Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,
...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật
Tuệ Quang
Saturday, January 25, 2014
...toàn bộ chỉ 1 chữ " BIẾT ".
Kinh sách là phương tiện, mắt kiếng là tuệ nhãn < con mắt thứ 3 >, 2 chim Quạ là chỉ cho tánh đối đải, tranh luận trên sự hiểu biết, đưa ra cái kiến giải về sự chứng ngộ của mình.
Tranh luận là sự phô trương bản ngã, người giác ngộ là người không thể chứng minh hay chỉ bày cái sở đắc của mình, bởi vì giác ngộ là sự nhận ra chân lý, trong chân lý không có tranh chấp hơn thua, người hay tranh luận thì không bao giờ thấy được chân lý, nên việc đúng sai có thể trở thành 1 hình thức bạo lực dù là bạo lực về tư tưởng. Người ham tranh luận là người còn sống trong đối đải của nhị nguyên, nó có thể hũy diệt mình ngay sau khi cuộc tranh luận đó kết thúc...việc tranh luận không phải là để đi tìm sự thật, mà là tìm sự chiến thắng. Mình thắng đối phương hôm nay nhưng ngày mai mình sẽ ngả qụy trước người khác, cho nên chiến thắng sẽ bị hũy diệt nhưng chân lý không bao giờ bị diệt bởi vì trong chân lý không mang ý nghĩa hơn thua. Tranh luận mục đích là muốn người khác phải hiểu theo tư tưởng của mình, người muốn đạt được chân lý, muốn được tự tại ung dung thì phải xã bỏ chấp ngã và chấp pháp, có nghĩa là trong khi chia sẻ không thấy có cái Ta đang dạy người hay đang thuyết giáo, không thấy có người nghe cũng như không thấy mình thuộc 1 tông phái riêng biệt nào, thì lúc đó sự thật sẽ hiện ra, những thứ gỉa tạo sẽ tự nhiên biến mất...Tất cả mọi vấn đề đều được khơi mào bởi vì chúng ta không thể cùng là 1...Kinh điển không phải đọc để cầu nguyện như các tôn giáo khác, mà cũng không nên lập đi lập lại y khuôn những gì người trước đã viết ra, văn tự là thứ đánh lừa là hàng rào ngăn chận sự hiểu biết của chúng ta đi vào bản thể tuyệt đối. Cửa chân lý không bao giờ mở ra nếu chúng ta cứ ôm các bộ kinh để mong cầu cứu cánh, kinh điển chữ nghĩa là do con người tự viết ra chỉ diển tả được một phần nhỏ bên ngài của vòng tròn giác ngộ, nên sự thiếu xót trở thành rắc rối rồi đi đến phân biệt, có nghĩa là cứ lượm lặt những mãnh vỡ đó rồi mỗ xẻ, cân đo chia nhau xài mà không bao giờ kết hợp lại được thành 1 khối...Chân lý là Như Lai, trong Như Lai không có sự so sánh, tranh giành hơn thua...vậy thì ai đã chọn ra cái: " Đa văn đệ nhất, Trì giới đệ nhất, Thần thông đệ nhất, Giải không đệ nhất..v..v. " cái đệ nhất này đối với ai ? người còn thấy nhất thì còn so sánh, nên trên văn tự mà còn để lại dấu vết hơn thua thì hai chữ Như-lai cũng phải tự biến mất. Thế thì kinh sách cho dù có dầy có nhiều như hằng hà sa đi nữa thì cũng chỉ là đề tài dùng để tranh luận. Chân lý là sức mạnh của vũ trụ để bảo vệ loài người mà không hề có đánh trả lại, ai ra sức chống đối lại chân lý thì người đó phải té vì chân lý thì luôn vô hình tướng và không dung nhan để chống đở lại.
Chân lý là tình thương yêu như người Mẹ thương yêu con mình, chỉ có tha thứ mà không có oán giận, chân lý không hề đánh ngả một ai. Người nhận thức được chân lý thì người đó sống trong hạnh phúc và an lạc, người đó không có tham quyền cố vị, tranh giành hơn thua, không có cái thắng của riêng mình vì tay phải và tay trái dù có đánh nhau thì cũng là tay của mình. Đó là cái Biết vô phân biệt.
Chân lý là bất nhị, tất cả mọi người gặp nhau cùng sự hiểu biết đó là 1, chân lý luôn luôn là phần thắng, còn tranh đấu là những kẻ thua cuộc. Khi tranh luận cả 2 cái Tôi mỗi lúc một lớn và màu đen ngày càng đậm thêm như 2 chú Quạ kia. Khi nói đến con Quạ thì ai cũng biết Quạ không thể là màu trắng cho dù người chiến thắng trong cuộc tranh luận cũng không bao giờ trắng và trong sạch được nên vẫn là chú Quạ đen. Khi tranh luận mình làm sao hiểu được chữ BIẾT về tình thương chia sẻ đối với một người đang ra sức chống trả lại...làm sao chúng ta có thể đạt được chân lý khi mình không hiểu Biết tí gì về bản thể tâm Từ ? Có Từ-bi Trí-tuệ mới phát sanh, nên nhớ cái chiến thắng trong cuộc tranh luận sẽ là cái tư tưởng bạo hành, tự kiêu, tự đắc của mình về sau. Chân lý là cái thắng bằng trái tim của mình đối với người khác làm cho đối phương sẽ cảm phục, hoan hỹ trong an lạc, đối phương sẽ sung sướng sẽ cảm nhận được, biết được thế nào về sự chiến thắng, trong đó không còn có ai thắng mà chỉ có chân lý thắng...không có người thắng kẻ bại, không có biên giới phân chia, chỉ có cây cầu độc nhất nối liền giữa tôi và bạn, chúng ta tuy 2 mà là 1, " Vạn pháp quy tâm " < tất cả là 1 > cùng nhìn toàn bộ kinh điển bằng 1 chữ BIẾT qua đôi mắt kính : Tuệ Nhãn.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment