Xin chào các đạo hữu,
Trước khi chia sẻ câu hỏi nầy Tq xin cám ơn tất cả các sư huynh đệ tỷ muội đã gởi lời chúc SN đến Tq, tặng hoa, bánh và cùng nhau cạn ly...một ngày thật vui được ăn bánh quên ăn cơm.
Tq đã chia sẻ nhiều lần về chữ Nghiệp, nhân-quả, linh hồn, kiếp trước kiếp sau rồi nhưng có bạn hỏi thì Tq sẽ chia sẻ nhưng biết chắc là khó mà có ai chấp nhận được vì hầu hết các Phật tử tu học theo kinh điển Đại-thừa đều tin vào Nghiệp-báo do thuyết Nhân-Qủa tạo ra, tin rằng sau khi chết còn có một linh hồn tồn tại để theo Nghiệp đi tái sanh dù là Thiện-nghiệp hay Ác nghiệp, đúng không ? thì dựa vào câu hỏi xin bạn hãy tạm dừng mọi kinh điển mà bạn đã theo tu học từ bấy lâu nay đi để chúng ta cùng nhau tư duy lại theo đúng giáo lý của nhà Phật ? tham khảo thêm cho vui.
Xin nhắc lại giáo lý sau khi chết còn lại một linh hồn tồn tại để đi tái sanh đó là của Bàlamôn giáo nói riêng và thần giáo nói chung chứ không phải của đạo Phật, họ quan niệm rằng là một con người thì phải có 4 tướng đó là: Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giả, Thọ giả tướng nầy chính là linh hồn tồn tại do tác nghiệp mà đi thọ sanh cho kiếp sau, còn giáo lý của đạo Phật thì đức Phật thuyết là một con người thì có 3 thân, đó là: Pháp thân, Báo thân và Ứng hoá thân vì khi một con người có mặt nói chung là do Đất, Nước, Gió, Lửa tạo thành mà khi do duyên hợp gá lại với nhau thành hình thì chúng không thật, không có tự tánh nên thân nầy là giả tướng mà khi một cái giả bị tiêu hoại thì tại sao lại còn cái thật bất biến để đi tái sanh ? nói thêm tại sao thân nầy gọi là giả ? bạn thử chiêm nghiệm lại xem : khi bị bệnh, cần cứu cấp hay mổ xẻ gì đó, máu mà các BS thay cho bạn máu đó có thật là của bạn không ? rồi đến, tim, gan, thận, răng, mắt.v.v...nói giả tức là có thể thay thế được, người ta có thể làm được vàng giả nhưng không ai làm ra được vàng thật vì vàng cốt lõi của nó đã là vàng rồi, một khi vàng giả bị đốt tiêu rụi đi thì không thể còn lại cái cốt lõi là vàng thật được nên nhớ điều nầy, cho nên đức Phật phủ nhận việc có linh hồn còn lại sau khi chết. Như chúng ta đều biết kinh điển của đạo Phật sau khi đã kiết tập ba lần bị người Hồi giáo đốt sạch và rồi khi truyền sang Trung hoa cũng ba lần bị thiêu hủy cho nên kinh điển bây giờ là ngụy tạo do lớp tu sĩ có đầu óc kinh doanh dùng Tưởng-thức dựa vào bốn bộ kinh của Bàlamôn giáo mà biên chép lại nhằm ru ngủ tạo mê tín cho những tín đồ nhẹ dạ̣ dễ tin...sự việc nầy đức Phật đã tiên đoán trước nên có lần nói với ngài Anan:
- Giáo pháp của ta sau nầy sẽ bị tiêu diêt là do chính đệ tử ta chứ không có thiên ma nào diệt nổi.
Như đã chia sẻ nhiều lần, Nhân-Qủa chỉ là một học thuyết của pháp thế gian dựa theo dân trí cổ xưa bên Ấn-độ cách nay hơn 2500 năm mà đức Phật nói là để chỉ bày cho mọi người mới bắt đầu tìm hiểu về đạ̣o Phật. Ngài nói : có trồng thì có ăn, trồng là Nhân ăn là Qủa, điểm A là điểm khởi hành bên nầy sông và điểm B là điểm đến ở bên kia bờ sông, ai muốn đến thì tùy theo khả năng, an toàn phương tiện mà qua sông chứ không phải ngồi qùy lạy cầu xin thần thánh hay ơn trên đến dời cái bờ sông bên kia lại gần để mình bước qua...
Chúng ta nhớ lại rằng, đạo Phật ra đời mục đích là để cứu Khổ, khổ ngài muốn nói đó là khổ tâm chứ không phải khổ thân luôn nhớ điều nầy để suy tư rõ hơn về câu hỏi đã đưa ra, do vậy mà đức Phật nói Tứ-diệu đế tức thuyết Nhân-Qủa đầu tiên cho 5 huynh đệ Kiều-Trần-Như cùng tu tập với ngài:
- Đây là: Khổ-đế ( tức Qủa ) các ông nên biết, đây là Tập-đế là nguyên-nhân gây ra mọi khổ đau các ông nên chừa. Sau đó đức Phật đưa ra 3 cái Khổ chánh đó là : Khổ-khổ, Hoại-khổ và Hành-khổ, rồi ngài triển khai thêm 8 cái Khổ nữa mà không một ai tránh khỏi : Sanh, Lão, Bệnh, Tử Khổ, Ái biệt ly khổ, Oán táng hội khổ, Cầu bất đắc khổ và Ngũ ấm xí thạnh khổ. ( các huynh đệ nên xem lại Tứ-diệu đế trước khi cùng đi sâu vào vấn đề.)
- Đây là :Diệt-đế ( dứt trừ mọi khổ đau là Nhân ) các ông nên đoạn và đây là Đạo-đế ( bát chánh đạo tức quả là đường đến Niết-bàn) các ông nên tu.
Cho nên Nhân-Qủa của đạo Phật thật ra chỉ có vậy, ngài chỉ bày để mọi người biết mà tự mình thắp đuốc lên mà đi, đừng ngồi đó mà trì chú, qùy lạy van xin những việc làm vô bổ nầy...
Nghiệp là cái gì ? vì sao phải tu để chuyển nghiệp ? vậy người không tu có chuyển nghiệp được không ? và nghiệp khi nào thì trả xong ?
Tất cả vạn pháp trên thế gian nầy đều là Phật pháp, người mà từ bỏ thế gian để đi tìm Phật ở các cõi thì giống như người cố gắng đi tìm lông ruà, sừng thỏ vậy.
Chúng ta tự dừng lại đôi chút để tư duy thêm về cuộc sống hiện tại của thế gian, như đã chia sẻ ở những bài trước : tất cả kinh điển của đạo Phật đều là phương tiện...
- Ví dụ nếu vì nhu cầu cần mua một chiếc xe hơi mới có trị giá cao ngoài khả năng thì mình phải vay mượn ngân hàng, mà muốn được ngân hàng chấp thuận thì việc đầu tiên là mình phải có giấy tờ chứng nhận đang có công ăn việc làm và số tiền đó có khả năng chi trả hàng tháng cộng thêm số tiền lời mà ngân hàng quy định cho vay...thí dụ thời hạn là 5 năm. Thế thì ngân hàng là chủ nợ tức người cho vay còn người mua là con nợ tức người đi vay. Đấy là phương tiện đồng thuận lợi cho cả hai, người có xe mới đi liền còn người thì ngồi hưởng phân lời hàng tháng. Trên thế gian nầy không có một ngân hàng nào cho khách hàng vay mà không lấy lời ngay cả những người bạn hàng xóm ngoại trừ trong gia đình vì hoàn cảnh và tình thương yêu con cháu...Nếu trong thời gian 5 năm mà liên tục 3 tháng không trả tiền đúng theo quy định thì ngân hàng có quyền kéo xe về thâu hồi lại và cũng tương tự như thế việc mua nhà cũng không được ngoại lệ...
Lần đầu đức Phật nói có trồng thì có ăn, sau khi thu hoạch được rồi để chỉ bày về phậ̣t tánh tức mọi người rồi ai cũng có khả năng giác ngộ gọi là thành Phậ̣t cũng giống như ngài nên đức Phậ̣t nói tiếp : trong Nhân đã có Qủa sẵn rồi chỉ cần hiểu ( chánh tư duy ) biết ( chánh kiến ) rồi tinh tấn hành trì giữ đúng chánh niệm, làm các điều không phạm giới, tùy theo duyên thuận theo pháp mà sống với chánh niệm thì quả vị bồ đề sẽ trổ ra thôi...( chữ nghiệp trong đạo Phật là công việc làm để mưu sinh nó thuộc về thân mạng là hiện tượng tùy duyên nên ai có thân thì phải có nghề nghiệ̣p tuỳ theo trình độ và sở thích của mình...)
Trở lại câu hỏi về Nghiệp, như đã nói ở trên vì tin vào thần thánh có đấng ban thưởng nên phải tin sau khi chết sẽ còn lại linh hồn tức nghiệp do mình tạo tác để đi tái sanh ra một con người mới ? đây là lý thuyết của tôn giáo do những người bị bệnh tưởng sống trong mộng du ghi chép lại gọi là kinh, nhưng dựa vào đâu để xác định đó là kinh ngụy tạo ? khi một lời kinh đã được chép ra mà muôn người hiểu với muôn vạn ý, không ai đồng ý với lối diễn giải của người khác thì đấy là kinh ngụy tạo bởi vì đã gọi là mộng du thì không ai mộng giống ai vì đó không phải là sự thật, không đúng chân lý, chúng ta hãy cùng tư duy so sánh theo chân lý mà đức Phật đã thuyết :
- Nếu có linh hồn do nghiệp đi tái sanh thì khi một người mất sau 49 ngày sẽ tìm nơi thọ thai tức một đổi một ? vậy thì tại sao dân số con người trên thế giới càng ngày càng gia tăng ? đó là chưa kể đến những người đã được Phật Adiđà đạo sư tiếp dẩn về cõi cực lạc và ơn trên rướt về cõi thiên đàng...và nếu sau 49 ngày đã tìm đúng nơi thích hợp tức Nhân đã có mặt rồi thì phải ở đó chờ thêm 9 tháng 10 ngày nữa mới có thể được sanh ra một con người mới nhưng hiện nay vì hoàn cảnh khó khăn, đạo lý gia đình có rất nhiều hiện tượng phá thai mà sao dân số vẫn càng gia tăng ?
- Nếu có linh hồn đi tái sanh thì con người và linh hồn cái nào được sanh ra trước ?
Cho nên việc tin có kiếp trước kiếp sau do nghiệp dựa theo luật nhân quả của thế gian ai vi phạm thì đều bị xử phạt nặng nhẹ tùy theo tội tức hành động do vô tình hay cố ý, còn vấn đề theo nghiệp để đi tái sanh là do triết lý của những người bị mộng du, khi nói luật tức là do con người tùy theo hoàn cảnh xã hội mà đặt ra, vì là luật nên có thể thay đổi theo nhu cầu, cho nên khi nói luật nhân quả mình phải biết nó không phải là một định luật cố định, không phải tất cả những ai ở hiền làm các điều thiện thì sẽ gặp mọi điều lành đâu, không phải đi tu rồi sẽ hoá giải hay chuyển hoá được những tội lỗi mà mình tin là đã gieo ở kiếp trước đâu, nếu quan niệm rằng : nhìn cuộc sống hiện tại gọi là đời này thì biết Nhân của kiếp trước ? mình dùng cái gì để thấy biết được cái nhân tạo tác của mình ở kiếp trước ? trong khi một chuyện tội lỗi đang xãy ra nơi nhà bên cạnh cách nhau chỉ một bức tường còn không biết ? mà đời nầy tức đã là Qủa rồi thì chuyển là chuyển cái gì ? chuyển cho đời sau ư ? để được hạnh phúc và sung sướng hơn ? nếu tin có kiếp sau rồi tu để chuyển hoá thì mình có biết rằng hiện tại mình đang sống ở kiếp nầy là kiếp thứ mấy rồi không ? mà sao: tham, sân, si, mạn vẫn còn nguyên ? đã chuyển được gì nào ?...mà càng tiến về kiếp sau con người càng văn minh hơn nhưng rồi