Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,
...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật
Tuệ Quang
Wednesday, November 20, 2013
TƯƠNG ĐỐI, TUYỆT ĐỐI.
Lục tổ Huệ-Năng có nói :
-" Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế mích Bồ đề, kháp tự tầm thố dác."
-" pháp ở cùng khắp thế gian, rời bỏ thế gian để đi tìm sự giác ngộ, chẵng khác nào tự đi tìm lông Rùa sừng Thỏ.". Phật pháp là dùng để hướng dẩn, chỉ bày cái thật tế trong cuộc sống, người hiểu được, hành được thì không còn phiền não khổ đau, người ấy sẽ được tự tại ung dung trên từng bước chân đi. Người quyết chí tu hành thấy biết những gì sai, không đúng với chánh pháp thì sẽ tự xả bỏ được, xả được thì nhẹ gánh giống như thân người không còn trọng lượng, còn bằng không thì ngược lại...đau khổ triền miên không một giây phúc nào an lạc !!!
* thuyết Tương Đối là pháp của thế gian, do vì trái đất xoay thấy có sáng tối nên chia ra ngày và đêm, do vì con người làm ngược lại cái Thiện căn tự nơi thân mình nên gọi là Ác. Vì có trắng nên mới nói đen, vì có ngang nên mới có dọc, vì có trái nên mới có phải..v.v..Người rời bỏ căn nhà thế tục để đi tu gọi là Xuất gia, người ở nhà tụng kinh, ăn chay, niệm Phật, nghe kinh học đạo thì gọi là tu Tại gia. Người gieo nhân xấu, chưa hẳn là bị qủa xấu, người chuyên làm việc thiện, không chắc sẽ gặp qủa lành...kẻ trộm cướp giết người với tòa án thế gian thì phải đền mạng nhưng người xâm chiếm cướp đất, giết hằng loạt người của quốc gia khác thì được gọi là anh hùng, cho nên lý Nhân Qủa chỉ là thuyết tương đối nương theo thế gian mà đức Phật giảng nói, nó vẫn còn nằm trong sự đối đải của nhị nguyên, đức Phật nương theo thế gian mà giáo hóa, nên pháp Phật là pháp phương tiện để chỉ bày cho đủ mọi trình độ căn cơ.
Dựa theo bức minh họa, chúng ta cùng quán chiếu : đức Phật ngài nói : tất cả mọi người đều có Phật tánh < chủng tử Phật >...tất cả đều sẽ thành Phật. Vì tất cả pháp đều bình đẳng nên không có phân biệt màu da hay chủng tộc, vì những giọt máu cùng đỏ. Do vì có người khác với màu da của mình nên nhìn < hình người phụ nử > nói da trắng, nói trắng là để phân biệt với da đen. Ngài Huệ Năng trả lời Ngũ tổ Hoàng Nhẫn trước đại chúng : " người thì có Nam Bắc, Phật tánh thì không có Bắc Nam. "
TƯƠNG ĐỐI là đoạn đường dài có giới hạn, do nghị lực của mỗi người mà thấy có Phàm < phụ nữ > có Tăng < thiền sư >, thấy có người đi trước kẻ đi sau, cùng chiều / ngược chiều, thấy có xuất gia / tại gia, có nam / nữ, da trắng / da đen...ai ai cũng có quyền ngang dọc trên đó và suốt lộ trình đi lúc nào cũng thấy có người đứng giữa của sự đúng sai, chánh tà, phải trái...đó là do bản ngã tạo ra để tranh đấu hơn thua. Người bằng lòng sống với không gian chỉ 1 chiều, tức là chiều dài thì đường ai nấy đi, đó là con đừng danh lợi khổ đau và rồi mỗi người ai cũng đều chấm dứt ở cuối đường của mình với mọi hoàn cảnh khác nhau cho dù có muốn hay không.
Chân lý là 1 vòng tròn TUYỆT ĐỐI bao chung quanh hình đức Phật, nơi đó không có điểm khởi đầu và chung cuộc. Những người đi trên vòng tròn đó, giống như những chú kiến bò quanh miệng chén, không có người đi trước kẻ đi sau, không có quan quyền hay nô bộc, không có kẻ cao người thấp, không có đúng sai, chánh tà...cũng không có kẻ trí, người vô minh vì tất cả pháp đều bình đẳng. Hình Phật ngồi ở giữa của hai mặt đối đải là Giác chỉ cho trạng thái " Vô phân biệt ", người giác ngộ là người nhận ra được chân lý, không tìm thấy được người đứng giữa của hai mặt đúng sai nên bản ngã tự nó phải biến mất, đó là lúc mình nhận ra bản thể của chính mình. Tất cả mọi người đều cùng giác ngộ nhận ra chân lý giống nhau...tất cả mọi người đều là Phật, là nhờ có được Vô Phân Biệt trí ./.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment