Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Wednesday, April 30, 2014

Kim Cang bátnhã balamật kinh

Phật dạy cho các đệ tử của ngài vào thời kỳ mạt pháp.

Huynh Mai Đặng : trong kinh kim cang có đoạn:
" Tu bồ Đề như trong sông Hằng có bao nhiêu số cát, số sông Hằng nhiều như số cát như thế ý ông nghĩ sao? số cát của các sông Hằng ấy có nhiều chăng ?
Tu bồ Đề thưa: bạch thế tôn rất nhiều,chỉ các sông Hằng còn nhiều vô số, huống là số cát kia
Này Tu bồ Đề, nay ta bảo thật với ông, nếu có người thiện nam thiện nữ đem 7 báu đầy dẫy tam thiên đại thiên thế giới bằng số cát sông Hằng kia ra bố thí thì được phước nhiều chăng?
Tu bồ Đề thưa: bạch thế tôn rất nhiều.
Phật bảo Tu bồ Đề: nếu người thiện nam,thiện nữ thọ trì kinh này bài kệ 4 câu và giảng nói cho người khác nghe thời phước đức này nhiều hơn phước đức trước."
Ý nghĩa đoạn kinh này như thế nào, mong sư huynh từ bi hoan hỹ chi điểm cho. Kính tri ân sư huynh. Adiđà Phật.

Nơi đoạn kinh này đức Phật nói về bố thí tài và bố thí pháp. Ngài đem số cát sông Hằng ra làm dụ.Bảy thứ báu vật trong kinh thường hay nói là : vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. Phật nói cho dù người đem thất bảo  nhiều như số cát sông Hằng này ra mà bố thí, thì cũng không bằng người thọ trì kinh này dù chỉ một bài kệ 4 câu thì phước đức nhiều hơn người bố thí trước kia...thế thì bạn cũng đủ biết rằng việc bố thí pháp là cao cả bậc nhất.
Chào bạn, khi nói đến sông Hằng là nói đến tên của 1 con sông lớn nhất ở Ấn Độ, và chia ra rất nhiều nhánh.
Nó bắt nguồn từ Hy mã lạp sơn và bắt đầu chảy từ bao giờ chưa ai biết, thế thì dung lượng nước đã chảy qua trên con sông ấy thử nghĩ có ai tính đếm được không ? tư tưởng là dòng nước, Thiền là sự chảy không bến bờ.
Cảnh tượng: núi, sông, đất, cát thuộc về thiên nhiên và trong mọi khoảnh khắc chúng đều thay đổi như 1 dòng nước đang tuôn chảy. Chúng ta không thể uống cùng một cụm nước từ dòng sông 2 lần, có nghĩa rằng đừng để mất cơ hội việc giác ngộ hay thành Phật, không cần chờ đến kiếp sau, cũng như không phải chờ nghe cho hết bài kinh mà hãy tận dụng tư duy dù chỉ là bài kệ 4 câu cũng thừa đủ cho bạn trở về với thiên nhiên sống với thiên nhiên, bỡi vì thiên nhiên không có bản ngã...cây cỏ vẫn tự vương lên, hoa vẫn nở mỗi mùa không cần đẹp, chim vẫn hót 1 điệu mà không cần thay đổi để hay hơn, bởi vì bản tính của chúng đều vô ngã...
Vàng, bạc là tài thí, thất bảo là vật qúy hiếm, nếu thất bảo nhiều như số cát sông Hằng, nhiều vô số như thế thì thử hỏi có còn qúy báu nửa không ? chỉ hiếm thì mới có gía trị. Cho nên dù là tài thí nhiều nhưng đâu đâu cũng có thì gía trị ngang nhau và người thọ dụng được chỉ 1 đời. Còn bố thí pháp thì sự thọ dụng từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
xin chào bạn chúc bạn sớm trở về với cuộc sống thiên nhiên. A di đà Phật
Tuệquang

No comments:

Post a Comment