Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Thursday, June 21, 2018

Muốn buông bỏ thì phải làm như thế nào ?

Xin chào các đạo hữu,
Dường như những ai đã và đang tu theo đạo Phật cũng đều muốn thực hành hạnh nguyện nầy đúng không ? 
Tq nhớ có một câu chuyện nói về ngài Bàng Long Uẩn bên Trung hoa sau khi chứng đắc được đạo qủa thì bèn đem hết tài vật của mình đổ xuống sông Tương rồi đưa vợ và hai con vào chùa tu...chúng ta nghĩ thế nào ? có nên làm như thế để gọi là thực hành hạnh buông bỏ hay không ? làm như thế để được mọi người tôn vinh sùng bái cho mình là người đã giác ngộ hay là họ nhìn vào cái chấp Ngã qua việc làm của mình là vô bổ ? như chúng ta biết, bên Trung hoa từ ngàn xưa cho đến nay dân chúng nghèo đói, giặc giã liên miên cần sự giúp đở chia cơm xẻ áo từ những mạnh thường quân hay các nhà hảo tâm thì ông đắc đạo nầy lại đem tài vật của mình đổ hết xuống sông để gọi là Buông bỏ ? nên nhớ một bậc gọi là giác ngộ là người phải có trí tuệ và tâm từ bi luôn song hành mà hạnh bố-thí là hạnh đầu tiên trong Lục độ Balamật mà người đệ tử Phật phải nên biết ? 
 Trước khi chia sẻ về vấn đề nầy Tq xin hỏi : " tại sao phải buông bỏ ? buông bỏ để làm gì ? và được gì ? buông bỏ để có được Cực lạc hay Niết bàn ư ? nên nhớ cuộc sống đang là khổ đau mình không thể đối trị lại được thì làm sao có khả năng đạt đến thế giới khác để được sung sướng và hạnh phúc hơn ? cho nên như đã biết người muốn vào được thiên đàng thì phải chịu mọi sự hành hạ và tra tấn, thông thường mình nghĩ rằng buông bỏ tức là không còn nắm giữ tài vật nữa để có được những giây phút an lạc thân tâm vì điều nầy sẽ dễ hơn là làm cho mình trở nên khổ sở bởi vì có ai muốn mình khổ đâu ? nhưng hãy suy nghĩ lại xem khi mình nói muốn buông bỏ tài vật có phải nguyên nhân bắt nguồn do từ cái buồn cái thất vọng cái đang làm mình khổ đau, tất cả mọi thứ đều không như ý mình muốn hay không ? vậy thì có phải sự buông bỏ đó là tự mình chọn sự bất hạnh không? Thực ra hai từ buông bỏ việc thực hành chỉ ở trong giai đoạn tạm thời nên nó không phải là bổn nguyện, ai cũng nói được nhưng để hiểu rõ sự buông bỏ theo lời Phật dạy để thực hành được thì không có mấy ai bởi vì cuộc sống là phải đấu tranh, đua đòi, tích lũy tiền bạc vật chất, tạo ra giai cấp...đó là tạo ra đau khổ, mình biết và đã tạo ra rồi thì tại sao lại hỏi " muốn buông bỏ thì phải làm như thế nào ? "           
Như đã chia sẻ nhiều lần, văn tự là những từ ngữ trói buộc mình, càng dính mắc vào kinh điển càng nhiều mà không hiểu rõ mật ý của Như-lai thì càng không tìm ra lối thoát bởi vì khi ngài nói Buông là buông cái gì ? và kế đến nữa là có thật cần phải Bỏ hay không ?  Trước khi cùng nhau đóng góp qua câu hỏi nầy thì tất cả các từ ngữ hay thuật ngữ trong lời dạy của đức Phật đều mang hai ý nghĩa về tục đế và chân đế. Tục đế là pháp của thế gian nói ra ai cũng hiểu và cảm nhận được, còn chân đế đấy là huyền nghĩa dành cho người tu Thiền theo giáo lý nhà Phật, bởi vì pháp môn Thiền không có dựa trên văn tự để lý luận hay giải bày, xưa kia vào thời Tượng-pháp các chùa Thiền không có ấn tống hay cất giữ kinh điển, ngày nay chùa chiền không còn phân biệt nữa vì chùa nào cũng có kinh và băng giảng mà kinh nào cũng nói là do Phật thuyết và lời giảng nào cũng nói đây là chánh pháp? 
Trên văn tự định nghĩa chữ " Buông "  chúng ta phải hiểu có hai nghĩa : thứ nhất là tự mình cho phép vật gì đó không còn cần nữa rời khỏi đôi bàn tay theo ý mình mà không nuối tiếc cho nên gọi là " Buông bỏ ", thứ hai là do gùi gánh nhiều quá hay nặng quá mà không còn sức để nắm giữ nên buộc lòng phải Buông bỏ và rồi trước khi Bỏ cũng cần cân nhắc lại xem cái nào còn cần đến cái nào không... chữ " Bỏ " có nghĩa là : không cần dùng đến nữa...đó là hiểu dựa trên văn tự rồi dần dần trong cuộc sống khi thấy hiểu được do đam mê vật chất chạy theo sự đua đòi so sánh giữa mình và người khác, khi thua kém thì thấy thiệt thòi rồi sanh ra khổ đau, khi giàu có thì tìm cách dùng thủ đoạn để được giàu thêm...rồi khi Vô thường đến chỉ trong khoảnh khắc mọi sự việc đều tiêu tan thay đổi một cách nhanh chóng như : hỏa hoạn, nhà cửa bị nước cuốn trôi đi, con hư phá tán, tài sản bị sung công, bị trộm cướp..v.v. mất càng nhiều thì khổ đau càng chồng chất rồi tiếc nuối đổ lỗi do nghiệp, do số phận mà tự oán trách thân phận mình, thông thường theo thế gian hiểu là như thế. Buông bỏ khác với Từ bỏ. Từ bỏ tức là không chấp nhận sự việc, trốn tránh trách nhiệm, nên nhớ điều nầy.
 Trên văn tự " buông bỏ " ví như loại  " thuốc " dùng để chữa trị lành bệnh khổ cho con người có hình tướng do tham lam đam mê vậ̣t chất nên nó thuộc về hiện tượng và chỉ ở trong giai đoạn tạm thời, mà khổ đau thì không có hình tướng thì lấy gì để buông bỏ cái vô hình ? cho nên đạo Phật dùng chữ Thiền nó cũng giống như loại thuốc nhưng dùng để chữa lành căn bệnh Khổ vô hình tướng về mặt tâm linh, thuốc thì không có cao thấp mà chủ yếu là mình bị bệnh gì thì uống thuốc đó vậy thôi rồi khi hết bệnh thì thuốc đó tuy Có nhưng cũng không cần đến nữa. Thiền là dùng để tư duy tự mình có khả năng loại bỏ những tà kiến sai lầm để chuyễn hoá thay đổi con người mình sống trong chánh kiến, trong thực tế mà có được sự tự tại ung dung tự do trên đại lộ thênh thang của chính mình. Thuốc là uống vào, không có bất kỳ loại thuốc nào có thể làm cho thân tâm mình được mạnh khỏe an lạc tự nhiên, Thiền là xả ra chỉ khi nào mình đã sẳn sàng, thiền không phải là ngồi khoanh chân theo tư thế Yoga, đấy chỉ là hình thức có thể hợp với số đông của nhiều người theo học các khóa tu thiền gọi là thi ngồi, thiền không cần phải ngồi lâu mà là sự nhận biết, sự tỉnh thức trong lúc đi đứng nằm ngồi, lúc tư duy không có bất kỳ một thứ gì phải loại trừ dù rằng đó là những thứ bất như ý, bởi vì tất cả các pháp đều như huyễn chúng đến như vậy rồi sẽ ra đi như vậy. Thiền là sự trống rỗng trong tâm hồn nó sẽ trở thành thiêng liêng hay có thể là trở thành Thượng đế nó không liên quan gì đến tín ngưỡng tôn giáo cả, nó chỉ là trạng thái cho biết rằng mình đã có đầy đủ tất cả không thiếu bất kỳ điều gì thì thâu nhận vào thêm có ích chi đâu ?
Nhiều người quan niệm rằng: buông bỏ là xả cái Ngã...ngã đâu phải là một vật thể mà nói là xả bỏ được ? như đã chia sẻ nhiều lần " bản ngã " nó là cái bóng và sẽ theo ta suốt đời cho dù mình được gọi là bậc giác ngộ hay một vị Phật,  làm sao chúng ta có thể buông bỏ cái bóng được khi cái TA nầy còn đang hiện hữu ?  Khi chưa tỉnh thức tức còn phàm phu thì mình nghe lời nó, còn khi trong lúc nhập định, chỉ trong lúc định, sống trong định ( đi đứng nằm ngồi ) thì bản ngã tự biến mất vì không có người để sai khiến bởi vì toàn bộ đã trống rỗng như bầu trời được mỡ rộng.
Phật dạy cuộc đời là hạnh phúc chứ không phải khổ đau, chỉ cần tỉnh thức sống trong vui vẽ nhìn mọi sự việc bằng chánh kiến để hoán đổi chất độc tham sân si thành nước cam lồ, khổ đau thành hạnh phúc. Có ai thấy chất độc trở thành thuốc trị bệnh bao giờ chưa ? hãy tư duy đi chất độc lại là thứ thuốc cứu mình đấy. 
Buông bỏ vật chất không phải là sẽ đạt được mục đích bởi vì hạnh phúc là hiện tại là đang ở đây và bây giờ. Nên nhớ việc làm là cần thiết cho nhu cầu vật chất trong sinh hoạt hằng ngày, tiền của giàu sang, điạ vị có được là do phước báu tích lũy lâu đời mình phải biết trân trọng nó nhưng chẳng có cái gì tồn tại lâu bền đối với mình thì việc chi khi giác ngộ rồi lại đem đổ hết xuống sông.  
Buông bỏ không phải là tìm cách chống lại công việc mà là sự lười biếng mình phải biết dùng trí tuệ để thay đổi cuộc sống đúng theo chân lý, biết cách sống tự lập dùng giới luật làm bước đi trong sinh hoạt hằng ngày cho chính mình, sống trong sự trưởng thành tâm trí lành mạnh không tham lam, không mong cầu...thương yêu chia sẻ với mọi người mọi loài như yêu chính bản thân mình vì tất cả mọi người đều là Phật. 
Hai từ " Buông Bỏ " trong nhà Phật là một trạng thái gọi là Niết bàn, người không bận bịu, không tham lam không dính mắc, không căng thẳng không đam mê, không giai cấp không quyền lực, tất cả đều bình đẳng, biết đủ là đủ, có rồi không nhận, không cần không thêm ./.

NamMô Bổnsư ThíchCaMâuNi Phật.

Tuệquang

No comments:

Post a Comment