Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Thursday, December 26, 2013

LÝ BẤT NHỊ !!!

Trước khi đi vào lý bất nhị, TQ xin mời các đạo hữu cùng ôn lại sự tiến trình của tạo hóa qua cái nhìn của Lão giáo bên Trung Hoa trước thời Xuân Thu. " Vô vi sanh thái cực, Thái cực sanh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sanh tứ tượng, Tứ tượng sanh bát quái, Bát quái sanh vô lượng." tạm dịch theo thứ tự là : " Hư không sanh ra các thể < ánh sáng, màu sắc, thể rắn, thể lõng, thể đặt, thể khí...> Thể sanh ra trời đất, Trời đất sanh ra 4 mùa, 4 mùa sanh 8 hướng, 8 hướng sanh ra núi, sông, vạn vật, cỏ cây...".
Triết lý này cũng đồng quan điểm với giáo lý " vạn pháp do duyên sanh " của đạo phật phủ nhận thuyết thần quyền, tất cả vạn vật có đều do một đấng tạo ra. Triết lý này về sau đức Khổng Tử viết lại gọi là Kinh Dịch là kinh thứ tư trong ngũ kinh < Thi, Thư, Lể, Dịch và Xuân Thu >. Kinh Dịch là nói về sự biến đổi thành hình của vũ trụ theo qui luật của tạo hóa. Vòng tròn, trong vòng tròn có nửa Trắng nửa Đen, trong đen có chấm trắng, trong trắng có chấm đen, gọi là " Thái cực đồ " là lý thuyết Âm-Dương. Vì không có đủ tài liệu để diển đạt triết lý này nên dần dần về sau Kinh Dịch được xem như là bói toán, bóc quẻ, phong thủy, cho nên họ dùng biểu tượng " Thái cực đồ " vẽ trên tấm kiếng, chung quanh có lưới nhện bao bọc bởi 8 cạnh để trên cửa ra vào dùng trừ khử tà ma, nên gọi là " gương bát quái ". Vậy Bát Quái là gì ? gồm có 8 Can: Càn <trời>, Khôn <đất>, Khảm <nước>, Tốn <gió>, Ly <lửa>, Chấn <sấm>, Cấn <núi>, Đoài < hồ,ao>. mỗi Can chỉ cho 1 hướng.
Nhìn vào bức minh họa, đó là triết lý cổ xưa hàng thiên niên kỷ của người TrungHoa dựa theo giáo lý vạn pháp do duyên sanh của nhà phật. Thuyết Âm-Dương là nói về thể tính của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, ở đây chúng ta tạm dùng con người để làm dụ cho thực tế.
Dương là chỉ cho Nam có tánh năng động, tích cực, sáng tỏ, rắn chắc...chỉ cho những gì ở trên mặt đất, họ dùng từ sao Thái Dương chỉ cho mặt trời là nói về ban ngày. Âm là Nữ có tánh lạnh nhạt, mờ tối, nhu nhược có tính tiêu cực, dể động lòng...chỉ những phần ở dưới mặt đất, họ dùng từ sao Thái Âm chỉ cho mặt trăng tức là đêm. Rồi khi Âm Dương kết hợp < nhật thực hay nguyệt thực > sanh ra 1 vật thể có tên gọi...,thì đạo phật gọi đó là: duyên sanh pháp....với giáo lý của đạo phật thì do trùng trùng duyên khởi tạo thành ngài dùng 10 điều để chỉ cho hiện tượng này gọi là: " thập như thị ":  như thị TƯỚNG, như thị TÁNH, như thị THỂ, LỰC, TÁC, NHÂN, DUYÊN, QỦA, BÁO, như thị BỔN MẠT CỨU CÁNH.  Tất cả các vi trần đều độc lập nên không có cái gì tự nó sanh ra nó, nói có là do đủ yếu tố nhân duyên. Thí dụ Âm Dương là 2 cọc của 1 bình điện được tách rời xa, khi nhân duyên đủ để cần có thì Âm Dương kết nối lại tạo ra nguồn cho ra : ánh sáng, hơi nóng, hơi lạnh, gió, tạo sóng, máy nổ...hiện tượng nầy cũng là sự tạo ra con người biểu lộ qua tánh thất tình : " mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn ".  Trong trắng có chấm đen, trong đen có chấm trắng là ý nói trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Trong Nữ có Nam < tử vi gọi là Dương nữ>, trong Nam có nữ < Âm nam>...
Lý bất nhị tức là: không phải 2.
Dựa theo bức minh họa, trắng đen, âm dương là chỉ cho sự đối đải luôn luôn có sẵn trong mỗi con người vì do sự kết hợp bởi nhân tố đầu tiên, trong chúng không hề có màu sắc, bản thể luôn luôn trong sạch và thanh tịnh, do vì có cái khác dính lại với nó nên nói Đen để phân biệt với cái Trắng. Vòng tròn là chân lý tuyệt đối nơi đó không có điểm khởi đầu, bao bọc hai thứ đối đải. Đối đải có là do bản ngã tạo ra : tranh đấu hơn thua, đúng sai, phải trái, trong ngoài, lớn nhỏ, cao thấp...người còn dính vào đối đải trắng đen thì giống như 2 con chim bị nhốt trong lồng không có ngày ra, nhờ có trí tuệ sáng suốt nên biết chúng là 1 pháp do nhân duyên sanh nên không còn sanh tâm phân biệt, có vô phân biệt trí là giải thoát, đó là hình ảnh 2 con chim trắng, đen được tách rời bay ra khỏi lồng tự tại vỗ cánh trong ngàn phương.
*- Trắng đen, trong ngoài không phải 2:
Trong trắng có đen, trong đen có trắng, hình Thái cực đồ, nói có trong tức có cái đối lập là ngoài, dựa theo bức minh họa thì ngoài là chổ nào ?  bên ngoài của trắng tức đen, bên ngoài của đen tức trắng, chúng dung hòa nhau trong 1 vòng tròn tuyệt đối của bản thể chung cùng. Thí dụ khi mình khát nước, khát là sự thèm muốn đòi hỏi phát suất ra từ bên trong, nước là từ bên ngoài, khi đưa vào chúng dung hòa nhau khát biến mất. Cho nên trắng đen, trong ngoài là 1. Thấy 1 là cái thấy Như Thị.
*- Trung tâm điểm là chấm giửa của 1 vòng tròn, nói có trung tâm tức có chu vi để so sánh. Tâm là cái dung chứa trắng đen, thiện ác, vòng tròn là chu vi là chân lý tuyệt đối. Khi tâm giao động: nếu đen nhiều hơn thì sanh ác pháp, nếu trắng nhiều hơn thì sanh thiện pháp. Khi tâm hoàn toàn trắng thì ác pháp không còn, bởi vì không lưu giữ đen lại để so sánh nên thiện cũng không còn có tên. Nên nói tâm rỗng không là vậy. Nhưng hãy nhớ một điều, 2 chấm trắng và đen không bao giờ biến mất bởi vì chúng là nhân tố đầu tiên, người còn sống là nó còn, nếu 1 giây vô minh bất giác khởi lên thì thiên đàng biến thành điạ ngục, khi tỉnh thức biết chúng không phải 2 thì từ phiền não chuyễn bồ đề, sanh tử đến niết bàn trong nháy mắt.
**-Trong âm có dương, trong dương có âm, trong nam có nữ trong nữ có nam:
Khi cơn giận của qúi bà hiện ra thì hình tướng sẽ thay đổi, nam tánh lộ ra vì đến lúc nhu cầu cần xử dụng, cô ấy sẽ hung hăng, lớn tiếng, đôi khi tàn nhẫn hơn bất cứ một người đàn ông nào < trong âm có dương >. Nếu người đàn ông biết nhịn thì tánh nam trở thành tánh nữ lúc ban đầu: mềm mại, nhu hòa dể tha thứ... < trong dương có âm > lúc đó âm dương được kết nối trở lại vì trạng thái được cân bằng nên việc đối đải được thiết lập bình thường trở lại , đèn sáng, gió mát... mọi sinh hoạt an vui hạnh phúc tạo ra từ nơi đó. Nếu qúi ông không xuống nước < do bản ngã quá mạnh > thì vấn đề sẽ xãy ra. Vì dương gặp dương, 2 cực cùng chiều nên đẩy nhau, từ từ đưa dần xuống địa ngục, kẻ thương tích người ở tù...pháp nhẫn thuộc về âm tính có sức chịu đựng lâu dài như mặt đất, biểu tượng cho người Mẹ với lòng từ bi vô lượng...nếu chúng ta biết quán chiếu thấu hiểu được điều này thì những đối đải chính là cuộc sống mà không cần phải cầu nguyện để có niết bàn hay cực lạc. Hạnh phúc không phải ở cuối đường để mọi người nổ lực đi tìm, mà nó có là do mình tạo ra ngay trên từng bước chân đi. Đối lập là cái chấp đúng chấp sai, phân chia ra phải trái là cái chấp nặng nhất của con người. Phải gọi là đúng, trái cho là sai, rồi vì muốn hơn thua nên so tài quyết tử...đến chung cuộc thì:


tay trái hay tay phải cũng đều là tay của mình. Đối đải là nhị nguyên nhưng chung cùng 1 bản thể, chúng là của mình, chúng thuộc về mình ngay từ lúc ban đầu để trở thành Bản lai diện mục...thử chiêm nghiệm lại xem, phật dạy khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần  nên sanh ra 6 thức phân biệt. Chính 6 căn ngay từ lúc ban đầu chúng đã là nhị nguyên nhưng không có sự phân biệt. Nhãn < 2 mắt >, Nhĩ < 2 tai > Tỷ < 2 lổ mũi >, Thiệt < miệng, lưỡi >, Thân < 2 tay,2 chân >, Ý < não trái, não phải >...do vì có 2 nên sanh ra phân biệt trái phải, hãy nhìn xem chúng không khác nhau, nếu tất cả đều là 1 thì mọi thứ sẽ đặt đúng chổ...vì vậy phật dạy phải dùng đến con mắt thứ 3 đó là tuệ nhãn thì mới thấy được điều nầy. Thái cực đồ hay bản lai diện mục nó giống như tấm gương, trong nó không có sự lựa chọn hay phân biệt, bất cứ cái gì đến từ bên ngoài, đứng trước nó thì nó sẽ cho ra như vậy không làm đẹp hơn hay xấu đi. Cội nguồn tâm thức của chúng ta là như vậy. Chân lý là sự kết hợp giữa cái bên ngoài và bên trong mà cả 2 cùng là 1 thể tánh tịnh minh. Chân lý là cái bao bọc, bảo vệ cái nhị nguyên, khi nhị nguyên, đối đải không còn thì vòng tròn chân lý cũng không tìm đâu ra.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi : " Tôi có muốn sanh ra ở thế giới này không ? ", nếu không muốn thì tại sao Tôi có mặt ? , nếu như muốn thì lúc đó Ai muốn để sanh ra ? mình không thể tự làm chủ hay quyết định bất cứ điều gì cho chính mình dù muốn hay không thì hãy hoan hỹ chấp nhận mọi thứ đến với mình, bởi vì cái Tôi, cái Ta tìm không thấy nên nói : Vô ngã...là vậy.
 Chân lý là gì và tại sao phải đi tìm ? Thân tướng là gỉa hợp do duyên sanh tạo thành, bản chất nó không thật thì đi tìm cái thiêng liêng vĩnh hằng để làm gì ? Phật dạy đừng ôm giữ lấy cái tri kiến riêng tư của mình, buông bỏ được là giải thoát, nghĩa là không bám viú vào ngôn ngữ văn tự, bởi vì tất cả các pháp nó đã như vậy là như vậy.
Tóm lại : trắng đen, thiện ác là 2 mặt của 1 đồng tiền luôn ở trong tâm trí mình, nhờ có Tuệ nhãn soi rọi nên biết nó là như vậy mà không ai có quyền bắt chúng phải như vậy nên mình không thể làm sao hơn. Muốn thấy cõi Tabà hay Cực lạc chỉ cần trở mặt của đồng tiền thì cảnh giới sẽ chuyễn đổi theo tâm ý mình và chấp nhận với nó thì mọi việc sẽ ổn định, bởi vì đừng bắt mọi người phải tuân theo ý mình mà hãy dung hòa ý mình với ý của người khác để mọi thứ được quân bình trở lại thì hạnh phúc, sung sướng phát sinh như cây nở hoa liền tại đó. Cây nhỏ nở hoa thì có vẽ đẹp và hạnh phúc của cây nhỏ, cây lớn thì có hạnh phúc của cây lớn...hiểu được như thế thì sự đối đải về lớn nhỏ, ít nhiều sẽ không còn nên hạnh phúc đều như nhau vì vậy qủa bồ đề là 1. Đó là chân lý bất nhị.
Nammô bổnsư Thíchcamâuni Phật

Tuệquang

2 comments:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ý Thức là Tất Cả ” của Peter Francis Dziuban do Ông Vũ Toàn biên dịch và gửi tặng. Đây là một quyển sách nói về Phật tánh ( Tánh Biết, Bản lai diện mục, Chơn Tâm…) do một tác giả Tây Phương viết với văn phong hiện đại. Một quyển sách chỉ trực tiếp cho hành giả thấy lại “ viên ngọc bỏ quên trong chéo áo của mình ”. Cảm nhận riêng tôi đây là một tác phẩm rất xuất sắc. Thật là một duyên lành, phước báu lớn cho người tìm đạo khi đọc quyển sách này. Cùng vài quyển sách Đạo khác. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi quyển sách này và vài quyển sách Đạo hay, đến các bạn

    ReplyDelete
  2. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ý Thức là Tất Cả ” của Peter Francis Dziuban do Ông Vũ Toàn biên dịch và gửi tặng. Đây là một quyển sách nói về Phật tánh ( Tánh Biết, Bản lai diện mục, Chơn Tâm…) do một tác giả Tây Phương viết với văn phong hiện đại. Một quyển sách chỉ trực tiếp cho hành giả thấy lại “ viên ngọc bỏ quên trong chéo áo của mình ”. Cảm nhận riêng tôi đây là một tác phẩm rất xuất sắc. Thật là một duyên lành, phước báu lớn cho người tìm đạo khi đọc quyển sách này. Cùng vài quyển sách Đạo khác. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi quyển sách này và vài quyển sách Đạo hay, đến các bạn

    ReplyDelete