Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Monday, February 8, 2016

SỐNG và CHẾT

HỢP...tan...HỢP.
SỐNG...chết...SỐNG...là tiến trình Sanh Diệt, Diệt Sanh.



Tất cả những cụm từ ấy đều nằm trên một vòng tròn quay đều mà không có điểm khởi đầu nên không có điểm kết thúc. Cách nay hơn 2500 năm đức Phật có thuyết giáo về hiện tượng Nhân sinh quan và Vũ trụ quan qua tiến trình Sống và Chết của động, vật, thể. Ngài lấy ra một đoạn ngắn của vòng tròn làm một đường thẳng rồi để xuống thảm cỏ trước mặt mọi người rồi nói : đây là điểm A gọi là điểm Khởi đầu và đây là B là điểm kết thúc. Có đi ắt phải có đến, có hành mới thành được đạo. Dựa theo luật Nhân Qủa do con người đặt ra ngài tạm gọi điểm A là Nhân và B là Qủa. Nhân xấu thì Qủa xấu, Nhân tốt thì cho Qủa tốt, ai trộm cắp thì ngồi tù, ai giết người thì đền mạng..v.v...ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, đó là dựa theo luật Nhân Qủa của thế gian mà nói. Vào thời kỳ khởi nguyên, mạnh được yếu thua, con người giết người hằng loạt, cướp đất giành dân mà chẵng hề có Qủa nào bắt đền mạng, thậm chí còn được phong quan, thọ bổng lộc của triều đình và mệnh danh là anh hùng. Cho nên khi nói đến Nhân Qủa đó chỉ là thuyết tương đối của thế gian dựa theo luật pháp của mỗi quốc gia. Đứng về mặt tâm linh, người tin rốt ráo vào Nhân Qủa là tin vào đấng thần quyền, tin có đấng cứu rỗi để thưởng phạt, làm thiện thì được sống đời đời, làm ác thì bị sa xuống địa ngục. Nếu thượng đế đã quy ước rành mạch như thế thì luật Nhân Qủa sẽ trở thành Định luật bất di bất dịch. Điều nầy có thật sự như vậy không ? và ai sẽ là người đứng ra phán xét sự việc nầy? hiện nay đa số những người hiền đức làm ăn lương thiện đều bị lợi dụng gạt gẩm, bạo hành đôi khi còn bị chết oan...nhiều bậc tu sĩ đi tu từ thuở bé, cuối đời nằm một chổ từ năm nầy sang năm khác không hề hay biết gì, thế thì nếu tin vào Nhân Qủa thì : tu Nhân gì mà có ra Qủa như thế ?
Theo giáo lý nhà Phật việc làm lành lánh dữ không phạm giới không phải là người được sống lâu, sớm thành Phật, đạo Phật không chủ trương làm thiện thì sẽ tự động được sống đời đời như một định luật vì điều nầy sẽ bị sai số khi chân lý Vô thường quét ngang qua, cho nên khi nói đến Nhân Qủa đức Phật bảo đó chỉ là một phần ngắn nhỏ của vòng tròn chân lý tuyệt đối mà thôi.
Với thế gian " gần mực thì đen ", người gần nhân xấu thì qủa xấu, với nhà Phật: Sen sống trong bùn, bên cạnh bùn lớn lên trong bùn nhưng Sen không thể trở thành bùn...nên nhớ điều nầy.
Chúng ta hãy cùng nhau tư duy lại về hai quan điểm: Thường và Vô thường theo lời dạy của đức Phật. Tại hai điểm A và B, theo chân lý các pháp do duyên sanh, đức Phật gọi điểm A là " khởi đầu " còn gọi là : Hợp hay Sanh, do các duyên nương gá lại với nhau mà thành ra một pháp, nên trong kinh gọi: " như thị tướng " việc nầy xưa nay vẫn vậy hể có mặt là có tên nên ngài gọi đó là THƯỜNG. Điểm " kết thúc " gọi là : Tan hay Chết. Sự tan hay chết nầy đức Phật cũng gọi đó là THƯỜNG vì xưa nay không ai tránh khỏi ngay cả đức Phật hay đức Chúa cũng thế. Đoạn giữa của hai điểm A và B là thời gian di chuyễn không ngừng, vì không có bắt đầu, không báo trước khi có biến cố sự việc xãy ra nên ngài gọi đó là Vô thường. Nếu thời gian có bắt đầu thì bắt đầu khi nào ? từ bao giờ ? Cho nên việc sống chết không có hẹn cũng như không một ai biết trước được rồi chuyện gì sẽ xãy ra kế tiếp nên : cuộc sống là " Vô thường " nhưng chân lý Vô thường bao giờ cũng là : Thường.
Khi thấy mọi sự vật hiện tượng sanh ra có tướng như vậy, thành tựu như vậy, thay đổi như vậy rồi tan rã như vậy...thấy biết như vậy gọi là cái thấy Như thị, cái thấy bình thường chẵng có gì cần phải lưu luyến, tiếc nối hay để trong tâm lưu giữ.
Nhìn vào bức tranh :
Một chồi non xanh đâm ra từ một nhánh cây khô, mầu xanh được nổi bật...nhưng tại sao nó xanh ? bởi vì thế gian qui ước đặt tên mầu đó gọi là mầu xanh, không có vấn đề hỏi: tại sao nó xanh ? chỉ cần biết thấy nó mọc ra như vậy, thấy xanh là biết nó sống, là điểm khởi đầu cho qúa trình đi đến cái chết là điểm kết thúc. Với giáo lý của nhà Phật điểm bắt đầu hay khởi đầu có nghĩa là : có một động vật thể nào đó hội tụ đủ duyên rồi đi ra từ cái không gọi là Sống và kết thúc là lúc hết duyên rồi trở về với cái không tạm gọi là Chết. Không có bất kỳ một vật gì được sanh ra từ một cái đã Chết, vì khi đã nói Chết thì không còn cơ hội để Sanh, do vậy chồi non xanh kia không phải mọc ra từ một nhánh cây khô chết. Sống và Chết là một chuỗi dài vô tận không thể tách rời nhau, chúng không phải là hai kẻ thù đối lập, sống là có hình dáng, chết là vô hình, sống là cái vươn lên bao giờ cũng có đó nhưng cái bản thể làm cho nó vươn lên thì không có đó, cho nên bản thể không bao giờ chết, trong kinh gọi là:" bất sanh bất diệt..."  chỉ có cái gọi là sống là đi vào cái chết mà thôi.
Thí dụ như khi có một thân cây khô cằn đứng đó cả năm trời không ra lá ra hoa, rồi bổng một hôm sau một tuần mưa đổ xuống chợt thấy có một chồi non xanh mọc ra, mình vui mừng bảo :" nó sống " thế thì cái gì sống ? chồi non sống hay thân cây sống ? thân cây kia tuy chết nhưng bản thể nó vẫn còn có đó do vậy sự sống được tiếp tục vươn lên.
Nếu cho rằng cây kia đã chết thì xin hỏi : " cái chết đã xãy ra ở đâu ? ". Chúng ta chỉ thấy cái hình dáng khô cằn ở bên ngoài còn bên trong là cái vô hình làm sao thấy biết được để diển tả lúc sự việc xãy ra. Khi thấy có chồi non là thấy có cuộc sống bắt đầu, vậy bắt đầu cho chồi non hay bắt đầu cho cây ? cho nên đức Phật ngài nói : " cuộc sống không có bắt đầu " có nghĩa là cuộc sống đã có sẵn rồi còn bắt đầu vào đâu nữa, đúng hong ? thí dụ: lấy thứ hai làm ngày đầu tuần. Thứ hai làm sao là đầu tuần được nếu không có ngày chủ nhật ? Mặt trời mọc gọi là sáng bắt đầu cho một ngày,  không thể sáng là cái bắt đầu mà không có đêm. Trăng lúc nào cũng tròn và ngày nào cũng là ngày rằm không phải chờ đến 15 âm lịch mới đi chùa hoặc ăn chay...vô thường không hẹn trước, nên nhớ điều nầy. Cho nên đức Phật nói các pháp không có bắt đầu và chung cuộc là như thế. Do vậy, cuộc sống tuy là vô thường nhưng nó hiện hữu, nó là quá trình thay đổi liên tục không một ai có thể biết trước được vì vô thường là vô hình nên không có mắt tai mũi lưỡi để phân biệt nên trong cuộc sống ngắn ngũi nầy mình phải trân trọng, thương yêu, đùm bọc và tha thứ cho nhau đừng bỏ lỡ nó. Chết cũng là một phần của quá trình không phải là chổ cuối của cuộc sống, chết là thuộc về tương lai mà tương lai thì chưa tới nên cái chết chỉ là tưởng do bị cái sợ baọ hành nên trong nhà Phật chữ Chết là không có bởi vì ngay nơi điểm khởi đầu cái Chết, việc Chết đã chưa tường xãy ra mà là sự bắt đầu cho cuộc sống như đã nói, chết chẵng qua chỉ là tiến trình kết nối lại. Sống là ra đi là quên đi cội nguồn, chết là nhớ lại để được tự do quay về, giống như nhánh chồi non xanh kia khi nó được nhô ra khỏi nhánh cây rồi tiếp xúc với ánh sáng người ta gọi nó là mầu xanh, nó chỉ biết nó xanh để biểu hiện rằng " tôi đã có mặt " mà quên đi cái thân gốc khô cằn bị xem như là đã chết từ lâu. Nếu chúng ta biết mình từ đâu tới đây thì không còn lo sợ khi chết mình sẽ đi về đâu vì tất cả không thể đi đâu khác được ngoài việc trở về lại ngôi nhà củ của mình. Sống- Chết là một.

Tuệquang                     đầu năm Bính Thân
 

No comments:

Post a Comment