Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Tuesday, April 24, 2018

Không tin có thượng đế.

Tôi không tin có thượng đế nhưng đứng về phật giáo thì hiểu như thể nào ?


Người tin có Thượng đế, người không tin, xưa nay chưa một ai được " bất tử " và cũng chẳng có ai từ cõi chết trở về diễn tả lại đời sống trên thiên đàng hay dưới địa ngục cho mọi người nghe như thế nào ngay cả những bậc tu sĩ tự cho là có thần thông, cho nên đừng lãng phí thời giờ trông chờ về hai cõi đó...vô ích !. Người tu cho rằng sau khi chết thì sẽ được rước về cõi trên và dường như điều này ai tu cũng muốn được như vậy nhưng rồi người tu kẻ không tu ai chết cũng đều chôn xuống, thế thì địa ngục chính là " một cõi đi về..." chung ?
Hai từ Thượng-Đế là dịch ra từ tiếng Hán. Thượng là trên cao ý chỉ cho Trời, Đế là Vua. Thượng đế là vua cõi trời, theo tín ngưỡng tôn giáo thì là vị thần hay đấng chí tôn cai quản riêng một cõi và cũng là người đầu tiên sanh ra con người và vạn vật...người Trung Hoa gọi vị thần ấy là Ngọc-Hoàng Thượng Đế, Thiên Chúa giáo gọi là Đức Chúa Cha hay Đức Chúa Trời, người Hồi giáo gọi Allah là Đấng Tạo-Hóa...chung qui cũng là chỉ cho trên trời cao.
Thượng đế hiểu theo thế gian cũng là một vị Vua tức loài hữu hình nhưng có phép thuật biến hóa muốn gì được nấy, cõi Trời hay Thiên đàng cũng là một vùng đất riêng biệt ở trên cao, đời sống trên đó đầy hạnh phúc sung sướng, an vui cực lạc không có mọi điều khổ...là nơi an trú linh hồn của môn đồ sau khi đã siêu thoát. Chúng ta hãy cùng nhau dành vài phút tư duy dự theo chân lý vũ trụ thì những gì sanh ra được tức loài hữu hình ngay cả con người là loài động vật cao cấp nhất và theo như chân lý cho thấy bất kỳ những gì Có sanh ắt phải Có diệt nên nếu Thượng đế là đấng sanh ra muôn pháp thì ngài cũng đã tịch từ lâu rồi, do vì lẽ đó mà mọi lời cầu nguyện van xin từ xưa đến nay đều không được đáp ứng tức thời ? khổ đau bệnh tật ngày càng nhiều, chiến tranh mỗi ngày một lang rộng, đời sống an ninh càng ngày đi xuống cùn đến bất an đầy sự âu lo và sợ hãi cũng vì với suy nghĩ đó mà ngài Ngô-thừa-Ân nói :" Vua thì phải thay phiên nhau làm" do vậy mà Tề-Thiên đã đại náo Thiên Cung làm cuộc cách mạng Phá mê khai ngộ dẹp bỏ chế độ phong kiến mà toàn dân Trung Hoa thời đó đã chịu cơ hàn khổ đau cho đến nay không biết là bao nhiêu thế kỷ ? Chưa có một triều đại nào mà không bị sụp đổ ngay cả vị vua đương kim tự xưng là Thiên tử ( con Trời ) và rồi ngày nay các quốc gia tự do dân chủ người được bầu làm vua cho một nước gọi là Tổng thống thì thời gian đảm nhiệm có quy định rõ ràng. Cho nên dù một chế độ có độc tài đến đâu thì rồi cũng sẽ bị sụp đổ chỉ cần là thời gian. Cho nên Vua Trời hay con Trời đều phải quy thuận theo chân lý mà ngài Ngô thừa Ân đã lên tiếng vạch trần.
Đứng về mặt tục đế khách quan mà nhìn thì người tin có Thượng đế là đúng vì đó là đức tin dựa theo kinh điển, tin nhưng lại không biết đó là gì và đang ở đâu ? cho nên tôn giáo tạo ra niềm tin để an ủi và trấn an trong lúc con người đang khổ đau đấy thôi. Tai sao lại tin những cái chưa từng thấy biết ? không thấy mà tin ? nhưng khổ nổi, như có ai đó kể lại cho mình nghe về một người có thần thông biến hóa đi trên nước ngồi được trên mây thì lại nói : " thấy mới tin ! ".đây là tâm trí thiếu quan sát của những người báng tín báng nghi, tin chấp vào giáo điều hơn là tin nơi bản thân mình.
Trước khi đóng góp ý kiến dựa theo câu hỏi thì có ai nghĩ rằng danh từ Thượng đế đã dùng sai không ?
-Thưa không chẳng những đúng mà còn chính xác.
Như chúng ta biết dựa theo giáo lý nhà Phật có viết : khi thái tử Tất đạt Đa sanh ra đi bảy bước mỗi bước trên một đóa sen rồi tay chỉ trời tay chỉ đất với câu tuyên ngôn " Thiên thượng Thiên hạ duy ngã độc tôn ". Xin cho biết xưa nay có ai thấy hiện tượng này bao giờ chưa ? nếu chưa thấy thì câu hỏi lại được đặt ra là : " tại sao không thấy mà tin ? "
Thưa đây là lối nói " Vị Tằng Hữu " lối pháp nói chuyện lạ, vì thời xa xưa trình độ dân trí chưa được mỡ mang, tin vào thần quyền, có đấng cứu rỗi, sợ sau khi thân xác này mục rã rồi không biết sẽ đi về đâu ? cho nên kinh điển phải soạn chép trước khi tôn giáo ra đời, thì sau khi chứng ngộ đức Phật phải chuẩn bị cho chương trình giáo hóa độ sanh của mình. Đó là một ẩn dụ làm tiêu đề để kích lòng người thích nghe về chuyện huyền bí, rồi từ đó tùy theo trình độ căn tánh của mỗi chúng sanh mà ngài nói pháp.
Thượng đế nói chung là ông Trời là một vị thần đầu tiên có khả năng sáng tạo cũng là ẩn dụ để kích lòng người mà thôi.
Nhìn bức hình quảng cáo một phim trước cửa rạp hát, đó là một tiêu đề nỗi bật làm kích lòng để mọi người thích thú xếp hàng đến xem, nhưng tình tiếc bên trong mỗi phim đều khác nhau. Nhìn lá cờ của mỗi quốc gia mình có thể biết được về lịch sử của quốc gia đó, tôn giáo cũng vậy nhưng cái cốt lõi là cái tạo niềm tin cho các tín đồ tin để tin tấn tu hành làm các điều thiện không làm điều ác...
Nếu dựa trên văn tự giải nghĩa Thượng đế là Vua cõi Trời rồi chấp đó là như vậy mà không thấu hiểu được huyền nghĩa đứng ở phía sau thì giống như người đứng ngoài cửa rạp xem hình rồi về kể lại cho những người chưa biết nghe. Dựa vào văn tự mà dịch rằng : "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn " là " Trên trời dưới trời chỉ có Ta là đáng tôn qúy " mà không thấu hiểu huyền nghĩa bên trong thì chẳng khác nào người hũy báng NhưLai. Cho nên kẻ mê muội thì thường dựa theo kinh điển của thầy tổ đồ theo văn tự để cầu lý mà đồ theo tức là sự lặp lại nên không hiểu rõ ý, bởi vì ý không diển đạt được bằng lời nên nói " bất khả tư nghì " là vậy.
Cho nên " y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan " nghĩa là cứ đồ theo văn tự nghĩa của từng chữ trong kinh mà giải nghĩa là oan cho 3 đời chư Phật, bởi vì văn tự là ngữ ngôn vay mượn đúng với người nầy nhưng lại khác với người kia, vì Phật pháp vốn là không pháp, mà tất cả pháp cũng không ngoài Phật pháp. Do vậy ngài nói : ai tu nấy chứng...hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi...đừng bước theo lối mòn của Như lai..v.v...làm sao mình đồ theo, bước trên dấu chân của người đi trước thì thành chánh qủa được ? bởi vì đó là bản sao chép, copy bài của người khác đem về tự gắng huân chương chứng đắc cho chính mình. Sao chép hay trộm cắp bản quyền đó là cái tội vô minh đem hàng giả hàng nhái để gạt người. Người đồ theo tức bán đứng linh hồn của mình nên không có phương trình khám phá tự mình tìm đường chỉ lối để đi đến sự giác ngộ. Đố ai định nghĩa được một Pháp làm sao cho cả nhân loại hiểu đều đồng thanh tán thán thì người ấy qủa vị còn cao hơn hay là bật thầy của đức Bổn sư ThíchCa MâuNi nữa đấy. Hãy cố gắng mồi đèn đốt đuốc lên các huynh đệ nhé ! Mô Phật.
Trở lại câu hỏi Thượng đế hiểu theo quan điểm của đạo Phật như thế nào?
Thượng đế không phải là vị Vua trên Trời cao, vì mắt nhìn có giới hạn nên khi nghe thì tưởng tượng và mỗi người tùy theo gốc độ đứng nhìn mà phát họa ra chân dung. Thượng đế có nghĩa là vĩnh hằng tuyệt đối là nơi thiêng liêng là cái gì đó không thể diễn tả được qua lời. Thiêng liêng là sự nhận ra con người thực của chính mình, thiêng liêng là chân lý ngày nhận ra mình là nhận ra chân lý đạo Phật gọi là Giác ngộ vậy thôi. Thượng đế là chỉ cho cái Ta đang hiện hữu đại diện cho chân lý làm vị quan toà phán xét lương tâm của chính mình, trong không gian bao la vô tận đó không có một người hay vật, nhưng vô cùng mầu nhiệm, cỏ cây đất đá núi non sông hồ biển cả động vật thực vật...do bụi này hợp với cái kia trùng trùng duyên khởi mà hình thành, đạo Phật dùng từ Hư Không để chỉ cho sự thiêng liêng mầu nhiệm này là bản thể Bất sanh Bất diệt, sự hợp tan trong bầu hư không đều thuận theo chân lý Vô-thường, Sanh Lão Bệnh Tử, Thành Trụ Hoại Không...nên chân lý của vũ trụ cũng là bất sanh bất diệt. Do vì thấy có cha mẹ sanh ra nên phải nói có Vua cõi Trời để tạo niềm tin cho cuộc sống có sinh lực vui hơn mạnh mẽ hơn, hào khí hơn nhưng đó là một cảm giác giả tạo về vui thích do cái Ngã ( giả ) tạo ra. Cho nên từ Thượng đế đồng nghĩa với Nhân-Duyên sanh bên đạo Phật. 
Đức Phật sanh ra từ bênh hông, Chúa sanh ra từ Đức Mẹ đồng trinh đó là biểu dụ cho sự trong sạch, thuần khiết chỉ cho nguyên tố đầu tiên, đạo Phật gọi là Chủng tử Phật hay Hạt giống Bồ đề là bản thể thanh tịnh, sáng suốt nhiệm mầu, tánh của bản thể cốt lõi là Thiện nên trong nguyên tố Chúa hay Hạt giống Bồ đề đều như nhau không có tội lỗ̃i, đó là nói lên chân lý của vũ trụ.Thêm vào đó là việc Luân hồi tái sanh, nhìn vào thực tại việc RECYCLE tạm dịch là " Tái sanh ", hôm nay là một bình nhựa rồi hôm sau thành chiếc xe hơi hay cây súng máy làm đồ chơi cho trẻ em, mặc dầu thân xác nhựa thay đổi liên tục theo thời gian từ hình dạng này sang hình dạng khác nhưng bản chất nhựa ( nylon ) không hề có khổ đau hay phân biệt vì mọi cuộc chơi, chơi hoài cũng chán...giã chăng thành phẩm có sự cố hay hoạt động không đúng là do lỗi của nhà sản xuất thiếu Toàn năng Toài tài chịu trách nhiệm chớ không do nghiệp của phẩm tạo ra, nên nhớ điều nầy. Làm người có sướng lắm không ?
cụ Nguyễn công Trứ có thơ rằng : kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo...đời người có sướng gì đâu ? sống trong sợ hãi lo âu bất an không một ngày nhàn rỗi thì thà làm cây thông đứng giữa trời mà vui, không phiền ai không làm khổ cho ai, vui sướng tự mình.
Việc Thượng đế ( đức Chúa Trời ) đã làm cho Chúa Giêsu sống lại gọi là Phục Sinh thì đó cũng là hiện tượng Nhân Duyên sanh, hợp tan, tan hợp vậy thôi có mất đi đâu vì nơi thiêng liêng chưa từng có sự chết.
Thần giáo gọi Thiên đàng hay Cực lạc thì đạo Phật dùng từ Niết-bàn, đó là một trạng thái hạnh phúc an lạc thân tâm hiểu rõ và sống đúng chân lý, không tham lam trộm cắp, không sân hận si mê thì người đó có Niết bàn, cho nên nếu ai muốn bước qua cửa thiên đàng, cực lạc hay niết bàn thì việc Chứng ngộ phải trải qua sự đau khổ dài hạn có nghĩa rằng muốn vào thiên đàng thì phải bằng lòng với sự hành hạ và tra tấn. Muốn làm được điều nầy đạo Phật dùng chữ BIẾT và cái biết chỉ xãy ra khi tâm trí tĩnh lặng. Thiền !
Đường đến Thiên đàng hay Cực lạc tùy theo khả năng, phương tiện, hoàng cảnh ai mua vé đến đâu thì xuống đó giống như người đi du lịch một tuần, một tháng, một năm hay một trăm năm thì rồi cũng phải trở về với căn nhà cũ của mình, nơi đó không có gì sanh và cũng không có gì diệt.
Cái câu : xưa nay chưa một ai được " bất tử ", có lẽ đúng theo cái nhìn thiển cận của thế gian nhưng sau một thời gian dài cùng nhau chia sẻ học hỏi Tq hy vọng rằng tất cả huynh đệ chúng ta phải dùng con mắt trí tuệ thứ ba nhìn về cuối đường quá khứ, nơi đó là " một cõi đi về ", nơi đó là nơi " bất tử " nơi của cả nhân loại trên thế giới không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, nơi sẽ thay đổi lại toàn bộ con người mới với tiến trình mới theo Duyên như vậy Sanh ra như vậy mà không một ai muốn làm như vậy hoặc phải chịu như vậy vì cùng chung nhau hít thở trong bầu hư không vĩnh hằng tuyệt đối, nơi đó sự Chết chưa một lần xãy ra./.
Nammô BổnsưThíchCa MâuNi Phật
Tuệquang

No comments:

Post a Comment