Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Friday, October 25, 2013

BI TRÍ DŨNG

Học Phật để giác ngộ
Thực hành để giải thoát.
BI - TRÍ - DŨNG.< DƯỠNG >
Trên bức hình Adiđà tam thánh, không có hình tướng của 3 vị Phật, giáo lý nhà Phật dùng Tướng để chỉ Tánh : BT. Đại thế Chí, đại diện cho Trí tuệ. Adiđà Phật là Bổn giác và BT.Quán thế Âm là chỉ cho lòng Từ bi.
Một bậc giác ngộ thì luôn luôn mang đầy hạnh Từ bi với Trí tuệ sáng suốt sẳn có nơi chính mình.
Qua bức minh họa chúng ta thấy: NAI là loài động vật hiền lành nên dùng hình tướng để chỉ cho hạnh Từ bi. Vị Thiền sư là đại diện cho Trí tuệ và cây Thông là chỉ cho sự tự tại Dũng mãnh. Khi một hành giã có đầy đủ 3 yếu tố này thì gọi là Giác ngộ sống trong ánh sáng hào quang của chân lý. Mặt trời hay Thái dương là chỉ cho ánh sáng chân lý.
Trong tự điển về giáo lý của nhà Phật không có chữ DŨNG, nhưng nhiều sách vỡ vẫn thường dùng chữ này để chỉ cho sự: can đảm, dũng mãnh, dũng lực về tứ oai nghi của 1 bậc giác ngộ...thật ra theo lời dạy của đức Phật, một bậc giác ngộ thì không dựa trên hình tướng, như trong kinh Kim Cang có nói : người tu mà còn thấy Tướng tức không hề thấy Như Lai. Cho nên chữ DŨNG ở đây xin được thay thế bằng chữ DƯỠNG...bởi vì Phật dạy người muốn giác ngộ thì phải học kinh và hành 37 phẩm trợ đạo để giải thoát, trong đó có 5 phần thiện pháp căn bản, là gốc rễ nên gọi là: Ngũ Căn < Căn nghĩa là gốc rễ >.
- Tín căn : kính tin và hộ trì Tam bảo để trở thành Đồng nhất thể.
- Tấn căn : quyết tâm tinh tấn liên tục hành trì không giải đải.
- Niệm : luôn ghi nhớ việc giữ giới và hành Bát chánh đạo.
- Định : đứng yên, tâm không giao động, trụ chánh không trụ tà.
- Huệ : nhờ vào công phu thiền định mà có trí tuệ sáng suốt nhận thức được chân lý trên mọi lãnh vực rồi...tùy Trí Huệ hành.
Tu là phải nguyện, mà nguyện thì phải hành, mà hành thì phải nuôi DƯỠNG ngũ căn để gốc sanh ra TRÍ TUỆ và TỪ BI.
Giác ngộ là một trạng thái, một sự bùng nổ phát ra ánh sáng từ nội tâm. Không có con người trở thành người giác ngộ, mà...chỉ có sự giác ngộ trong con người...chỉ có vầng Thái Dương đang bốc cháy sáng ngời, nhận thấy rõ được chân lý là do có : BI - TRÍ - DƯỠNG.
Tuệquang

No comments:

Post a Comment