cái chủ trương "không thích" của ngài không? Ngài có tin cái chủ trương "không tin" của ngài không?
Vị du sĩ ngỡ ngàng. Ông ta nói liều:
- Sa môn Gotama, tôi thích hay không thích, tôi tin hay không tin, thì cũng như vậy thôi, điều đó không quan hệ gì mấy.
Bụt từ tốn:
- Một khi đã bị kẹt vào một chủ thuyết rồi thì người ta mất hết tự do, người ta trở nên độc đoán, cho rằng chỉ có chủ thuyết của mình mới là chân lý còn tất cả những chủ thuyết khác đều là tà đạo. Những tranh chấp và cãi cọ được phát sinh từ thái độ cố chấp này. Những tranh chấp và cãi cọ ấy có thể kéo dài bất tuyệt, làm mất rất nhiều thì giờ quý báu và có thể tạo ra xung đột và chiến tranh. Vì vậy cho nên kiến thủ là trở ngại lớn lao nhất trên con đường tu học.
- Kiến thủ là gì?
- Kiến là nhận thức, là quan điểm. Thủ là sự cố chấp. Kiến thủ là cố chấp vào một nhận thức hay một quan điểm. Cố chấp như vậy là bị kẹt, vì bị kẹt cho nên cánh cửa chân lý không còn cơ hội mở ra cho mình nữa.
Này ông bạn, để tôi kể cho ông bạn nghe câu chuyện này. Có một người lái buôn góa vợ kia đang sống với một đứa con trai năm tuổi. Anh ta cưng chiù con, xem đứa nhỏ là lẽ sống của đời mình. Một bữa nọ trong khi anh ta bỏ hàng đi vắng, kẻ cướp đến đốt xóm đốt làng, cướp bóc và bắt đứa con của anh đi theo. Khi về tới nơi, người cha trẻ thấy thi hài một em bé cháy đen nằm bên căn nhà đã cháy rụi của mình, anh ta tin ngay rằng con mình đã chết. Anh ta khóc lóc, làm lễ hỏa thiêu thân xác đứa bé, vì thương con quá, anh ta cất tro của đứa bé vào một cái túi gấm và đi đâu cũng mang theo bên mình. Mấy tháng sau, đứa con của anh ta thoát được tay ke cướp và tìm về được vào lúc nửa đêm. Nó gõ cửa đòi vào. Lúc ấy người cha trẻ đang ôm chiếc túi gấm đựng tro và than khóc một mình. Anh ta không chịu đứng dậy mở cửa. Anh ta tin rằng con anh đã chết thật rồi, và đứa trẻ đang gõ cửa ngoài kia là một đứa trẻ hàng xóm mất dạy nào đó đang cố tình trêu ghẹo anh. Vì vậy mà đứa con thật của anh ta phải thất thểu ra đi, và người cha khốn khổ kia vĩnh viễn mất đứa con duy nhất.
Này ông bạn, nếu ta cố chấp vào một chủ nghĩa và cho đó là chân lý tuyệt đối, ta sẽ lâm vào tình trạng của người cha trẻ kia. Ta sẽ không mở lòng ta ra được để đón nhận chân lý. Ta sẽ có cảm tưởng rằng ta không cần đi tìm sự thật nữa, vì ta đã có sự thật rồi. Lúc ấy nếu sự thật có tới gõ cửa tìm ta, ta cũng sẽ từ chối không mở cửa.
Diganakha hỏi:
- Vậy giáo pháp của ngài dạy có phải là một chủ nghĩa không? Cố chấp vào nó có phải là kiến thủ không?
- Giáo pháp của tôi chỉ dạy không phải là một chủ nghĩa hay một lý thuyết. Nó không hình thành do công phu suy tư và ức đạt của trí năng, như những chủ thuyết chủ trương về bản chất của vũ trụ, cho rằng bản chất ấy là lửa, nước, là đất, là gió hay là thần linh hoặc cho rằng vũ trụ hữu hạn hay vô hạn, hữu biên hay vô cùng v.v...
Trí năng ức đạt và suy tư về sự thật cũng như con kiến bò quanh miệng bình bát không đưa ta đi đến đâu cả.
Không, giáo pháp của tôi dạy không phải là một chủ thuyết xây dựng trên trí năng. Đó là kinh nghiệm thực chứng, những gì tôi nói ra tôi đều đã thực chứng, và ông bạn cũng có thể kiểm điểm lại bằng kinh nghiệm thực chứng của ông bạn. Tôi nói vạn vật là vô thường và không có tư ngã. Điều này tôi đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói vạn vật nương vào nhau mà sinh khởi, tồn tại, và hoại diệt, chứ không phải xuất phát từ một nguyên nhân đầu tiên nào hết. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói quán chiếu về vô thường, vô ngã và duyên sinh thì có thể đạt tới giải thoát và an lạc. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Những điều tôi nói không có mục đích thuyết minh về vũ trụ mà chỉ có mục đích hướng dẫn sự thực tập và chứng nghiệm thực tại. Lời nói không diễn tã được thực tại, chỉ có kinh nghiệm trực tiếp mới làm cho ta tiếp xúc được với thực tại.
Diganakha thốt lên:
- Hay quá, hay quá, sa môn Gotama! Nhưng trong trường hợp mà có người nhận thức giáo pháp của ngài như một chủ thuyết thì sao?
Bụt im lặng gật đầu:
- Du sĩ Diganakha, câu hỏi của ông bạn hay lắm. Giáo pháp của tôi không phải là một chủ thuyết do trí năng tạo dựng, nhưng sau này và ngay cả bây giờ nữa, đã có thể có những người nhận giáo pháp ấy như một chủ thuyết. Tôi cần nói rõ: giáo pháp của tôi là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, cũng như ngón tay chỉ lên mặt trăng không phải là mặt trăng. Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả. Giáo pháp của tôi là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi. Chiếc bè là để giúp ta qua sông chứ không phải để ta vác lên trên vai mà tự hào. Này các bạn, giáo pháp tôi dạy cũng như một chiếc bè. Phải sử dụng nó để đi sang bên bờ bên kia, bờ giải thoát.
- Xin Bụt chỉ bày cho tôi con đường có thể vượt thoát được những cảm thọ sầu khổ.
- Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu, cảm thọ khó chịu và cảm thọ không dễ chịu cũng như không khó chịu. Cả ba loại cảm thọ đều có gốc rễ hoặc trong thân thể hoặc trong tâm ý và nhận thức. Cảm thọ có sinh có diệt như bất cứ hiện tượng tâm vật lý nào. Phương pháp tôi chỉ bày là phương pháp quán chiếu. Quán chiếu để có thể thấy được bản chất và nguồn gốc của các cảm thọ, dù là lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ. Thấy được nguồn gốc của các cảm thọ rồi, ta sẽ thấy được bản chất của cảm thọ. Ta sẽ thấy cảm thọ cũng có tánh vô thường và vô ngã như tất cả các pháp khác. Sự sinh diệt của chúng dần dần sẽ không động được tới ta. Hầu hết các cảm thọ khổ đau của ta đều bắt nguồn từ nhận thức sai lầm của ta về thực tại. Nhổ bật gốc rễ của những sai lầm ấy lên thì khổ thọ không còn. Các vị nên biết: nhận thức của con người đầy dẫy sai lầm. Vạn pháp vô thường mà cho là thường, vạn pháp vô ngã mà cho là ngã. Đó là vô minh. Vô minh là nguồn gốc của khổ đau. Tu tập đạo giải thoát tức là diệt trừ vô minh của nhận thức. Điều này quý vị chỉ có thể thực tập bằng phép quán chiếu chứ không thể thực tập bằng cách cầu nguyện và tế tự...."
Cuộc sống của thế tục là căn nhà vô minh đầy phiền não, ngày Thái tử Tất đạt Đa quyết định trốn thành ra đi là thời điểm của sự giác ngộ, ngài thoát ra khỏi vũng lầy của ao tù đã gắn bó ngài trong hằng bao năm qua, ngài đã diệt trừ được vô minh của nhận thức, ngài cắt ái từ thân, tự buông bỏ tất cả những gì không phải là của mình để trở về căn nhà củ, nơi đó là thiên nhiên, mọi sự vật đều được tự do tăng trưởng và thay đổi để trở thành cái đẹp tự nhiên và thiêng liêng của nó.
Aỏ tưởng là cái thấy khi nó không có, đó là hiện tượng nằm mơ, người mở mắt chưa hẵn là tỉnh thức bởi vì cơn mơ được kéo dài và lúc nào cũng muốn nó trở thành sự thật vì thế giấc mơ không bao giờ chấm dứt. Mơ có sự thương xót hay ban thưởng bởi thần linh, mơ để thấy đấng bề trên đến cứu rỗi để cuộc đời lúc nào cũng hạnh phúc tươi đẹp giàu sang như ý muốn và rồi cũng muốn mình trở về với cõi cực lạc hay thiên đường sau khi chết...
Chân lý " duyên sanh " ra đời thì việc nằm mơ là cái không thể, mọi vọng tưởng đều phải dừng lại, nên đấng sáng tạo và linh hồn sẽ không bao giờ hiện hữu, mặc dầu vậy nhưng niềm tin lúc nào cũng đi trước. Người đến tham vấn đức Phật là một tu sĩ Bàla môn, ông nghĩ rằng đó là một giáo điều, một chủ thuyết mới được đặt ra để sáng lập thêm một tông phái ở Ấn Độ.
