Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Wednesday, June 22, 2016

Đạo Phật chủ yếu nói về Thiền. Vậy Thiền là gì ? có cần theo học khóa tu không ?

Câu hỏi đọc qua nghe như có vẻ đơn giản nhưng thật ra không giản đơn chút nào.
Ngày thái tử Tất-đạt-Đa tu thành đạo gọi là giác ngộ, thế gian gọi ngài là Phật. Đức Phật đi hoằng pháp xiễn dương Chân Lý, phủ nhận việc có đấng tối cao tạo ra vạn vật và con người, từ bỏ mọi mê tín dị đoan, cầu nguyện và van xin theo lối tu hành của Ấn giáo vào thời đó. Nếu đức Phật chủ yếu dạy đệ tử mình cách tu Thiền thì Thiền trở thành môn học và bậc giác ngộ là người có bằng cấp trên tay hay không ?
Theo tự điển Phật học, chữ Thiền được dịch ra từ tiếng Phạn < Dhyana > là cổ ngữ của Ấn độ, nói cho đủ gọi là Thiền-na, có nghĩa là : sự tĩnh lặng và tư duy. Do vì có tư duy, suy xét nên kinh sách có cho ra thêm nhiều thứ tên gọi khác nhau từ chữ Thiền để chỉ bày rõ nghĩa hơn. Nếu Thiền mà sanh ra nhiều thứ thì Thiền trở thành Vọng tưởng ? mà đã là Vọng thì không phải Chân, cho nên Lý sẽ bị cùn, thử để ý mà xem, từ một lời Phật nói ra mà có hằng trăm câu lý giải khác nhau. Vậy có phải đó là pháp môn Thiền chủ yếu của đạo Phật không ?
Đức Phật chưa từng dạy ai về Thiền. Vì ngài đã từng nói, ngài không phải là một vị thần có quyền năng sáng tạo hay ban cho theo lời thỉnh nguyện của bất kỳ ai, ngài không phải bậc thầy dạy pháp môn gì hay thuộc trường phái nào mà ngài chỉ là người đi xin ăn để nuôi thân huệ mạng rồi " đánh thức " mọi người dậy. Phật đơn giản nghĩa là vậy thôi.
Trong lịch sử đức Phật có viết rằng: một hôm ngài Xá-lợi-Phất và Mục-kiền-Liên là người ngoại đạo tìm đến gặp đức Phật để xin học và đưa ra vài câu hỏi để tìm hiểu về thuyết Duyên Sanh. Đức Phật bảo : 
- Ông hãy giữ các câu hỏi ấy, một năm sau tôi sẽ trả lời cho ông.
Đúng một năm sau đức Phật gặp lại ngài Xá-lợi-Phất và nói :
 - Bây giờ là lúc ông có thể đưa ra các câu hỏi rồi ta sẽ trả lời cho ông.
Ngài Xá-lợi-Phất bèn qùy xuống đảnh lễ Phật rồi nói với giọng sung sướng :
- Thưa thế tôn, tất cả những câu hỏi ấy bây giờ không còn lưu lại trong ký ức của tâm con.
Qua câu chuyện nầy đây chính là chủ yếu của đạo Phật, đó là Thiền. Thiền của đạo Phật không phải là môn học có phương trình rõ rệt, nó không có đáp số hay kết luận hoặc bất kỳ một phương án nào đặt ra, chỉ cần chịu khó mở đôi mắt, sống trong sự tĩnh lặng mà tâm trí không có câu hỏi nào đưa ra, đó là một trạng thái trống rỗng, thảnh thơi...Ngài Xá-lợi-Phất chứng qủa Alahán liền sau câu nói đó. Chân lý không thể dạy hay vay mượn từ sách vở hoặc học từ người khác, nó không phải là vật lấy ra để trên mặt bàn rồi thầy trò cùng nhau nghiên cứu, nó là sức mạnh vô hình mà không có bất kỳ ngôn từ lời văn nào có thể diễn tả được. Trước khi mình sanh ra, chân lý đã tự có sẵn rồi mình không biết nó đến từ đâu ?  có khi nào ? thì làm sao mình có thể nói đầy đủ về chân lý ? Cho nên chữ Thiền mang ý nghĩa trước tiên là: không có người dạy và cũng không có bất kỳ câu hỏi nào đặt ra, có câu hỏi tất phải có người trả lời, thế thì chân lý Vô Ngã sẽ trở thành Ngã và như thế thì chẳng có gì cần phải luận bàn.
