Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Sunday, August 19, 2018

tất cả kinh điển của đạo Phật là phương tiện vậy điều gì tạo ra sự nhiệm mầu và linh ứng ?

Chào các đạo hữu, 
Một câu hỏi rất có giá trị về mặt tục đế nhưng cần phải thiền quán, trước khi chia sẻ đề tài này Tq xin ôn lại ý nghĩa của các danh từ đó như sau :
-Phương tiện có nghĩa là : phương cách về hình thức từ một việc làm tiện lợi hữu ích nào đó giúp để đạt đến mục đích hay cứu cánh.
-Nhiệm mầu có nghĩa là : phép lạ
-Linh ứng có nghĩa là : cầu nguyện mong ước điều gì đó thì được ơn trên ban cho đúng theo như ý muốn.
Đó là ý nghĩa dự trên văn tự nói để diển đạt thành lời cho mọi người hiểu và rồi với ba ý nghĩa trên dựa theo giáo lý đạo Phật chúng ta thấy cái nào thực tế và gần gũi với chúng ta hơn ?
Tq nhớ một câu chuyện vào thời đức Phật sử có ghi chép lại rằng :
Một hôm đức Phật đang ngồi chờ đò qua sông thì có một vị tăng Bàlamôn đến hỏi Phật :
- Thầy Cồ-đàm, ông đang làm gì ở đây ?
đức Phật trả lời :
- Tôi đang chờ đò qua sông !
Vị tăng Bàlamôn hỏi thêm :
- Thầy tu pháp môn gì mà qua sông phải cần đò ? tôi tu chỉ nhảy một cái là qua đến bờ sông bên kia mà không cần đò.
- Vậy pháp tu đó muốn đạt được thì thời gian phải mất bao lâu ? đức Phật hỏi lại.
Vị tăng Bàlamôn trả lời :
-17 năm.
Nghe xong đức Phật vui vẽ nói tiếp :
- Muốn qua sông mà cần phải tu 17 năm thì thật đáng tiếc, tôi muốn qua sông chỉ cần tốn 2 xu mà không phải tu một ngày nào.../.
Thì qua câu chuyện nầy có hai hiện tượng chúng ta cần phải tư duy :
- Thứ nhất : đạo Phật ra đời mục đích là cứu khổ, giúp người giúp mình, dùng phương tiện để hướng dẩn hành giả qua bờ bên kia được gọi là giải thoát, khi đến nơi thì người đi đò ở lại, đò là phương tiện đưa người đến nơi theo nhu cầu do vậy nên kinh Phật gọi là phương tiện, còn vị tăng Bàlamôn mục đích cứu cánh là thần thông phép lạ điều nầy gây một ấn tựng lớn cho tứ chúng nghĩ rằng Tu là cái gì sẽ được thành tựu ghê gớm lắm như : đi được trên nước, ngồi trên mây, xuống tận thủy long cung, dễ dàng như trở bàn tay...như thế thì mọi người mới tôn sùng mình là một vị thần hay thánh cầu mưa cầu gió chuyễn đổi được càn khôn...nhưng rồi hãy quán chiếu lại xem vị thần thánh đó tức tăng Bàlamôn liệu có vượt qua được chân lý Vô thường, Sanh già bệnh chết hay không ?
- Thứ hai : khi nói đến tôn giáo tức là chỉ cho thần quyền, phép lạ, nhiệm mầu, linh ứng.
Cho nên qua câu chuyện nầy đã xác định cho chúng ta thấy đạo Phật không phải là tôn giáo nên Ngài qua sông cũng phải trả tiền như bao nhiêu người khác, do vậy hai cụm từ Nhiệm mầu và Linh ứng không có chổ đứng trong đạo Phật vì nó thuộc về tưởng tượng hoang đường theo chủ thuyết của thần giáo...tuy nhiên về sự " nhiệm mầu " trong kinh đức Phật có nói " Tin ta mà không hiểu ta tức hũy báng ta. " người tu theo đạo Phật mà chạy tìm tượng cốt linh ứng hay nơi có phép lạ đang xãy ra để cầu xin mà không thấu hiểu mật nghĩa của Như-lai tức là đang hũy báng giáo pháp của đức Phật bởi vì nếu cầu xin được thì đức Phật sẽ không nói chân lý  vô-thường thành trụ hoại diệt và việc cứu khổ để làm gì, chúng ta thử tư duy thêm một lần nữa xem, nếu đã gọi đó là linh ứng thì nơi đó phải không còn người bán vé số, trà đá, hàng gánh, nhang đèn bông hoa, chim chóc  và ngay cả những người chạy xe ôm...đúng không ? và nếu như các tượng cốt đó đều linh ứng thì nghệ nhân tức nhà điêu khắc chắc chắn phải là một vị Thần đương lai hạ sanh ? biết biến từ xi-măng cốt sắt trở thành linh thiêng mầu nhiệm giúp cho con người hết khổ đau và cả thế giới được bình yên ? tại sao chúng ta không tìm đến gặp nghệ nhân người sanh ra sự linh thiêng mầu nhiệm đó để cầu xin may ra còn được ban cho cái buá ?
Trong đời sống tranh đua hằng ngày của thế gian chúng ta thử chiêm nghiệm lại xem có bất cứ việc làm nào đạt đến mục đích mà không nhờ vào Phương-tiện hay không ? tiền bạc dùng để trao đổi là phương tiện ai cũng cần mặc dầu nó chỉ là tờ giấy lộn có giá trị, có đóng dấu ký tên, văn bằng chứng chỉ cũng là tờ giấy lộn, mặc dầu thế nhưng không nhờ nó thì lấy đâu có ra gọi là bác sĩ, thẩm phán, giám đốc ngân hàng..v.v...
Xe cộ là phương tiện, tàu bè, máy bay mọi vận chuyễn để đưa người hoặc hàng hoá đến nơi mong muốn đều là PT, sách vở, chén diả, đủa muỗng, điện nước...nhu cầu cần yếu cũng là PT...
Chùa chiền, Thánh điện, kinh điển { sách vở } cũng là PT để hành giả đọc hiểu mà hành, tượng cốt là giã là PT dùng Huyễn để độ Chân chứ không có phép lạ hay sự linh ứng nào được ban cho từ nơi đó. Đức Phật giảng thuyết dùng chân lý để làm PT giống như đò đưa người qua sông ai đến nơi thì người đó có hạnh phúc an lạc còn Đò vẫn là đò làm công việc mòn mõi mà không thấy có khổ đau...con người sống nhờ vào phương tiện, hành giả tu thành tựu viên mãn giải thoát ra khỏi phiền não khổ đau được đó cũng là nhờ vào phương tiện.
" Tin ta mà không hiểu ta..." từ ngữ Nhiệm mầu hay phép lạ phải hiểu đúng nghĩa như lời Phật dạy Tq xin tóm tắc lại đó là :
- Tất cả các pháp có mặt đều do nhân duyên sanh đến từ hư không ( là bản thể bất sanh bất diệt )
- Ngày chúng ta đến đây với hai bàn tay trắng: bản thể của mình là Hư-không tức từ cái Không, mây trôi nổi ở dưới thấp có rồi tan, tụ rồi tán chỉ là bề mặt của hiện tượng tiêu biểu cho sự đam mê dục lạc đang bao trùm chung quanh ta làm không nhận ra được sự trong sáng thanh tịnh của bầu trời, người mê muội thì tìm hình tướng của đám mây mà tưởng ra các vị Phật hay Bồ-tát, có ai thấy được chư vị Phật hay Bồ-tát xuất hiện dưới một bầu trời không có mây chưa ?
- Sự Nhiệm mầu tức phép lạ là của thần giáo cái đến từ bên ngoài do niềm tin mà khấn cầu để từ cái Không trở thành Có rồi bám dính vào gọi là linh ứng, nếu có nó chỉ tạm thời trong một thời gian ngắn.
-Khi chúng ta ngồi thiền thảnh thơi không vội vã dùng trí tuệ để soi rọi quán chiếu, thấy tất cả các pháp đều như huyễn giống như mây trôi trên bầu trời thì sự ham muốn sẽ biến mất, bản ngã không còn nhưng bản thân mình vốn là Hư-không nên vẫn luôn hiện hữu, một trạng thái buông bỏ được khởi động làm cho từ cái Có trở thành Không, đó là lúc thành tựu được Phép lạ do mình tạo ra, cái đến từ bên trong sẽ vĩnh hằng bất hoại do vậy nhờ vào Phương tiện tinh tấn tu hành mà có được trạng thái an lạc gọi là giác ngộ vậy thôi.
" tất cả kinh điển của đạo Phật là phương tiện vậy điều gì tạo ra sự nhiệm mầu và linh ứng ?"
Phương tiện là nguồn gốc của sự thật và chân lý đưa con người đạt được nhu cầu mong muốn, đó là sự mầu nhiệm do mình tinh tấn hành trì tạo ra, nó đến từ bên trong.
Nammô Bổnsư ThíchCamâuni Phật

Tq


No comments:

Post a Comment