Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,
...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật
Tuệ Quang
Monday, December 18, 2017
Đạo Phật nói về chơn tâm, vọng tâm, ngã và bản ngã, người tu dùng cái gì để diệt cái bản ngã ?
Trong kinh điển đạo Phật thường hay nói đến hai cụm từ này : chân tâm / vọng tâm và ngã / bản ngã, trước khi chia sẻ câu hỏi này Tq xin đóng góp thêm ý của mình về nghĩa của hai từ Chân và Vọng trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề.
Chữ Chân trong đạo Phật có nghĩa là: cái gì đó tồn tại vĩnh hằng không thay đổi, nó không có gốc rễ, không mục đích, không có bất kỳ một thứ gì làm duyên để sanh ra nó cho nên trong kinh thường dùng từ ngữ : bất sanh bất diệt. Nghĩa chữ Chân không có một ý nghĩa nào mang tính chất về nhân qủa, do vậy đạo Phật dùng từ " Hư không " để chỉ cho Chân Tâm là bản thể chung cùng tuyệt đối của vũ trụ còn gọi là Phật tánh nhưng nên nhớ rằng từ ngữ Chân-Tâm cũng chỉ là giả danh.
Vọng là những gì do duyên đến từ bên ngoài nương gá lại với nhau vì nhu cầu và mục đích là sự lặp lại của quá khứ mơ tưởng về tương lai do tâm trí không tỉnh táo rồi tạo nên hành động ham muuốn nắm bắt dù việc làm đó là thiện hay ác, dù chánh hay tà... làm sao trong cuộc sống đua chen đầy tham vọng này mà chúng ta không có mục đích ? nếu sống mà không có nhu cầu và mục đích thì thử hỏi sống để làm gì ? sống để thành Phật á ? thành Phật chính là mục đích là chủ yếu của người tu Thiền, nên việc tu để " trở thành " cũng là Vọng nốt, vì Vọng là tưởng tượng do duyên sanh rồi cũng do duyên mà diệt, mà duyên có rồi mất tức huyễn thì Vọng làm sao bền vững được...vì thế việc tu để " trở thành " sẽ không bao giờ xãy ra. Đức Phật thuyết : tất cả chúng sanh đều có phật tánh...có nghĩa là bản thể của mình đã là Phật rồi mà vì do đam mê nhu cầu và mục đích nên quên đi đó thôi, nếu bạn tu trở thành Phật thì tất nhiên trước đó bạn không phải là Phật tức không có Phật tánh, đúng không ? điều này sẽ không đúng theo giáo lý của nhà Phật.
Chân và Vọng là hai từ đối lập nói để chỉ bày cho biết cái này khác với cái kia, nói Vọng là cốt xiển dương cái Chân để mọi người theo con đường đó mà hành trì, khi vọng không còn thì tự nó là Chân là lúc nhận ra Phật tánh tự có nơi chính mình.
Vọng tâm hay bản ngã là một, là sự phân biệt, so sánh hơn thua, nắm bắt và tạo tác cần phải được buông bỏ, còn chân tâm là bản thể nó không có gì để vứt bỏ.
Con người được sanh ra có mặt gọi là chúng sanh tức là Ngã là Ta là sự hiện hữu một con người bằng xương bằng thịt, những ước muốn đòi hỏi nhu cầu để được sinh tồn cái đó gọi là Bản-ngã, con người và bản ngã là một không thể rời nhau giống như hình với bóng, tựa như hai mặt của một đồng tiền chúng phải nương gá vào nhau để được tồn tại.
Khi nói : đói Ta ăn, khát Ta uống, mệt Ta ngủ...đó là việc làm bị sai khiến bởi bản ngã, ngày nào cái bóng còn bám theo mình thì bản ngã sẽ còn nguyên ở đấy, nó chỉ ra đi khi tấm thân ngủ ấm nầy không còn hít thở...cái bóng bản thể của nó là màu đen, là sức mạnh phi thường chưa ai diệt được nó ngay cả các vị thần thánh. Theo trào lưu tiến hoá con người tạo ra được ánh sáng nhưng xưa nay chưa có nhà bác học nào tạo ra được bóng tối, nó chỉ tạm thời vắng bóng khi ánh sáng có mặt mà thôi.
Bản ngã chính là cái bóng của mình, do vì cuộc sống đầy sợ hãi mà mình phải chạy mà càng chạy thì bóng càng đuổi theo rồi tưởng đó là có người đang đuổi bắt, bởi vì chấp rằng bản ngã là thật, rồi khi có ai đó khai thị cho mình biết rằng người đang rượt đuổi bạn đó chính là cái bóng của bạn... khi bạn ngồi yên bóng có đuổi theo không ? - mọi sự đuổi bắt đều dừng lại...khi ngồi yên tỉnh lặng tư duy đó gọi là Thiền. Làm sao bạn có thể diệt đi cái bóng của mình ? chỉ khi nào bạn nhận ra bản ngã chỉ là cái bóng nó không thật thì cuộc rượt đuổi sẽ kết thúc, chỉ vậ̣y thôi.
Những cái thấy biết từ bên ngoài là do tâm trí, đó là bản ngã hay còn gọi là vọng tâm, do ham muốn nên bản ngã bắt cái Ta phải hành động rồi tuỳ theo hoàn cảnh và môi trường mà vọng tâm thay đổi liên tục ngay cả việc muốn mình được chứng ngộ.
Chúng ta thử tư duy qua câu chuyện này :
Tô-đông-Pha là một Hàn lâm học sĩ làm quan tới chức Binh bộ Thượng thư vào đời nhà Tống, do sự cải cách chính trị không thành ông bị cách chức về quê ở ẩn uống rượu tiêu sầu. Nhờ nhân duyên ông gặp được tổ Phật-Ấn xin học đạo và tham vấn về Thiền, sau nhiều năm tu học bên tổ ông quán triệt và buông bỏ được nhiều thứ. Một hôm ông nghĩ rằng ông đã thông suốt tam tàng kinh, ông bèn đến gặp tổ để xin ấn chứng:
- Tôi đã theo tổ tu học nhiều năm, bây giờ tâm đã tịnh tổ còn gì để dạy thêm không ? xin ngài ấn chứng ?
Tổ cười rồi nói nhỏ nhẹ :
- Đúng ông đã lào thông kinh điển nhưng chỉ còn thiếu một chữ mà tôi chưa dạy cho ông...
Tô-đông-Pha vội ngắt lời :
- Chữ gì thưa tổ? xin ngài dạy cho.
Tổ bèn quả quyết :
- Được ! ông học xong chữ này, làm đúng theo lời ta chỉ bảo nếu trong vòng ba tháng mà ông điều phục được thì đến đây ta ấn chứng cho ông.
Rồi người hứa người nhận lời, nói xong tổ bèn bảo TĐP về nhà viết một chữ NHẪN dán khắp cùng trong nhà các nơi mà ông thường ngày sinh hoạt và lui tới ngay cả bên trong và bên ngoài cửa nhà xí và mỗi khi đi ngang qua thấy chữ đó đều phải đọc lên tiếng...
Ba tháng sau tổ gọi một học giả khác đến đưa cho gói trà bảo mang qua tặng cho TĐP và tổ căn dặn rõ ràng làm đúng theo ý tổ khi đến gặp ông ấy. Đến nơi học giả trao gói trà cho TĐP và được mời vào, nhìn lên tường nơi giữa nhà thấy một chữ to tướng học giả bèn chỉ tay và hỏi :
- Ồ chữ gì vậy ?
Tô-đông-Pha tươi cười đáp :
- Dạ thưa chữ Nhẫn.
Rồi hai người đi qua căn phòng kế bên để uống trà đàm đạo, học giả thấy một chữ dán lên cây cột bèn hỏi :
- Chữ gì đây vậy ?
- Thì chữ Nhẫn đó.
TĐP mời học giả đến bàn ngồi uống trà, vừa kéo chiếc ghế ra thì thấy một chữ dán lên ghế nhìn một lúc rồi hỏi :
- Còn chữ nầy là chữ gì ?
TĐP nhìn thẳng vào mặt học giả rồi nói :
- Thì... cũng chữ Nhẫn đó.
Học giả ngồi xuống ghế cầm tách trà được mời lên uống lại thấy một chữ dán lên diả bèn hỏi tiếp:
- Là chữ gì nữa đây ?
Nghe xong Tô-đông-Pha để bình trà xuống bàn thật mạnh rồi nói lớn tiếng :
- Đã bảo chữ Nhẫn, bộ không biết đọc hay sao mà hỏi hoài vậy ./. ( chấm hết )
Cái gì đã làm cho một người từ tâm tịnh lại trở nên nông nổi ? đó là cái đến từ bên ngoài qua cái Thấy, Nghe do bản ngã tạo nên hành động. Tu để được ấn chứng là mục đích của bản ngã, người tu mà tự cho mình tâm đã tịnh tức là lòng ham muốn khoe khoang vẫn còn đó do vậy tổ biết nên dạy cho chữ Nhẫn. Khi học giả đến nơi cũng một câu hỏi thì mở đầu bản ngã vui vẽ bắt nói dạ thưa, rồi cũng cùng câu hỏi được lặp lại thì câu trả lời mỗi lúc nghe nặng hơn, nặng cho đến lúc có thể vở bình...bản ngã là cái tạo ra tham sân si tuỳ theo hoàn cảnh và hiện tượng.
Con người sinh ra sống tồn tại được là nhờ vào bản ngã, do vì cuộc sống là đấu tranh hơn thua mà càng đấu tranh thì bản ngã càng vững mạnh, rồi khi mình có một địa vị trong xã hội hay trong tăng đoàn thì đó là lúc bản ngã được bảo vệ bởi uy quyền và thế lực, thế thì khi nói tu để diệt cái bản ngã thì ai sẽ là người ra tay và ai sẽ là người chống trả ? mà người tu mục đích là được chứng ngộ, nhưng khi chứng ngộ rồi thật sự Bản-ngã có còn tồn tại hay bị diệt mất đi không ? đó là vấn đề mà câu hỏi được nêu ra.
Ta còn thì bóng còn nhưng đối với bậc giác ngộ thì bóng xem như đã bị thuần phục, không còn đuổi bắt chạy theo danh lợi nữa, thế thì việc thuần phục phải hiểu như thế nào ? nói nom na cho dể hiểu là : " con bài bị lật tẩy " nên bản ngã không còn nơi để cựa quậy, bởi vì mọi hành động đều là vọng tưởng tạo tác do cái thấy, nghe mà tạo nên tham lam, si mê và sân hận....chúng không còn tác động vào Ta được nữa thì lúc bấy giờ bản ngã trở thành cái chuông báo thức để nhắc nhở bậc giác ngộ làm những điều đúng thuận theo tự nhiên...bản ngã có nghĩa là " người làm " còn chứng ngộ là người " vô làm " nên nhớ điều nầy.
Thái tử Tất-đạt-Đa sau khi chứng đạo ngài đi hoằng pháp suốt 49 năm nhưng sự chứng ngộ thời gian không phải dài như thế mà nó chỉ xãy ra trong khoảnh khắc, trên từng cen-ti-mét và thời gian còn lại là nhiệm vụ của bản ngã hay còn gọi là việc của " người làm ". Tiếng chuông báo thức :
- Đã đến giờ khất thực.
Là lời nhắc nhở của "người làm" rồi kế tiếp : đến giờ thọ thực, giờ ngủ nghỉ, giờ sinh hoạt, thỉnh pháp..v.v. bản ngã luôn theo sát bên (vì là cái bóng) nó chỉ vắng bóng khi sự chứng ngộ xãy ra đó là lúc bậc giác ngộ toạ thiền nhập định, cũng giống như bóng tối tạm vắng mặt khi ánh sáng xuất hiện, cho nên sự chứng ngộ là khoảnh khắc vì thế nên trong kinh sách dùng từ " Vô-ngã " nghĩa là vậy, Vô-ngã tức là không có bản ngã, là một trạng thái an lạc tự tại với cuộc sống hồn nhiên, không tham lam, nắm bắt, không đấu tranh hơn thua, không mục đích nào để đạt tới vì mình đã và đang đi trên đại lộ tự do thênh thang vô hạn, con đường đầy hạnh phúc và từ bi. Người khất sĩ lúc bấy giờ :
Không xin cơm và cũng chẳng xin tiền,
Xin đạo pháp để nuôi thân huệ-mạng,
Đi mà đi không cần thiết đến để đi...
Tq
bởi vì giống như mây trôi trên bầu trời, gió đưa đi đâu thì tới đó, bốn phương tám hướng không còn là mục đích nữa bởi vì chúng đều cùng trên một bầu hư-không là quê hương của chính mình.
Bản ngã nói bị diệt thì diệt bằng cách nào ?
Chân tâm / vọng tâm, ngã / bản ngã, chúng chung cùng một bản thể giống như nước (H2O), trong nước có không khí và trong không khí cũng có nước. Thử cùng tư duy một lần nữa trước khi kết thúc :
Nếu chúng ta lấy một ly nước trong ( bản thể ) rồi cho bột cam ( dục vọng ) vào đó rồi quậy đều, ly nước sẽ đổi thành màu cam ( màu vọng tưởng thèm khát của bản ngã ). Đem ly nước đó để ngoài trời nắng hôm sau màu cam sẽ đọng dưới đáy ly còn phần trên là màu nước trắng trong ( vọng tưởng bị thuần phục bởi ánh sáng trí tuệ ), rồi theo thời gian nước tự bốc hơi dần dần toàn thể nước sẽ biến mất chỉ còn lại nơi đáy ly một lớp bột màu cam, màu của vọng tâm...
" Bỏ tâm vọng, Vọng tìm không có,
Chân lý tìm ? Chân lý biết ở đâu ?
Sai lầm ngay trong ý niệm Bỏ, Tìm
Lơi cảnh giác, tưởng con mà là giặc ! "
HGTS
Vọng tìm không ra, Ngã, bản ngã chúng biến đi đâu ?, chúng bốc hơi để trở về với Hư-không về với cái Phật tánh của chính mình cả hai cùng là một không hề mất đi đâu và cũng chẳng có cái gì làm chia cách được bản thể, do vậy khi nói " diệt " đi cái bản ngã là từ ngữ dùng dao rựa để chém bóng còn khi dùng " Tê bốn chấm " tức là " THIỀN " chỉ có sự tỉnh lặng tư duy mới thấu suốt được " mục đích " không phải là điểm đến cuối cùng thì Vọng làm sao còn ? bởi vì khi nhận ra mình là Phật rồi thì cớ chi lại đi chạy tìm Phật ở bên ngoài ? cho nên sau khi nhận ra được chân lý đức Phật ngài quả quyết :
- Nói tu chớ thật ra chẳng có tu gì cả. " Tu vô tu tu."
- Nói hành là hành vậy thôi. " Hành vô hành hạnh."
- Nói chứng đắc kỳ thực có chứng đắc gì đâu. " Chứng vô chứng chứng."
Vậy thì người tu và người không tu khác biệt như thế nào ?
- Cuộc đời là một canh bạc hơn thua kéo dài không ngừng nghỉ, người không tu thì ngày đêm sát phạt lẩn nhau, lận bài tranh ăn từng xu lẻ, người có tu thì canh bạc chỉ là trò chơi miễn phí không mất tiền, thắng không vui thua không buồn...bởi vì đối với đạo Phật thật tu nghĩa là... CHƠI mà.
Nammô Bổnsư ThíchCa MâuNiPhật
Tuệquang
No comments:
Post a Comment