Vậy thật nghĩa của Thiền là gì ? có cần theo học các khóa tu không ?
Trước hết, để hiểu rõ vấn để nầy, chúng ta phải khẳng định rằng: đạo Phật không phải là tôn giáo thì mới đi sâu vào chi tiết được. Ngày nay ở khắp mọi nơi, các thầy thường hay mở các khóa tu, bên Tịnh độ tông thì có các khóa tu Phật thất, bên Thiền tông thì có lớp tu thiền, bên Mật tông thì có trì chú...đa số đều được hướng dẩn bởi các vị Đại đức hoặc Thượng tọa từ các chùa.
Khi nói đến tôn giáo, đó là giáo điều là lời phán xét, lời dạy tối cao của đấng bề trên nên các tu sĩ phải tin, phải được học và huấn luyện qua nhiều thời khóa, thời gian và giai đoạn để nhận rõ chỉ thị lời dạy về đấng của mình mà truyền giảng lại cho đúng nhịp.
Thiền là tự do, là thảnh thơi, là trống rỗng, trong thiền không có tôn giáo, không có cầu nguyện hay lặp đi lặp lại bất kỳ câu thần chú nào. Khóa tu là hình thức là khuôn khổ là tự mình đi tìm cái ràng buộc cho chính mình, ngồi lâu, ngồi thẳng, ngồi yên, mà ngồi im lặng bất động thì phải ráng sức, khi cố gắng kìm giữ bản thân mình thì tâm trí sẽ căng thẳng, mọi suy nghĩ đều bị đông lại nên trí tuệ không có cơ hội để nở hoa...đó là hình thức thi ngồi để tạo ra vấn đề chứ không phải thiền, đó là cái bẫy của người săn mồi...người dạy tu thiền họ đã đạt đến thiền chưa ? giác ngộ chưa ? thành Phật chưa ?  Đây là chùa của tôi, khóa tu thiền của tôi, đây là những học trò của tôi...chỉ là những thứ vớ vẩn của bản ngã không bổ ích, người chưa biết Phật là gì không hiểu Phật là chi mà làm người hướng dẩn để đi tìm thì đó là một trong những người mù sờ voi, trong kinh có nói : một thằng mù dẩn một đám mù theo sau...là vậy. Người chủ yếu dạy Thiền chính là người ham muốn nổ lực để kiểm soát theo dõi và quan sát người khác, đó là tham vọng, đó là sự bạo hành về tâm trí, khi tâm trí chứa đầy tham vọng thì không thể thiền bởi vì trong thiền từ ngữ tham lam hẳn là không có. Ngồi để tập trung tư tưởng không phải là cách ngồi gọi là thiền nhưng thiền gỉa nghĩ rằng có thầy dạy nên nó cũng có ích lợi riêng của nó, giúp cho mình không quan tâm đến những điều khác, chủ yếu chỉ là một, còn lại 99 phần kia là vứt bỏ ?. Tập trung: ý nghĩa của nó là hạn hẹp không cởi mở, nếu chúng ta châm chú tập trung vào một điểm thì điều đó trở thành một thế giới của riêng mình, người đó sẽ ngồi cười nói trò chuyện một mình đôi khi không thể nghe được tiếng kêu cháy chùa đang kêu cứu sát bên tai. 