tội lỗi, bệnh tật mỗi lúc một nhiều, mánh khoé gian dối lường gạt lại càng tinh vi hơn và con người tiêu diệt con người bằng đủ mọi sáng kiến phát minh theo đà tiến hoá của nhân loại, vậy thì khi nói biết nhân của kiếp trước tu để chuyển hoá thì quả hiện tại của nhân loại phải thay đổi được lành mạnh và tốt đẹp hơn chứ, đúng không ? nhưng tại sao vậy ? bởi vì người mộng kể chuyện mộng nói rằng cõi cực lạc, thiên đàng là có thật nơi đó không có sự khổ đau, giàu nghèo, tu hay không tu, không phân biệt giới tánh, trộm cắp giết người khi chết chỉ cần tụng hay kêu tên các ngài đều được khoan hồng tiếp dẩn mà không cần cứu xét còn những phần tử ôm bom tự sát giết người hàng loạt thì lại được ưu tiên, mặc dầu biết rằng mỗi tôn giáo đều có giáo lý riêng dạy cho tín đồ của mình ăn hiền ở lành nhưng theo luật nhân quả phải giải thích sao đây ?
Chúng ta tạm dừng lại đôi phút để tư duy về nhân-quả, có kiếp trước kiếp sau hay không ?
- Cố tổng thống John F. Kennedy là vị tổng thống thứ 35 và cũng là người trẻ tuổi nhất trong số các vị tổng thống của Hoa-kỳ, có thể nói là trên hằng hằng hằng vạn người, nói theo Trung-hoa thì chỉ dưới có một người đó là ông Trời, vậy thì nếu nói có nhân ở kiếp trước thì Nhân nầy ắt phải hoàn hảo và tuyệt vời tốt biết là dường nào ? nhân nào quả đó ? nhưng rồi tại vị chỉ được 2 năm thì bị ám sát, vậy thử hỏi nhân đó là loại nhân gì ?
- Suy tư thêm về công nương Diana của hoàng gia Anh-quốc, người có ngoại hình thùy mị đẹp đẽ đoan trang, hiền hoà và làm rất nhiều việc thiện nhưng cuộc đời của cô tràn đầy nước mắt và cuối cùng chết bất đắc thật rất thảm thương...
còn nhiều và rất nhiều tương tự không thể tính đếm được, còn việc những người cướp của giết người ban đêm thì kết tội là sát nhân, còn người mang quân đi đánh giết vô số những lương dân vô tội ở các làng mạc lân cận kế bên thì gọi là anh hùng...nhân quả ôi nhân quả !!!
Trở lại câu hỏi, " tu để chuyển nghiệp " như chúng ta thường hay nói : con người ai cũng có số mạng...tất nhiên rằng người tin có thượng đế hay ông trời đã định sẵn cho cuộc đời của mỗi con người thời gian sống dài hay ngắn hạn, nghèo hèn hay phú qúy, bình thường hay dị tật bẩm sinh... thì đó cũng là cùng nghĩa với: trong nhân đã có quả sẵn rồi, còn khi nói đến cái nghiệp thì thường dùng để diển tả cho hiện tượng bất như ý đã và đang xãy ra, còn tốt đẹp may mắn thì nói: đó là cái phước...nhưng phước nầy hưởng được bao lâu so với chân lý vô thường của vũ trụ ?
" người tu nằm một chỗ vậy nghiệp đã trả hết chưa và bao giờ thì trả xong ? "
-Khi nói Trả tức là phải có người cho vay, mình phải biết mình mượn của ai thì sẽ trả trúng người và trúng chỗ giống như ví dụ mua xe ở phần trên, vậy thì câu trả lời đơn giản là : nghiệp bạn đã vay mượn của ai thì bạn trả cho người đó vậy thôi tùy theo thời gian bạn mượn. Nếu bạn tin rằng nghiệp là cái nghề thuộc thân mạng thì khi bạn chết bao nhiêu nợ nần bạn mượn của ai đều trở thành zêro thì xem như nghiệp đã trả xong, còn như tin rằng nghiệp là cái cốt lõi tạo ra từ cái giả để đi tái sanh thì cứ truy tìm cho ra người cho bạn vay nghiệp để trả thế là xong nhưng đừng quên một điều là nhớ mang theo giấy nợ hợp đồng bạn nhé, còn vấn đề người tu nằm một chỗ hay người không tu nằm một chỗ cả hai đều giống nhau, tại sao ?
Trong kinh Pháp-hoa nơi phẩm Phương-tiện đức Phật có nêu ra với ngài Xá-lợi-Phất là: chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chân thật của các pháp, nghĩa là các pháp : Tướng như vậy, Tánh như vậy, Thể như vậy, Lực như vậy, Tác như vậy, Nhân như vậy, Duyên như vậy, Quả như vậy, Báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy. Cho nên cái thân tướng này khi nó có mặt thì phải hiểu qua mười điều như vậy mà đức Phật đã chỉ bày, trong nhân đã có quả rồi thì xin đừng hỏi tại sao ?
Là một con người, tánh, tướng không ai giống ai, nghề nghiệp không ai giống ai, ngay cả những lúc ra đi mỗi người cũng đi một cách khác nhau, người tu nằm một chỗ hay người tu ngồi yên không còn cử động và người không tu ngồi cười cho đến lúc tắt thở thì tất cả đều diển đạt qua một từ nói chung gọi là : " Chết ", tứ đại tan rã. Người ta thường hay nói : mượn của Thiên trả Địa, tức có rồi mất trong thời gian ngắn ngủi, chữ Thiên trong đạo Phật có nghĩa là vũ trụ, mình mượn đất nước gió lửa để có thân mạng nầy khi không còn sức để nắm giữ nữa thì phải trả về với cái nguyên thủy của nó, của Ceasar hãy trả về cho Ceasar, tất cả mọi hiện tượng đều là giả hợp riêng chỉ có cái gọi là Chết mới Thật vì ai ai cũng đều biết và cùng chờ kết thúc một vở tuồng chung cuộc : cát bụi trở về với cát bụi.
Bệnh thì nhiều không sao kể hết nhưng Khỏe mạnh thì chỉ có một, khổ thì nhiều nhưng hạnh phúc thì chỉ có một, vô minh thì nhiều nhưng chân lý thì chỉ có một và không bao giờ thay đổi được nên nó đã trở thành định luật, còn nói tu để muốn kiếp sau mình thành cái gì đó...thì nó sẽ trở thành định luật, điều này có chắc không ? tại sao không sống theo chánh pháp chấp nhận hiện tại cái mình đang có để cho thân tâm được an lạc khỏe mạnh thảnh thơi nơi kiếp này trước đi còn kiếp sau thì : kệ nó đừng quan tâm được không ?
Nói theo chuyện mộng du của người Trung hoa thì khi con người có mặt nói chung đều là loài súc sinh quay quần trong 12 con giáp biết mặc áo quần, dù bạn có tu đến tầm cở nào đi nữa thì kiếp sau bạn cũng không thể thành người được.
Hãy cùng nhau học hỏi chia sẻ cho vui với những thiện tri thức của mình, học nữa và học mãi đừng nghe hay tìm hiểu về những chuyện mộng du vô ích vì nó sẽ in dấu trong tâm trí bạn mãi cho đến khi nằm một chỗ mà vẫn không tìm ra manh mối, vì đã gọi là ảo thì không bao giờ thật.
Đức Phật nói :
- Hãy tỉnh thức đi. !!!
Chia sẻ tí cho vui để quên đi những chuyện vui buồn của quá khứ, việc đúng sai xin đừng bận tâm, nhân dịp xuân đến Tq xin chân thành gởi lời chúc sức khỏe đến tất cả sư huynh đệ tỷ muội và đạo hữu trên đạo tràng cùng với gia quyến một năm mới, mọi ngày đều mới với cuộc sống vui vẽ, khỏe mạnh và tâm an lý đắc các bạn nhé.
Nammô Bổnsư ThíchCa Mâuni Phật.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment