Trước khi chia sẻ câu hỏi nầy chúng ta cần ôn lại quan điểm giáo lý của đạo Thiên Chúa và pháp môn Tịnh Độ tông của người Trung hoa ( không phải là đạo Phật nguyên thủy ).
- Người theo đạo Thiên Chúa sau khi chịu phép rữa tội thì nhận một tên Thánh là để nhắc nhở mình hãy noi theo gương của Người ấy mà hành trì và trở thành một tín đồ của Thiên Chúa giáo, hành theo mười điều răn và khi chết sẽ được rước về nước Chúa gọi là cõi Thiên-đàng, giáo chủ cõi ấy là Chúa Cha hay đức Chúa Trời...
- Người tu theo Tịnh Độ tông thì thụ lễ Quy y, nhận pháp danh, tu thập thiện là phật tử tu tại gia sau khi chết thì được rước về cõi Cực-lạc giáo chủ là Phật Adiđà...
Qua hai giáo lý nầy tuy thấy có hai nhưng thật chất chỉ là một, cõi thì như nhau nhưng tên gọi thì có khác, cho dù sau khi chết mình tự động được rước về cõi Thiên đàng hay Cực lạc để chuẩn bị một tiến trình mới cho kiếp sau thì nơi đó mình vẫn là con chiên của Chúa hay vẫn là một phật tử của Phật Adiđà chứ không thể gọi là thành Chúa hay thành Phật được ? mà như đã không thành Chúa hay thành Phật thì tất nhiên vẫn là phàm phu mặc dầu hằng tuần đều có đi xưng tội hay sám hối...đã gọi là tin vào nhân qủa thì việc ai làm nấy chịu nên không có vấn đề mượn kinh điển tụng để tiêu trừ nghiệp chướng, kinh điển là kim chỉ nam dùng để đọc, hiểu rồi hành, hướng dẩn mình đi trên con đường tự do hạnh phúc với trạng thái an lạc thân tâm gọi là giải thoát ra khỏi chướng duyên ưu bi phiền não...được tự tại ngay nơi kiếp sống nầy, không mong cầu vào một cõi vô hình viễn tưởng, người đó đã chính thức tạo ra cho riêng mình một " Thiên đường trên mặt đất ", phàm làm người, ai sống thì khổ do khổ nên mới phạm giới mà tạo nên nong nỗi, sống đã khổ, tạo nên giai cấp lại càng khổ thêm, cho nên không một ai có quyền lợi dụng chức vụ hay quyền lực của mình mà tha tội cho những người đang khổ, phạm giới hay hành động gây ra tội ác.
Trở lại câu hỏi thì chúng ta thấy người vợ: thứ nhất có cái tâm " không phân biệt " về tín ngưỡng tôn giáo, quan niệm rằng đạo nào cũng dạy cho con người hướng thiện tiến đến cứu cánh là thương yêu giúp đỡ mọi người như yêu thương chính bản thân mình. Thứ hai: như chúng ta biết khi một người theo đạo Thiên Chúa thì không được phép kết hôn với người ngoại đạo tức đạo bên ngoài trừ khi người đó chịu phép rữa tội, cho nên dựa theo câu hỏi chúng ta thấy hôn nhân nầy không được phép làm lễ cưới ở nhà thờ mà có thể làm lễ theo nghi thức ở chùa hay tại gia, do vậy chúng ta thấy người vợ chịu sự hy sinh và thương yêu chồng nhiều đến như thế nào ? nhưng rồi với bao nhiêu năm học đạo hành đạo cuối cùng rồi cái tâm vô phân biệt sẳn có kia bi giờ lại phân biệt giữa hai cảnh giới tưởng tượng Thiên đàng và Cực lạc không biết sau khi chết mình sẽ đi về đâu ? tiếc thay !
Phật dạy : cõi là hư không, không sắc cũng không tâm nơi đó là chân như vĩnh hằng, Thiên đường hay Cực lạc thì cũng như nhau nhưng tên gọi thì có khác, giống như mỗi quốc gia đều có đường ranh giới hạn sự phân chia và mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ cho dân tộc của họ và nếu như đã có đường phân chia thì khi ánh sáng mặt trời chiếu vào trái đất phản chiếu các đường chu vi ranh giới đó hiện trên hư không thì tất mỗi quốc gia đều có một tên là cõi Thiên đường cho riêng quốc gia của họ, cho nên một cảnh giới là tượng trưng cho một quốc gia, một tín ngưỡng mình gọi tên đó là gì tùy theo ngôn ngữ của đạo mình, do vậy nếu tin rằng thiên đường, cực lạc là hai cảnh giới sung sướng hạnh phúc riêng biệt không có các điều khổ thì thử khi tối đến mình dời cọc lấn đất sang bên kia chỉ một tấc ( 10cm ) thôi thì sáng hôm sau hai cảnh giới đó sẽ trở thành địa-ngục ngay vì ai cũng vẫn là phàm phu như đã nói ở phần trên, cho nên đức Phật dạy thiên đường hay địa ngục không phải hai mà nó Có hay Không là do pháp hành của mình tạo ra.
Tóm lại dù bạn theo đạo Thiên Chúa hay đệ tử Phật Adiđà, nếu mình tu theo 10 điều răn hay thập thiện không phạm giới không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm không có lỗi với đạo thì tâm hồn mình sẽ hồn nhiên thảnh thơi vô tư như đứa trẻ thơ thân tâm được nhẹ nhàng như người vô trọng lượng tức đồng thể với hư không thì thiên đàng hay cực lạc đó là một là nhất chân có khác chi đâu, mình được tự do ra vào vì luật nhân qủa không bao giờ bắt tội một trẻ sơ sinh.
Còn việc thủ tục mai táng thì tùy theo hoàn cảnh gia đình, nếu chi phí nào rẻ thì nên chọn còn bất vụ lợi thì hoan hỷ tán thán và nên nhớ : nhanh, gọn, lẹ là điều chủ yếu !
Ngày mình đến đây với hai bàn tay trắng,
Ngày trở về cũng trắng đôi bàn tay,
Cuộc vui chơi có lúc ngắn lúc dài,
Có thăng trầm, lên xuống...rồi cũng huề thôi ./.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment