Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,
...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật
Tuệ Quang
Sunday, April 8, 2012
tuệ căn của chàng khờ
- vợ con chết là thoát được cảnh khổ đau rồi, vậy thì còn cái gì chưa thoát ?
Sư nói :
- còn cái hồn...thầy tụng thì hồn sẽ được siêu thoát.
Thầy bảo đem cơm lên cúng rồi thầy tụng, sau khi cơm dọn lên xong, chàng khờ hỏi vị thầy:
- vợ con lúc bệnh không ăn được nên mới chết, nay chết rồi thì lấy gì để ăn ?
Sư mới giải thích:
- Khi mới chết thì hồn lìa khỏi xác và còn quyến luyến gia cư, mình fải dâng cơm cho họ ăn để khỏi làm ma đói, đồng thời cũng cúng cho những vọng hồn chết không có thân quyến...
Nghe thấy thế chàng khờ hỏi tiếp:
- sao thầy không cúng cho 1 mình vợ con ăn thôi ?
Sư bèn giải thích thêm:
- hồn thì có rất nhiều đang lãng vãng đâu đây, cúng cơm cho người nhà thì cũng fải bố thí cho các oan hồn nửa chứ...
Vừa nói đến đây thì chàng khờ nhanh miệng cắt lời:
- thôi không được đâu, thầy đừng làm như thế, bởi vì vợ con ốm yếu mà cơm cúng thì chỉ có tí xíu thì làm sao đủ cho mọi oan hồn ăn, vã lại tánh của vợ con chẳng bao giờ dành ăn với ai bao giờ,có dành dành cũng không lợi...thế thì vợ con sẻ thành ma đói...
Sư bèn trấn an:
- không đâu, không đâu...hồn ăn chứ không fải người ăn, ai có phần nấy...
Chàng khờ hỏi tiếp:
- thầy làm việc nầy mất bao lâu và con fài trả thù lao là bao nhiêu ?
- nếu tụng kinh Địa-Tạng thì trả cho thầy 5 xu, còn kinh Adidà thì trả thầy 10 xu.
-sao lại có sự khác biệt như vậy thưa sư ?
Sư bèn giải thích:
- nếu ai không tu thì tụng kinh Địatạng để Ngài cứu thoát cảnh giới điạ ngục, còn như ai có tu thì nghe kinh Adidà sẽ được siêu thoát...
chàng khờ liền vui vẽ nói:
- con sẽ trả thầy 10xu, nhưng liệu vợ con có lợi lạc khi nghe được hay không ?
Sư nói:
- chẳng những vợ con nghe được siêu thoát mà tất cả những người ở chung quanh đây kể cả thầy, ai nghe được cũng đều có lợi lạc...
Chàng khờ mừng rở rồi chậm rãi nói:
- thế thì tốt qúa, thầy cứ lấy 10xu chia đều cho số người nghe, con sẻ trả thầy một phần trong số đó nhé.
* ...đừng nghe những gì kinh sách nói ra mà không có sự dẩn chứng. < kinh Kalama >
tuệquang
mình vẫn chưa rõ câu nói cuối của chàng khờ có ý gì và sự liên quan của tiêu đề tuệ căn của chàng khờ. có ai đó giải thích cho mình được không?
ReplyDeleteHay thật
ReplyDelete