Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Saturday, November 4, 2017

Ý nghĩa râu ria qua hình ảnh đức Phật



con có một thắc mắc trong lớp tu học, tại sao Chúa Jê-su có râu mà đức Phật không có râu ? vì đàn ông Ấn độ nào cũng có râu ? thầy nói câu hỏi ngoài đề tài không cần trả lời, vậy xin ai có thể giúp con hiểu được không ?
Đừng bao giờ nghĩ rằng câu hỏi của mình là vô cớ vì sự suy nghĩ và sự nhận thức mỗi mỗi đều khác nhau, nếu một thắc mắc không được đáp ứng thỏa đáng thì nó chính là hòn đá nặng đang đeo trên mình. Câu hỏi nghe qua có vẻ trẻ con nhưng thật không phải đơn giản để trả lời...nhưng đã là đơn giản thì chúng ta cùng nhau trò chuyện như đang giởn vậy thôi vì mang tâm tính hồn nhiên của tuổi thơ.
Trước khi góp ý Tq xin kể hai câu chuyện vui về trẻ con :
1- Vào năm 1969 phi thuyền Apollo 11 đầu tiên đã đưa con người đáp xuống mặt trăng mà trong số đó tên hai phi hành gia được mọi người đều nhắc đến là Neil Amstrong và Buzz Aldrin. Sau đó nơi trung tâm NASA tại Houston Texas có triển lãm về tất cả mô hình và hình ảnh về chuyến đi và trở về thành công nầy. Một bà mẹ đưa cậu con trai của mình đến xem với hy vọng là con mình sẽ nhờ vào đó mà chăm chỉ học hành mong sau nầy cũng sẽ là một nhà bác học hay phi hành gia như thế. Hai mẹ con vui vẽ trò chuyện xem qua lần lượt từ mô hình nầy đến những tấm ảnh khác, khi dừng lại trước tấm hình của hai phi hành gia nói trên, người mẹ chỉ vào tấm hình rồi nói với con :
- Đây là Neil Amstrong và đây là Buzz Aldrin, con có muốn sau nầy sẽ là một phi hành gia như họ không ?
Cậu con trai nhìn hình hai phi hành gia một hồi lâu rồi buồn bả trả lời :
- Không, không, con không muốn trở thành phi hành gia...
Người mẹ hơi lúng túng nắm lấy hai tay con rồi hỏi :
- Tại sao không hả con ?
Cậu bé vội đưa tay chỉ vào bức hình hai phi hành gia rồi hỏi lại:
- Mặc đồ như thế nầy nếu bị ngứa thì làm sao con gãi hở mẹ ? ./.
Đấy là thắc mắc của trẻ con.
2- Cậu bé đi học về, nhìn trên bàn ăn không thấy có bánh hay trái cây như mọi ngày, cậu đi ngay đến bàn thờ Phật bẻ lấy trái chuối rồi cầm trên tay, bà nội thấy thế mới nói với cậu ta :
- Chuối còn sống chưa ăn được sao con lại ăn chứ ?
Cậu bé suy nghĩ một chút rồi hỏi lại bà :
- Mình ăn không được thì Phật làm sao ăn được hở nội ? ./.
Đấy là suy nghĩ của trẻ con.
Cách đây vài năm trên mạng xã hội có tung ra một bức hình người đàn ông với bộ râu quay nón và nói rằng đây chính là chân dung của đức Phật lúc còn trẻ hiện đang chưng bày tại bảo tàn viện Anh-Quốc, nhưng sau đó bên Anh Quốc xác nhận rằng không phải đó chỉ là sự ngộ nhận mà thôi. Có thể vì lẽ đó mà câu hỏi nầy được đưa ra ? đức Phật có râu hay không có ria thì sao nhĩ ? người chỉ bày chân lý thật sự cần phải có râu ria hay không ? để chia sẻ câu hỏi này Tq nhớ có lần nói sơ qua về hiện tượng này rồi, là một con người ai cũng mang hai tính thể âm dương, trong Nam có nữ tính và trong Nữ có dương tính giống như dòng điện điều hoà tạo ra : hơi nóng, gió mát, hơi lạnh, lửa ..v.v..
Như chúng ta biết đức Phật hay Chuá Jê-su không phải là người sáng lập ra Phật giáo hay Thiên Chuá giáo mà là do các đệ tử uyên bác của các ngài, để nói lên tông phái riêng của mình người sáng lập ra tôn giáo họ phải chọn một hình tướng biểu tượng mang huyền nghĩa về bản thể cho đạo mình giống như lá cờ của mỗi quốc gia...
Người xưa có câu " Nam tu nữ nhũ " thế thì người nam ắt phải có râu nhưng trên thực tế thì không phải người đàn ông nào cũng có râu mà râu ở đây là muốn nói lên sự trưởng thành, là người cha, người chủ, là sức mạnh, quyền uy nghiêm khắc và thế lực, đã là trai thì phải xứng đáng nên trai, nói được thì phải làm được chứ đừng rụt rè iủ điệu như thục nữ...hãy thử để ý mà xem nếu nhìn vào hai khuôn mặt một có râu và kia không râu thì mình sẽ thấy người có râu dáng vẻ mạnh mẽ hơn nhiều ? theo các bức minh hoạ đã để lại thì các vị tổ bên Ấn-độ đa số ai cũng có râu ria nhất là qua hình tướng của tổ Bồđề Đạt-Ma, do vậy nhìn về mặt hiện tượng thì thái tử Tất-đạt-Đa cũng có nhiều râu tóc nhưng để nói lên đặc tính tông chỉ của đạo Phật các tổ đã lấy râu ria ra để hình tướng mang đầy ý nghĩa về bản thể nữ tính...người nữ thì tâm tánh hiền hoà, nhu mì, nhẫn nhục, dể tha thứ là người thương yêu gần gũi với con cái suốt đời. Tq chắc rằng nhiều nơi có trang trí hình ảnh đức Phật Thích-ca có đôi môi son đỏ, cụ thể nhất là gần đây qua bức tượng Phật ngọc. Giáo lý đạo Phật lấy trí-tuệ và từ-bi để đưa đến sự giác ngộ, Trí thuộc về dương tánh nên năng động luôn quán sát thu nhập từ những cái thấy hiểu biết đến từ bên ngoài, Tuệ chính là cái bổn giác thường hằng nhận biết đúng về mặt bản thể của các pháp. Từ-bi là âm tính là bản lai thiện căn cái cốt lõi của mình...đã thu vào thì phải cho ra nên Từ-bi mang đầy ý nghĩa chia sẻ, bố thí, yêu thương đồng loại, trong ý nghĩa Từ-bi không có sự bạo hành hay sát hại, do vậy từ xưa cho đến nay chưa hề có cuộc chiến tranh, giết người nào bắt nguồn từ Phật giáo, các tôn giáo khác thì có... nếu chúng ta vào bất kỳ nhà thờ nào trên thế giới đều thấy hình chúa Jê-su có một khuôn mặt giống nhau, mặt thon, ốm dài và có râu ria, với Thiên Chúa, đức Chúa Trời là Thượng-đế sanh ra con người và muôn vật, một mà sanh ra tất cả, Chúa Jê-su là con duy nhất của ngài nên hình tướng chỉ có một, trong khi đạo Phật hình tướng của bổn sư thì đa dạng tùy theo mỗi quốc gia mà thấy có khác nhau, do vì Chuá chỉ có một hình tướng nên tín đồ tu chỉ về với nước của ngài chớ không thành Chuá được vì Chuá đã có rồi. Hình tướng dung nhan của đức Phật thì đa dạng nên mang ý nghĩa rằng tất cả chúng sanh đều có phật tánh và nhận ra mình là Phật. Tướng là Nam chỉ cho Trí-tuệ, không râu ria là ý nói về âm tính bản thể của Từ-bi. Trí-tuệ + Từ-bi = GIÁC.
Nammô Bổnsư ThíchCamâuni Phật
Tuệquang

No comments:

Post a Comment