Cách đây ba năm, tình cờ bức tranh nầy được tung lên mạng, có nhiều lời chỉ trích và phê bình nội dung vượt ra khỏi tầm hiểu biết về thiền học. Nhiều học gỉa vội cho đó là bức tranh mang đầy tính chất trụy lạc và dâm ô, làm ảnh hưởng nặng đến nền giáo lý của đạo Phật, thậm chí có quốc gia cấm trưng bày hình ảnh nầy ở những nơi công cộng.
Thử suy nghiệm, gỉa sử: nơi góc đường phố, người ta để 100 quyển tạp chí Playboy và 1 quyển kinh Phật cạnh đó. Tất cả đều Free, thì nửa giờ sau chắc chắn quyển kinh vẫn còn nằm yên đó mà toàn bộ tạp chí thì đều biến mất...tại sao vậy nhỉ ? bởi vì phần đông con người hiện đại thích nhìn thấy mầu sắc dung nhan đẹp đẻ nhanh hơn là đọc những từ ngữ rồi tưởng tượng. Thế mà bức tranh " hoan lạc Phật " chẵng mấy ai dám rinh mặc dầu đó là Free và hình ảnh mầu cũng sắc rất rõ nét.
Ba năm trước Tuệquang có chia sẻ sơ qua về ý nghĩa của bức tranh nầy như sau :
" để hiểu rõ ý nghĩa của bức hình này...thì đây là 1 ẩn dụ mang tính chất thiền giống như hình đức Phật đản sanh đi 7 bước...trước hết, như chúng ta biết...DÂM DỤC là giới cấm đầu tiên cho cả 2 TĂNG và NI...mà Ái DỤC là đầu mối gây ra mọi khổ đau...lòng ái dục nó nặng như đeo 1 người phụ nữ trên thân...cái ái dục nó cũng to lớn ngang bằng với sự giác ngộ...ai tu hành mà buông bỏ được người phụ nữ đó ra tức cắt ái từ thân, ly ái được thì là GIÁC, tức là chỉ còn lại 1 hình ảnh đức Phật mà thôi..."
hôm nay tình cờ có một huynh đệ hỏi về một câu chuyện của vị sư phụ kể cho sư huynh <đệ tử> nghe nơi phòng tắm trong phim " chú tiểu đi tìm mẹ " ý muốn nói lên điều gì ? chuyện kể rằng :
- " một thời gian dài trước đây, có một tu sĩ tên là Jin-Mook. Thầy ấy không ở trụ xứ nào và đi hành khất khắp thế giới một cách rất tự do. Một ngày nọ, vị ấy gặp một người phụ nữ rất xinh đẹp và họ đã quan hệ thân xác dưới một cây hồng vàng và khi họ tới đỉnh của sự thỏa mãn...một trái hồng vàng rơi từ trên cây xuống, người tu sĩ đó đẩy người phụ nữ ra đường và ăn trái hồng vàng đó...như con thấy đó, vị ấy đã biết cách thỏa mãn dục lạc của mình như thế nào, nhưng anh ta đã không trở thành nô lệ của nó...đức Phật đã dạy rằng : một người đàn ông có một nam căn là đủ tồi tệ rồi, nếu có hai nam căn thì trên cả thế giới nầy chẵng có thấy một ông thầy tu..."
Nói đến đạo Phật là người ta nghĩ đến Thiền, phim Phật giáo ra đời là nhắm vào thiền, dựa theo lời kinh ý Phật mà tác gỉa thu lượm rồi đúc kết lại thành kịch bản. Không riêng gì phim mà ngay cả tranh ảnh và thi ca cũng mang đầy tính chất của thiền, nhằm giúp cho hành gỉa có thời giờ thiền định tư duy về chân lý giác ngộ hơn là ngồi ôm mộng tưởng.
Qua câu chuyện trên, đây là người thứ ba cũng cùng đặt một dấu hỏi sau khi đã xem và nghe xong phần lược giảng...thì trước sau như một cũng như hai vị trước, Tuệquang chia sẻ là tác giả của bức tranh " hoan lạc Phật " và bài pháp khai thị của vị sư phụ cho người đệ tử mình trong phim " chú tiểu đi tìm mẹ " là cùng một ý nghĩa...Để hiểu rõ diệu lý của bài pháp nầy, trước khi đi sâu vào chi tiết, Tuệquang xin phép nói thêm về vấn đề có người muốn biết : tại sao trên các đỉa giảng của Tuệquang thường dùng hai chữ " lược giảng " mà không dùng " giảng giải " như các qúy thầy ? Theo Tuệquang thì : lược có nghĩa là thuật lại phần nội dung để người nghe nắm rõ vấn đề trước khi chia sẻ < nên các bộ phim hay kinh thường kể hay lập lại trước > giảng ở đây là dựa theo sức tu học của mình, mình chỉ hiểu tới đó nó là như vậy là cái kiến giải riêng, tùy theo gốc độ của mỗi người đứng nhìn trăng mà thấy trăng có lúc tròn lúc khuyết. Hai từ " giảng giải " mang tính chất khoa học hơn, nó thường dành cho các thầy cô ở các trường lớp phổ thông : "giảng" tức dạy, là làm cho tỏ rõ ra, xong rồi "giải", dựa theo công thức hay phương trình chứng minh để tất cả mọi người học đều cho ra cùng một đáp số. Đó là " hằng số ". Do vậy mà Tuệquang dùng hai chữ "lược giảng", lược là kể lại rồi sau đó giảng theo ý kinh.
