Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Thursday, December 12, 2013

BÊN TRONG / NGOÀI CỬA CỔNG

Hiện nay hầu hết tất cả các phi trường, những ai muốn dùng phương tiện máy bay để đi, không phân biệt màu da, chủng tộc, quan hay dân, đều phải đi qua một cửa cổng An-ninh để kiểm soát < Airport Security Checkpoint >, người đi qua cổng nầy phải theo quy luật, buông bỏ tất cả mọi thứ không được cất giữ bất kỳ một vật gì dù là chỉ nửa chai nước lọc để uống...đó là quy tắc chung của các quốc gia trên thế giới để mọi người cảm nhận được sự an toàn khi đi, bớt lo sợ đối với những kẻ có chủ tâm hành động cố ý tạo ác...
Cửa là chỉ cho sự cách biệt giữa bên ngoài và bên trong, Cửa là trung tâm điểm nơi đó không có sự phân biệt, nên Cửa là chổ chứng ngộ là cửa cổng để hành gĩa bước vào. Thế giới bên ngoài là sự hổn loạn bởi Ma tâm, lôi kéo, quyến rũ, dụ dỗ, lường gạt, giết chốc...tất cả đều do cái bản ngã tạo ra, mọi giai cấp, quyền lực có là cũng do lòng tham vọng bởi bản ngã tạo ra chứ không phải tự nhiên mới sanh ra là thuộc vào giai cấp liền...bên trong cửa đó là Phật tâm, là cốt lõi nơi căn nhà của chính mình...cho nên tâm Phật, tâm Ma cách nhau chỉ 1 bước. Bên ngoài là sự tự do tranh giành hơn thua của bản ngã, bên trong là sự tự tại vô ngại khi bản ngã được Buông bỏ đi...Ngã là cái bóng đeo theo mình, muốn bỏ ngã, làm mất cái bản ngã thì tự thân mình ańh sáng trí tuệ phải cực kỳ chói rọi, đó là : phải giữ Giới, thiền Định, dùng Tuệ giác để quyết định mọi sự việc theo đúng chân lý thì bóng sẽ không còn,  ngã mất. Đó là lúc mình sống với hào quang ańh sáng viên minh luôn luôn và lúc nào cũng sẵn có.
Nơi bên trong cổng không phải là biển ái sông mê mà là mặt hồ tin̉h lặng, nơi đó không có sóng gió, chỉ có sự yên tin̉h, trong sạch, tươi mát cả ngày cũng như đêm, không có tiếng nói ồn ào của thị phi nhân ngã, mọi ngữ ngôn văn tự cũng đều vắng mặt, chỉ có tiếng hót < chim đứng bên trong > trở thành tiếng pháp, nghe pháp, hành pháp, sống trong chánh pháp với 1 trạng thái vô ngã của Niết Bàn thường lạc.
Ánh sáng trí tuệ là trùm khắp, pháp giới là nhất chân, giác ngộ là cửa cổng nơi đó không có sự ranh chia biên giới hay phân biệt bên ngoài hoặc bên trong, không còn mơ tưởng bất cứ 1 thứ gì lưu lại để trở thành ký ức, không có sự phân chia 2 bờ mà chỉ khác nhau về trọng lượng, người còn thèm thuồng luyến tiếc cái bản ngã do dự không nỡ bỏ đi < ví hành giã đứng trước cổng > thì sẽ bị đắm chìm trong lục đạo bởi tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến...chỉ có sự Buông bỏ không còn nắm giữ bất cứ 1 vật gì ở trên tay thì cái bóng bám víu sau cùng của bản ngã tự nó cũng phải biến mất để trở thành vô nhất vật thì hành giã sẽ nhẹ nhàn ung dung bước qua...bởi vì cửa đó là cửa KHÔNG...người qua được thì nhẹ nhàn như đứa trẻ thơ, lúc đó hành giã có thể 1 tay chỉ Trời, 1 tay chỉ Đất vừa đi vừa nói : " Trời có luật nhân qủa của Trời, trong thiên hạ có quy tắc của thế gian." nhưng cho dù  LUẬT  hay QUY TẮC  cũng không bao giờ kết tội một trẻ sơ sanh. Vầng thái dương < ánh sáng lóe sau rừng cây> sẽ hân hoan chào đón 1 người vừa Tin̉h thức.
Nammô Bổnsư Thíchcamâuni Phật.

