Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Friday, October 11, 2013

LIỄU THOÁT SANH TỬ

Chân giáo của Phật gia.
Ala hán
Thế nào gọi là : " thoát vòng sanh tử " ?
Theo giáo lý của nhà Phật, thoát vòng sanh tử, không có nghĩa là sau khi chết mình không còn tái sanh trở lại làm người nửa < nếu tin có kiếp sau >. Thế thì " thoát " là thoát như thế nào ? và ai là người phải chịu sự luân hồi sanh tử ?
Như trong kinh đã nói: người còn bị luân hồi tức là người đó còn mang nghiệp qủa để đi tái sanh, mà tái sanh thì có 6 cõi : Trời, Người, Atula, Súc sanh, Ngạ qủi và Địa ngục. 6 đường này là chỉ cho nhà thế tục, nhà phiền não cũng còn gọi là Tam giới gia...là chúng sanh còn đang sống trong DỤC GIỚI là chạy theo uy quyền, giàu sang và danh vọng...mà danh vọng chỉ là cơn gió thoảng qua. Giàu sang thì có thời, Uy quyền chỉ có lúc...rồi khi vô thường tới, chỉ có thắng mà không có bại, cho nên người thua cuộc phiền não khổ đau trào dâng lên tận cổ...cho nên: đa dục chi khổ, sanh tử bì lao, tùng tham dục khởi ? SẮC GIỚI là sống trong vật chất, đầy đủ tiện nghi như : nhà cửa, xe cộ, vàng bạc, điện thoại, TV...luôn luôn cố chạy theo những thứ mà người khác có...nắm giữ mọi thứ để làm CỦA, rồi khi xuôi tay có muốn nắm thêm, nắm cũng không được... và VÔ SẮC GIỚI là cõi vô hình không có vật chất, thế mà tin vào có đấng bề trên, có người thưởng phạt vì vậy mà phải cúng, phải lạy, phải cầu...nếu các hàng Bồ tát hay đấng bề trên ngăn chận được cơn bảo số 10 vừa qua thì hội từ thiện cũng không cần phải có. Do vì tin có, cầu mà không được toại nguyện cho nên tâm bất an, mà tam giới thì vô an cho nên nhà thế tục chính là nhà phiền não khổ đau...do muốn mà không được.
Qua bức minh họa chúng ta thấy: chúng ta đang ở trong nhà thế tục, trước mặt là cái CỔNG, bên TRÁI có chim TRẮNG đậu và bên phải là chim ĐEN, ở giửa là con đường dẩn đến Niết bàn tự tại...ý rằng: người còn sống trong tam giới gia là người còn phân biệt chấp trước, thấy mọi sự việc đều có trắng/đen, đúng/sai, phải/trái, được/mất, thắng/thua, vinh/nhục...là người tâm còn bị dính mắc vào đối đải của nhị nguyên, còn đấu tranh hơn thua là còn sân hận, còn tham lam là còn si mê...cho nên lúc đang sống có kẻ hầu người hạ là xem như được ở cõi trời rồi do vì sân hận bởi 1 lời nói mà giết người thì từ cõi trời rớt xuống địa ngục bị tù tội, hành xác khổ đau...cho nên giáo lý của đạo Phật, luân hồi là luân hồi ngay khi lúc mình còn sống chớ không phải đợi đến chết rồi mới đi tái sanh.
Hình 1 hành gỉa tự tại bước đi ra khỏi nhà thế tục, bỏ lại sau lưng tất cả những đối đải của nhị nguyên, trong Thiền tông gọi là đã Xuất ly tam giới, tức là ra khỏi 6 cửa, không còn luân hồi trong cảnh sanh tử ưu bi khổ não nữa, bởi vì họ đã nhận biết được sự thật và chân lý của vũ trụ qua cái thấy Như thị của vạn pháp..." thế gian vô thường, Quốc độ nguy thúy, Tứ đại khổ không, Ngũ ấm vô ngã...". Họ sống trong Niết bàn của họ là Cõi trời vô sắc, nơi đó không có van xin, cúng,lạy, cầu...trong kinh gọi là : liễu thoát sanh tử...họ là bậc giác ngộ là ALAHÁN./.
Tuệquang

No comments:

Post a Comment