Kinh của Phật thuyết không phải là một phương trình rõ rệt, hay bài toán số mà nó vượt ra ngoài con số thường của mọi người đang ngày đêm chạy tìm và lưu giữ, nó thuộc về sự sáng tạo tâm, ý, thức, tùy theo căn cơ và chủng tánh của mọi người mà sự nhận thức về chân lý có sai khác. Phương tiện tuy không cùng nhưng chung qui cũng quay về một chốn, sớm muộn chỉ là thời gian. Cùng một lời kinh nếu học từ vị minh sư thì có trạng thái Niết-bàn, an lạc. Nếu gặp phải tà sư thì tiền mất tật mang, tốn tiền mà lại mất phước, bởi vì chân lý không thể mua, nó là vô giá, nó thuộc liễu nhân do chính mình tạo ra chứ chẵng ai có quyền đem chân lý ra để rao bán.
Trở lại "câu chuyện" và "bức tranh", cả hai cùng có một ý nghĩa mang tính chất Thiền. Nếu ai đó cho là dâm ô thì Thiền của bạn đã bị lạc rồi đấy. Qua bức tranh "hoan lạc Phật", hình ảnh tuy thấy có sống động hơn cả tạp chí Playboy, nhưng đó là cái nhằm tạo ra tánh hiếu kỳ để đưa người đệ tử Phật vào thời công phu thiền định, còn câu chuyện "trong phim chú tiểu" thì như quyển kinh nằm mãi bên đường, cần có người đọc, người giải thích thì mới hình dung ra được, nhưng chung qui cả hai không ngoài vấn đề hướng dẩn hành gỉa hiểu rõ thêm về hai chữ: Ái / Dục.
Thông thường hai chữ Ái Dục hiểu theo thế gian là chỉ cho sự đam mê về cái đẹp, sự quan hệ về thể xác, do vậy mà bức tranh bị đánh giá sai lầm, nghĩa lý trở thành tư tưởng bệnh hoạn, rồi gán cho một bậc đã giác ngộ mà vẫn còn ái dục. Hai chữ Ái Dục trong đạo Phật được tách rời ra làm hai vế. Vế thứ nhất: trong 12 nhân duyên đức Phật có dạy rõ về chữ Ái < Vô minh-Hành-Thức-Danh sắc-Lục nhập-Xúc-Thọ- ÁI -Thủ-Hữu-Sanh-Lão tử>. Ái là vòng nhân duyên đứng hàng thứ 8 sau Thọ, có nghĩa là Thọ đứng làm nhân cho Ái, do vì có được sự cảm nhận về vật chất nên Ái có nghĩa là sanh ra sự ưa thích, nuông chìu, nắm lấy làm của riêng...vế thứ hai : Dục là lòng tham, thích hưởng thụ về vật chất, trong kinh thường dùng 5 thứ dục nầy là: tài, sắc, danh, thực, thùy. Phật thuyết, tất cả mọi thứ vật chất như : tiền tài, danh vọng, sự nghiệp, phú qúy, vinh hoa đều không bền vững, chúng sẽ làm cho mình bất bình bất như ý, lo sợ canh giữ ngày đêm và ngay cả trong giấc ngủ. Cho nên Ái Dục trong đạo Phật không mang ý nghĩa dâm ô, theo cách hiểu của thế gian, nên nhớ điều nầy.