Tất cả mọi vọng tưởng đều phải bỏ đi để trở thành vô vọng ? đó là cách dạy nói về việc làm của tâm trí, điều nầy không phải thiền, bởi vì sự buông bỏ để gọi là đạt được là do tâm trí hành động, tâm trí là vọng tưởng, thiền là ánh sáng, thiền không có nhu cầu để đạt vì mọi thứ đều có sẵn đấy rồi, nói vô vọng chẳng qua đó là do mình cầu mong, chờ đợi hy vọng qúa nhiều mà bây giờ không được nên đó gọi là thất vọng hay tuyệt vọng chứ không phải vô vọng. Mình đang ngồi thiền hay đến lớp tu học tức là có mục đích cốt muốn thấy Phật hay thành Phật thì sao lại có thể vô vọng được ? nếu chúng ta không chờ đợi, không hy vọng, không mong cầu thì đó mới thật là vô vọng. Lúc mình thấy được cảnh giới của Bồtát hay chư Phật liệu mình có muốn buông bỏ để trở thành vô vọng không ?  Sống trong hy vọng là chạy theo tương lai mà quên mình đang ở đây và bây giờ, hạnh phúc cũng như một vị Phật đang ở bên cạnh mình mà mình không có đó để nhận ra lại đi tìm kẻ mù nhờ chỉ điểm. Đức Phật từ bỏ mọi thứ, không hy vọng vào bất cứ điều gì, không sở hữu một vật chi, không có nhu cầu thì thử hỏi hy vọng vào điều gì ? Thiền là sự nhận biết chứ không phải buông bỏ, tất cả mọi thứ đều có sẵn đấy rồi, nhớ đấy !  Buông bỏ là sự lựa chọn tức còn sống trong nhị nguyên, vọng tưởng là mơ, lúc ngủ giấc mơ không dài nhưng khi thức giấc mà chưa Tỉnh thì giấc mơ cứ kéo dài, mình chỉ cần nhận biết đó là mơ đừng quan tâm đến thì giấc mơ sẽ không thành, vì chúng là không thật, thật là cái gì không thể thay đổi, nó chính là chân lý, chân lý không thể thay đổi được. 
Giống như đêm qua nằm mơ thấy mình đang là vua, sáng thức dậy có ai gọi mình là: bệ hạ không ? đêm qua ngủ thấy mình bị chó cắn, sáng dậy có đi bác sĩ không ?
Ngồi thẳng ngồi lâu tụng câu Thần-chú, lặp đi lặp lại hoài cùng một câu, một điệu để mong thần thánh ráng nghe, nếu việc gì cứ lặp đi lặp lại thì cái chán sẽ xuất hiện, đó chẳng khác nào như lời mẹ ru con, đứa bé nghe mỗi ngày đều sanh ra chán, mọi thứ đều cũ rít...thôi ngủ đi cho rồi !!!. Một vị thần mỗi ngày nghe câu chú hằng triệu lần cứ lặp đi lặp lại thì sẽ chán, chán đến không sao chịu nổi ? Thiền không phải là môn học để thay đổi tình huống mà là tự biết cách thay đổi con người mình sống làm sao cho có ý thức hơn, lúc đó mình mới cảm nhận được mọi thứ đến đều là mới nên cái cũ cái chán sẽ được chuyễn hoá. Thiền tức phải có thay đổi, không thay đổi thì thiền sẽ không có ý nghĩa. Tóm lại: thiền không cần học, không cần ghi danh các khoá tu hay đến các chùa chiền ngồi đồng nơi chánh điện mà mình chỉ cần một chữ Biết là đủ, người đó đi đâu ở đâu, nơi đó cũng là chùa và vị Phật cũng đang quanh quẫn ở bên cạnh mình.
Trong nhà Phật Thiền là gốc rễ, hoa là trí tuệ đã có sẵn đang chờ ngày để nở, hương thơm là từ bi. Hoa tự nó theo thời gian đến lúc phải nở, khi hoa nở mùi hương đã tự có sẵn đấy rồi, từ bi là cái hạnh, là hương thơm nó không thể thực hành để đạt tới, hoa cũng không cần thực hành mới có mùi hương, cho nên Thiền là gốc, là chủ yếu để thể hiện hạnh từ bi và tánh giác của mình, khi hội đủ hai điều kiện nầy thì sẽ có một vị Phật ra đời. Đó là Thiền. Trong kinh Thủ lăng Nghiêm đức Phật có thuyết :
- " Tánh kiến giác minh, kiến tinh minh giác..."  là vậy.
Gọi là Thiền, chẳng có gì là thiền mà gọi là Thiền vậy thôi./.

Tuệquang



No comments:

Post a Comment