Tuệquang

2 comments:

  1. Dieu Yen Nguyen xin huynh giai thich them tai sao qua cong lai nhu dua tre tho a. Adida phat
    Yesterday at 8:02am · Unlike · 1
    Tue Quang Nguyen chào Dieu Yen Nguyen bây giờ TQ nói chậm chậm nhé. Trước hết, xem như chúng ta mỗi người đều đang là 1 hành gĩa , người đang tu thì cũng giống như Gã Cùng Tử bỏ nhà đi hoang < trong kinh Pháp hoa >, làm việc cực nhọc, gùi, gánh đủ thứ tất cả những gì cái bản ngã đòi hỏi. Rồi 1 ngày liễu ngộ được chánh pháp muốn trở về nhà của mình, thì theo thế gian mình phải mua vé máy bay để đi...trước khi lên máy bay thì phải đi qua cổng An ninh để kiểm soát, vì hiểu rõ qui luật nên mình phải tự buông bỏ không mang theo bất cứ một vật gì trên mình, tự do qua cổng, mình trở về nhà. Với đạo Phật, TQ lấy cổng an ninh để làm dụ, tạm gọi là cửa Không < không người cũng không vật, không người ở đây là ý chỉ cho không còn bản ngã...không vật là buông bỏ, không còn dính mắc bởi cảnh trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nửa.> cho nên người qua cổng được cũng mang đầy ý nghĩa là trở về nhà mình để nhìn lại chính mình...là cái Bản lại diện mục từ khi mình mới sanh ra..." nhân chi sơ tánh bổn thiện " cho nên mình ví như là trẻ thơ. Trẻ thơ bây giờ hình tướng không phải như trẻ thơ lúc ban đầu...mà là sự trưởng thành đầy kinh nghiệm sống đúng với sự thật và chân lý. Không phạm giới, quyết định chính chắn trong mọi việc làm lợi người, không van xin, không cúng, không lạy cũng không cầu...đó là sự tự tại vô ngại của 1 người tỉnh thức. Cho nên nói người qua cổng ví như trẻ thơ là như thế. Adiđà phật

    ReplyDelete
  2. Dieu Yen Nguyen cam on huynh Tue quang nhieu that la cao sieu, chuc huynh tron thanh phat dao. Adida phat
    Yesterday at 7:50pm · Like
    Dieu Yen Nguyen cho muoi xin hoi them, lam sao hoac cach nao de minh bo di duoc cai nga cua minh. Adida phat
    7 hours ago · Like
    Tue Quang Nguyen TQ xin trở lại vì câu hỏi rất hay, " làm sao hoặc cách nào để bỏ đi được cái NGÃ của mình."...trước hết mình đừng nghĩ rằng NGÃ là cái linh hồn bất tử theo giáo lý của thần giáo. Theo đạo Phật chữ NGÃ có 2 nghĩa xin đừng lẩn lộn. Trong kinh Niết Bàn Phật thuyết: NGÃ là 1 đức tánh chân thật cũng là 1 trong 4 đức tánh THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là pháp thân của mỗi chúng sanh , trong kinh gọi là CHÂN NGÃ. Rồi do vì tứ đại của mỗi người không đều hòa, không ai giống ai cho nên 4 đức tánh đó bị thay đổi mà có ra BẢN NGÃ là cái Tôi, cái Ta không tự làm chủ được, do vậy mà có ra danh từ: ĐIÊN ĐẢO, VỌNG TƯỞNG . Cho nên muốn bỏ đi cái BẢN NGÃ thì theo như trong kinh Bát Nhã có nói :" hãy viễn ly Điên Đảo Vọng Tưởng thì được cứu cánh Niết Bàn " . Thế thì làm sao để viễn ly được BẢN NGÃ....bởi vì do tứ đại không đều hòa nên mới có ra ĐIÊN ĐẢO, VỌNG TƯỞNG, người muốn hết Điên đảo Vọng tưởng để trở về với cái CHÂN NGÃ cội nguồn của mình thì phải : GIỮ GIỚI KHÔNG PHẠM, giữ đúng giới thì mình đi ngay, đứng thẳng tức không phạm pháp, là ĐỊNH đúng...tham, sân, si, phiền não không còn, tứ đại đều hòa trở lại như lúc ban đầu là nhờ vào TRÍ TUỆ sẵn có mà nhận ra sai lầm, biết rõ thật gĩa, việc nên hay không nên... Tóm lại muốn bỏ đi cái BẢN NGÃ thì chúng ta phải năng trì giới, trì giới là 1 pháp hành...người trì giới không phạm tức là NHẪN Balamật, chứng được qủa VÔ SANH , đã vô sanh rồi thì VỌNG TƯỞNG, ĐIÊN ĐẢO không còn khởi sanh lên nửa, BẢN NGÃ biến mất, do vậy mà có được Niết Bàn tự tại...cho nên giới luật là pháp hành quan trọng nhất của người tu...BIẾT được là BỎ được. Adiđà phật

    ReplyDelete