Đức Phật ngài chưa từng cấm đệ tử mình về sự quan hệ tình dục nam nữ mà như nhiều sách vở đã viết và chú giải sai nghĩa lý của chữ ái dục, dựa theo giới cấm " tà dâm " cho người tu tại gia và giới cấm " dâm dục " cho hàng Tăng Ni xuất gia, cho đó là việc quan hệ nam nữ. Giới cấm "Tà dâm" là một trọng tội trong Ngủ-giới, phải hiểu đó là việc làm dâm ô, cưỡng bức hay dụ dỗ người không phải vợ, lén lúc hành vi trái đạo lý, không có sự đồng thuận...đối nghĩa lại là : Chánh dâm là vợ chồng ăn ở chánh thức, còn giới cấm "dâm dục" là giới cấm đầu tiên cho hàng Tăng Ni xuất gia. Điều nầy muốn nói lên cái quan trọng trước hết là gì ? đó là: tu sĩ không được lập gia đình, nên việc cấm ân ái là tuyệt đối, trái với một số đạo khác...thế thôi. < có thể người viết sách đã nhầm lẫn điều nầy chăng ? > Còn nếu cho rằng đức Phật có cấm việc quan hệ tình dục, thế thì đạo lý nầy sẽ đi ngược lại thuyết "nhân duyên sanh" mà ngài đã phát hiện ra và rồi ngài cũng không giải thích được khi nói về "chúng sanh là Phật sẽ thành" ở thì tương lai. Vậy xem ra đức Phật có hơi qúa nhẫn tâm, người không có tâm Từ thì không thể gọi là Phật. Cho nên " y kinh mà giải nghĩa là oan cho ba đời chư Phật ".
Như chúng ta biết: tu là Nhân và giác ngộ là Qủa. Khi đã giác ngộ rồi không phải đó là điểm dừng, vì giác ngộ là sự nhận thức về tình yêu tối thượng do tâm từ bi và trí tuệ, thương yêu mọi loài như yêu chính bản thân mình, do vậy mà tiếp tục hành trình giáo hóa độ sanh, để đánh thức mọi người dậy cùng giác ngộ giống như mình. Đã giác thì mê ắt không còn, cho nên mọi hành động qua thân khẩu ý đều có ý thức và sống đúng đạo lý. Bậc làm như thế, thế gian gọi là Phật.
Bây giờ chúng ta cùng nhau tư duy qua bức tranh "hoan lạc Phật" và bài pháp khai thị của vị sư phụ trong phim "chú tiểu đi tìm mẹ":
- Bức tranh: đức Phật là chỉ cho sự giác ngộ. Người phụ nữa đang ôm lấy Phật ý là nhân của ái nhiễm ưa thích những cái mình muốn, hình ảnh ôm lấy ý là nắm giữ làm của riêng.
- Bài pháp: tu sĩ Jin-mook, không trụ xứ, đi khất thực...rất tự do: là ý chỉ một bậc giác ngộ, người phụ nữ xinh đẹp mà ông đã gặp ý nghĩa cũng giống như người phụ nữ trong bức tranh.
Tuệquang xin lấy "câu chuyện" tu sĩ Jin-Mook làm bài pháp ẩn dụ có đầy đủ chi tiết hơn để dể chia sẻ cùng các huynh đệ.< xin đọc lại câu chuyện một lần nữa để hiểu rõ phần ý nghĩa dưới đây >
Khi nói đến tình yêu tức phải có đối tượng, phải có cái nối liền hai tánh thể với nhau. Người không có tình yêu như cây mất rễ, xem như nhựa sống đã bị đông không còn tuôn chảy nữa, họ trở thành cây khô chẵng giúp ích được gì ngoài việc đốt để un khói...Tình yêu là sự cho ra không phải thu vào, con người với tánh ích kỷ thì lúc nào cũng muốn chiếm hữu làm của riêng mình, cho nên khi mất thì sanh ra đau khổ. Đó là tình yêu của thế gian.
Tình yêu của bậc giác ngộ là phải thương yêu chúng sanh chứ không phải sở hữu vật chất để làm của riêng, vì yêu nên mới đi khắp thế gian khất thực tùy duyên mà hóa độ. Hai người phụ nữ đều mang cùng một ý nghĩa là chỉ cho sự cám dỗ, sự thèm khát về ham muốn, đó là vọng tưởng, là cái bản ngã. Câu vị sư phụ kể : " họ quan hệ thân xác dưới một cây hồng vàng..." đó là ý nghĩa về những thứ dục lạc đang đeo đuổi và cố ôm ghì lấy. Rồi câu kế tiếp " đỉnh điểm của sự thỏa mãn " nghĩa là khi buông bỏ được tất cả mọi vật chất thì đó là lúc đạt tới trạng thái giác ngộ. Giác ngộ là một khoảnh khắc khi cả hai Ngã và Ngã sở hữu trở thành một. Cái giã thì phải bỏ đi, thì cái thật mới trở nên hoàn hảo, tự do và tuyệt đối. Nếu cả hai đều gắn bó với nhau như bóng với hình thì cái giã nó sẽ gạt ta suốt đời.