Chủ thuyết là do con người đặt ra hay sáng lập ra, nó có thể thay đổi theo nhu cầu hoàn cảnh hiện tại, như chuông mõ, tế lễ, cúng kiến, cầu xin...tin có đấng sáng tạo, có thần linh, có linh hồn là một chủ thuyết về pháp CÓ được tồn tại. Người tin vào giáo điều là cố chấp vào một pháp, người chấp CÓ sẽ khổ đau vì CÓ và rồi cánh cửa tâm hồn luôn khép kín không thể nào đón nhận những tin hoa mới lạ. Hành trình có điểm khởi đầu và kết thúc là một chủ thuyết có mục đích giống như những chú kiến bò quanh miệng chén. Chủ trương: không thích, không tin, tức là tư tưởng không bằng lòng với sự hiểu biết mình đang có, nó trở thành độc đoán và rồi những gì phi chân lý sẽ trở thành chân lý đối với họ.
Đức Phật hỏi : các ông không thích, không tin về lý duyên sanh vậy tin có đấng sáng tạo không ?
- Tin là CÓ nhưng chưa thấy.
Phật giải thích : thấy mà không Có, đó chẵng khác gì mơ.
Vạn pháp là duyên sanh không tự ngã, không do một đấng nào tạo nên hay từ một nguyên nhân đầu tiên. Thượng đế có chăng cũng có thể là người thiếu hiểu biết, vì nếu như biết thì không tạo ra thế giới đầy đau khổ nầy. Do vì không thấy mà tin nên gọi là mơ. Vô thường, Vô ngã và Duyên sanh là tiến trình đi vào thực tại về cảm giác an lạc nhận ra ở chính mình, đó là kinh nghiệm thực chứng, nó biến đổi từ gỉa ra thật để lột xác buông bỏ vọng tưởng CÓ từ đam mê dính mắt, từ Ngã trở thành Vô ngã.
Giáo lý đạo Phật không phải là chủ thuyết mà là triết lý nói về chân lý của vũ trụ, cho dù đức Phật không nói ra thì xưa nay chân lý Vô thường, Sanh lão bệnh tử, Thành trụ hoại diệt, chúng vẫn vậy.
Ngón tay chỉ trăng, không phải là hành trình một chiều của điểm đi và đến, người đi không thể quay lại vì tất cả đã thuộc về qúa khứ mà là xão diệu của " Mơ trong Mơ " đối với người chấp vào giáo điều. Ngón tay là biểu tượng cho một phần của thân thể do tứ đại tạo thành mà thân thể là gỉa tạm tức từ bản Ngã, nên cho dù ngón tay có chỉ bất cứ điều gì đi nửa thì nó cũng không thật. Đó là Mơ.
Thần giáo chấp thân thể là linh hồn ở bất cứ nơi đâu tồn tại và bất tử vì không một thứ vũ khí tối tân nào có thể xuyên qua nó. Đó là chủ thuyết. Người tu theo đạo Phật mà tin có thần thánh hay linh hồn là tự mình hỏa tán một vị Phật trong tâm.
Trăng là vật thể ai cũng có thể nhìn thấy, Trăng không có bóng, bóng Trăng chỉ xuất hiện nơi có ao hồ, nước đọng cho nên Trăng không có linh hồn thì thượng đế cũng không có linh hồn, khi một vật thể chính nó đã không có linh hồn thì làm sao tạo ra được cái có linh hồn ? mà Trăng là cái có từ vô thỷ, xưa nay vẫn vậy, nó không thể tự nó sanh ra nó được nên Trăng là Vô ngã, chính là cái bất sanh bất diệt thuộc về chân lý của vũ trụ. Khi hành giã đạt được trạng thái an lạc cả hai thân và tâm là lúc chẵng còn cái gì để buông bỏ, cũng chẵng có cái gì để cho nên nói là: " chẵng có gì để nắm bắt."
Giác ngộ không phải là hành trình đi tìm thượng đế hay phật tánh, nên Trăng không phải là điểm dừng. Người đi tìm tức là tưởng rằng đã đánh rơi phật tánh hay thượng đế ở đâu đó, càng tìm kiếm thì càng gian khổ đó là hành trình đi trong Mơ.
Người qủa quyết phật tánh hay thượng đế chưa hề bị thất lạc, người  đó có cơ hội nhận ra thì giấc Mơ sẽ chấm dứt !!!. Thượng đế hay phật tánh là bản thể của chúng ta làm sao đánh mất nó được, chỉ có thể là quên thôi.
Chúng ta có tâm trí tạo ra giấc mơ nhưng chúng ta không có mắt để thấy được chân lý, người thấy cả Ngón Tay và Trăng là chấp vào một chủ thuyết chỉ biện luận chứ không đi đến kết luận. Trăng là hiện tượng nhưng bản thể luôn thanh tịnh, nó có không do duyên sanh bởi vì nó không có tự Ngã là biểu tượng cho một chủng tử lúc ban đầu,  không có việc chứng ngộ hay hạnh phúc gì ở nơi đó, bởi vì tất cả mọi thứ đều đã có sẵn tự bấy lâu rồi...
Ngón tay chỉ Trăng là một tiến trình được dừng lại khi mọi thắc mắc và câu trả lời không còn để đưa ra.

Tuệquang






No comments:

Post a Comment