Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Tuesday, January 7, 2014

THIỀN SƯ và DIỀU !!!


Như lần chia sẻ vừa qua nơi bài " lý bất nhị ", TQ có đưa ra 1 vấn đề: Có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi: " Tôi có muốn sanh ra ở thế giới này không ? " rồi hãy cùng nhau tư duy...nếu không muốn, thì tại sao bây giờ tôi có mặt ? và nếu như muốn thì lúc đó Ai có mặt để trả lời ? cho nên về mặt hiện tượng của hữu vi pháp đức Phật gọi thân này là không thật, là huyễn ảo. Thân tứ đại này là giã do nhân duyên kết hợp, vì thế nên cái Tôi, cái Ta tự nơi thân mình không thật có, đã không thật thì làm sao nhìn thấy được cái thật của chân lý tuyệt đối ? đã không thấy biết thì làm sao đi để tìm ? cho nên tất cả mọi hiện tượng đều là ảo tưởng... vậy ảo tưởng là gì ?
Ảo tưởng là cái thấy khi nó không hiện hữu, cho nên tất cả cái thấy đều là ảo giác không còn khách quan nửa mà nó trở thành chủ quan, đó là cái thấy của bản ngã được tạo ra, chuyễn từ ảo thành thật...cho nên tất cả mọi thứ từ bên ngoài đến với chúng ta đều giống như trăng đáy nước, vì do vọng tưởng nên thấy mọi thứ đều tốt đẹp rồi thay đổi chúng thành nhiều hình dáng khác nhau theo tâm ý riêng của mình. Bản ngã là cái nó tự gạt mình để đem mọi thứ về làm CỦA riêng. Tại sao những cái ảo lại là của riêng tôi, khi thân nầy đã không thật thì CỦA  làm sao được tồn tại ?
Thí dụ: như mình muốn xây hay mua căn nhà để ở thì... nhà này là nhà của tôi, rồi sau khi tứ đại tan rã thì nhà này thuộc về người khác, cái của tôi không còn, bấy giờ nó trở thành cái của người khác và rồi cứ như thế, cho nên cái CỦA  là chung không thuộc riêng ai. Khi mình nói chuyện đối diện với  người bạn, hơi thở " của ta " vừa mới thở ra thì lặp tức nó nằm vào bên trong của bạn mình liền trong khi thân tứ đại vẫn còn nguyên, thế thì cái của ta bây giờ nó thuộc về của ai đó...ngay như người khám phá ra lục địa hay người đặt chân lên mặt trăng trước, không có nghĩa mặt trăng hay lục địa là của riêng họ.  Phật dạy hãy buông bỏ mọi thứ Của đi thì thân mình sẽ nhẹ nhàng vì không còn gì để ràng buộc. Tất cả pháp, mọi vật thể đều thuộc quyền sở hữu của tạo hóa, nếu chúng ta lấy đi để đem về làm của riêng tức là mình đã cướp đi một phần của tạo hóa, thế thì luật nhân qủa của vũ trụ có tha cho ta hay không ? quán chiếu thấu hiểu được điều này thì vọng tưởng sẽ được viễn ly một cách dể dàng.
Vậy thì chân lý là gì ? nếu mọi thứ đều là ảo giác ? mình dùng cái gì để giác ngộ ?
Chân lý là vòng tròn bao bọc cái nhị nguyên, đối đãi, nó là cái thuộc bên ngoài, mắt chúng ta làm sao thấy được cái hằng hà sa ở bên ngoài ? khi 1 vật xa khỏi tầm mắt hay kề sát vào trước mặt, mình không biết rõ chính xác nó là gì thì làm sao thấu hiểu được chân lý bên ngoài...nếu chúng ta nói " Tôi thấy ", thì cái thấy đó do bởi Ai ? do cái gì mà thấy ? cái chân mày kế bên con mắt mà không thấy biết thì sao gọi là Thấy... nếu chúng ta thấy được toàn diện thân thể của chúng ta...thì bản thân đó thuộc về cái đối tượng bị Thấy, nên chắc chắn nó là không thật của ta, đúng hok ? thí dụ cho dễ hiểu, khi chúng ta nói " Tôi đã thấy Phật ", tức có nghĩa mình không phải là Phật...cho nên những cái Ta thấy chúng không phải là của mình thì đừng có ôm giữ hay nắm bắt làm gì...người chạy theo cái ảo giác bên ngoài thì vĩnh viễn không bao giờ biết mình là 1 vị Phật.
Qua bức minh họa " thiền sư và diều ". Thiền sư là 1 hành giã, diều là Tuệ nhãn là con mắt thứ 3 đứng từ bên ngoài thấy biết trước mọi thứ để sắp xếp ôn̉ định lại vị trí cho đúng chỗ mỗi khi chúng ta cần đến...thế gian thường dùng danh từ " linh tính " hay " giác quan thứ 6 " là ý chỉ con diều này. Tuệ nhãn tuy là bổn giác nhưng không phải lúc nào cũng luôn luôn xuất hiện, khi GIỚI có tức không phạm, ĐỊNH ổn thì lúc đó TUỆ nhãn  mới sanh, đây là tông chỉ thiền của nhà Phật. Trong lúc thiền không phải là dứt bặt mọi niệm tưởng, mọi suy nghĩ, ngay cả việc nghĩ thiện hay nghĩ ác, tất cả mọi suy nghĩ đều phải buông bỏ...không phải thế!!! nếu không có sự suy nghĩ thì chúng ta biết cái gì sai để vứt bỏ ? diều chính là tuệ nhãn sẽ giúp chúng ta làm việc này mỗi khi hành thiền...
Khi chúng ta đứng trước 1 tấm gương, hình tướng như thế nào sẽ được hiện rõ trong đó, ta thấy hình nhưng hình không biết ta...nếu muốn thấy được toàn diện của cái Ta này thì cần phải có đôi mắt thứ 3 đứng phía sau gương nhìn thẳng vào bản ngã, nhìn sâu vào bên trong, đó là cái thấy của đôi mắt nhìn đối diện, nên bản ngã trở thành cái bị thấy do đó mọi vọng tưởng hay ảo giác biết đó là không thật là lúc thiền sư đang thả diều vận dụng tuệ nhãn để đừng bị ảo giác đánh lừa, nó chính là sự quyết định của mọi suy nghĩ về sự buông bỏ...chỉ có đôi mắt bên ngoài mới thấy được chân lý ở bên ngoài mà thôi, < giống như 2 người đang đánh cờ, người thứ 3 đứng bên ngoài mới thật sự biết được ai là người sử dụng đi đúng quân cờ. >.
Thiền sư, diều và sợi chỉ tất cả đều là 1, là cái kết hợp giữa bên ngoài và bên trong, do vì cái thấy sai lầm của ảo giác rồi chấp cho đó là thật nên mới có ra những thứ đối đãi tranh đấu hơn thua...do nhờ có thả diều tức là lúc Thiền quán nên thấy biết được đâu là thật đâu là giã, do vậy mọi thứ nắm bắt về dục lạc, đam mê luyến ái, ngay cả việc chứng ngộ hay gọi là có phước đức cũng đều phải vứt bỏ, khi tất cả mọi thứ không còn thì thân này trở nên trống rỗng và thanh tịnh, toàn bộ bản thể được thông suốt, đó là lúc " nhận ra chính mình " bằng đôi mắt trí tuệ là diều đang bay trước mặt.
Nammô bổnsư Thíchcamâuni Phật.

Tuệquang

No comments:

Post a Comment