Có ai thấy một qủa sanh ra từ hai cây bao giờ chưa ? < hai cây ở đây là ý chỉ cho ngài Jin-Mook biểu tượng cho Phật tánh và người phụ nữ chỉ cho vọng tưởng vô minh> phật tánh và vô minh là hai pháp vô vi đang ở trong cùng một bản thể sanh diệt. Vì thật giã không thể lẫn lộn nên câu : " người tu sĩ đẩy người phụ nữ đó ra đường" ý là muốn nói : chỉ một chứ không hai, khi cái giã diệt thì cái thật sanh. Rồi câu tiếp theo : "và đã ăn trái hồng vàng đó". Trái hồng vàng từ trên cao rơi xuống là ý chỉ cho qủa vị Bồ-đề đấy các huynh đệ ạ. Qủa đó trong kinh gọi là:" qủa Vô sanh" nó đã có sẵn đấy chứ chẵng phải của trời cho mà từ trên cao rơi xuống. Đó là giây phút giác ngộ, Giác nghĩa là Phật.
Tiếp theo vị sư phụ nói : " vị ấy đã biết cách thỏa mãn dục lạc của mình như thế nào nhưng anh ta đã không trở thành nô lệ của nó..." nghĩa là khi buông bỏ được tất cả những tạp khí mê mờ không chân lý tức vô minh không còn thì giống như người vô trọng lượng được tự do đi đó đây như mây trên bầu trời không làm nô lệ cho ai cả. Tạo hóa sanh ra con người có một Nam căn là đủ tồi tệ rồi, nếu một người đàn ông có hai Nam căn thì cả thế giới nầy chẵng thấy bóng một thầy tu./. "Một nam căn " một là hạt giống Bồ-đề, là chủng tử Phật. Một mà sanh ra tất cả. Có ai thấy hai nam căn tức hai hạt lại sanh ra một qủa bao giờ chưa ? ngụ ý của đoạn cuối mang tính chất khôi hài về tục đế cả chân đế. Theo tục đế : nam-căn là dương tính của đàn ông, một là bình thường thì qủa cũng bình thường. Nếu là hai nam-căn thì người đó không gọi là đàn ông, mà gọi là Bất-nam hay gì gì đó tùy theo tưởng ý của mỗi người...Về ý nghĩa chân đế : trong kinh 42 chương đức Phật có thuyết, trong đời ngũ trược sanh ra làm thân người đã khó, sanh được thân Nam lại càng khó hơn. Khi làm thân mạng Nam bình thường < có 1 nam-căn > thì có 6 căn : mắt,tai,mũi,lưỡi, thân và ý. Người tu chỉ có 6 căn thôi mà xưa nay tu chẵng mấy ai chứng qủa. Vậy khi có 2 nam-căn là ý nói có đến 12 căn thì việc giác ngộ lại càng không thể có, cho nên mới nói "không thấy bóng một thầy tu" ý nghĩa là như vậy. Bóng còn không thấy thì thầy tìm đâu ra ?
Đây là kiến giải riêng về bức tranh "hoan lạc Phật" dựa theo bài pháp khai thị của sư phụ...
Phật tánh và vô minh là 2, thì làm sao có thể trở thành 1 ? Ái dục và giác ngộ là 2, ly được Ái tức Giác.
Nước biển bản thể của nó là thanh tịnh, dù nước biển ở đâu vị của nó cũng là mặn, nước biển ví như Phật tánh < gọi riêng là 1>. Sóng biển là hiện tượng nước trên bề mặt của biển bị giao động bởi gió, cho nên sóng biển tưởng mình là cái gì khác mà không biết rằng đang ở trong đại dương, sóng biển ví như Vô minh <cũng gọi riêng là 1>. Do vì sóng sóng cứ tiếp nối nhau không ngừng nghỉ nên ví sóng như là sự thèm khát về dục vọng. Tâm từ bi của Phật và lòng bác ái của Chúa Jesus ví như chiều sâu của đại dương, dưới đáy biển không có sóng. Sóng < là Vô minh > chỉ thấy trên bề mặt của biển, nó không bao giờ biết được chiều sâu. Khi hết gió, sóng mới nhận ra được chiều sâu, lúc đó nó trở thành nước của đại dương, vậy thì sóng và nước < là 2 > trở thành một vì chung cùng một bản thể.
Bức tranh "hoan lạc Phật" là một tác phẩm nghệ thuật, nó có giá trị hay không là do sở thích của mỗi người. Trong tranh tự nó không có chánh tà, tà hay chánh là do tâm tu học và gốc cạnh của người đứng nhìn. Những lời chia sẻ trên đây là do gốc đứng của Tuệquang, viết để tự học, viết để tự tham thiền, việc đúng sai xin miễm bàn, vì viết gì cũng không bao giờ trúng.
Hy vọng bài viết nầy có thể giúp cho những ai cùng là bạn đồng hành, cùng đứng chung một gốc nhìn để chia sẻ và dìu dắt nhau trên con đường học và tìm đạo.
Nammô bổn sư ThíchCamâuni Phật
Tuệquang
No comments:
Post a Comment