Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Monday, July 24, 2017

Việc phóng sanh là thể hiện lòng từ bi và hồi hướng cho thân nhân mình? vậy có mâu thuẫn với luật nhân quả không ?


Chào các bạn,
Câu hỏi đặt ra là đã có câu trả lời rồi đấy.
Từbi phải được hiểu đúng nghĩa thì sẽ có câu trả lời...
Thật ra không phải dễ sửa sai khi tất cả những lời văn đều cho rằng phát xuất từ kinh điển do đức Phật thuyết, nhất là những quyễn sách đã dịch ra từ Hán văn. Như chúng ta đều biết nếu dựa theo người viết sử thì đạo Phật truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6 do tổ thứ 28 bên Ấn-Độ là Bồ-đề Đạt-Ma thì trước đó người Trung Hoa họ đã xây cất vô số chùa nguy nga, hoành tráng và tu theo đạo Bàlamôn rồi, thời đó họ gọi là Đạo-giáo lấy Tứ-Minh kinh trong đó kinh Vệ-Đà làm gốc, cho nên họ tin vào thần thánh, Ngọc Hoàng thượng đế, tin vào luân hồi, quả báo, tái sanh, thần thông, pháp thuật, trì chú, cầu hồn bắt ma, lên đồng lên cốt, cúng sao giải hạn, sám hối nghiệp chướng tiêu trừ..v.v..nếu kể hết trong kinh Vệ-Đà thì chỉ làm mất thời giờ của các bạn vì sẽ có người lên tiếng : " tưởng nói gì chứ mấy thứ đó tôi còn nói rành hơn bạn... " đúng hong ? Cho nên trước khi chia sẻ lại đề tài này tôi chỉ xin các bạn đang tìm hiểu về đạo Phật hãy tư duy qua cuộc đời của đức Phật rồi thiền định cho sâu sắc sẽ có lợi nhiều hơn là nghe kinh vì đạo Phật dạy lấy Thiền làm gốc nên trong thiền không có văn tự, văn tự sau này gọi là kinh là do người dịch ra từ Ma-pháp bên tàu, pháp của chúng ta đang hành là của tàu không liên quan gì đến đạo Phật, các bạn thử suy tư qua câu : Hoàng đế trở thành ăn xin và ăn xin trở thành Hoàng đế...thì chúng ta tự nghiệm ra ly dục nghĩa là như thế nào ? 
Đừng để bị dính vào văn tự, văn tự chỉ là xão ngữ vay qua mượn lại tiêu xài chung của thế gian, nó là phương tiện dùng để chỉ bày cái gì thấy biết được để mọi người vinh vào đó mà phân biệt giữa cái này với cái kia, đó là pháp tướng. Trạng thái thuộc về vô vi pháp nên văn tự không đủ từ ngữ để diễn đạt tư tưởng, cho nên hai chữ Từ-Bi trên văn tự định nghĩa chung là lòng thương yêu, đau xót trước cảnh khổ của muôn loài chúng sanh nên một lòng ra tay cứu vớt họ...có lẽ do vì có mang ý nghĩa " ra tay cứu vớt " nên từ khi phật giáo kiểu Trung hoa truyền sang Việt Nam nói rằng đức Phật đản sanh là mục đích cứu khổ, cứu nạn chúng sanh đưa tất cả mọi người qua bờ giải thoát, cũng vì do lòng thương yêu đó mà sản sanh ra hình thức: cúng, lạy và cầu xin...để biến ngài thành một vị thần có quyền năng với 6 phép thần thông biến hoá, trong khi đạo Phật là đạo phá mê khai ngộ thì làm gì có việc trống đánh xuôi kèn thổi ngược ?
Hôm nay nhân tiện qua câu hỏi này tôi xin chia sẻ lại hai chữ Từ-Bi đúng nghĩa theo giáo lý nhà Phật và đây là ý riêng của  tôi : trước hết tôi xin dùng bộ truyện Tây-Du để dẫn dụ vì riêng tôi ngài Ngô-thừa-Ân là một bậc thầy giác ngộ là một vị Bồ-Tát chỉ đường cho chúng ta hành đúng theo chân lý của nhà Phật.  
Chúng ta hãy ôn lại từ đầu theo triết lý của nhà Phật, dựa theo hình ảnh Tây-du-Ký của ngài Ngô-thừa-Ân. Hòn đá là tượng trưng cho một pháp đơn độc, đá không có vấn đề đá mẹ sanh ra đá con, đá không có chổ nào gọi là đầu hay đuôi nên ngài lấy đá làm dụ cho chủng tử Phật, trong chủng tử này có mang hai bản thể Âm Dương, Âm là Từ-Bi và Dương là trí tuệ. Thạch-Hầu sanh ra là chỉ cho Trí-Tuệ rồi liền đến Khai Thị cho bầy khỉ tin nhân-quả kia... Khai Thị chính là ý nghĩa từ bi trong giáo lý nhà Phật, Trí-Tuệ và Từ Bi phải phát huy cùng một lúc thì mới đủ mang ý nghĩa cho sự giác ngộ là người đã ra khỏi Tam-giới. Chúng ta không thể nói đạo Phật chỉ là đạo từ-bi, chưa đủ phải nói cả từ-bi và trí-tuệ, vì sao ?
- Vì người có lòng yêu thương mọi loài chúng sanh mà không có trí tuệ tức là mặc kệ ai làm, ai nói gì thì nghe cũng như không nghe miễn sao việc làm của mình không hổ thẹn với lòng mình là được. Người có lòng tốt mà không hiểu biết thì thường là người hiền, do quá hiền nên đa số bị thiệt thòi và dễ bị lừa gạt, với tôn giáo thì người có từ-bi mà không có trí-tuệ là người cuồng tín, tin và làm theo lời xúi giục hay bị kích động vì tự ái mà làm không cần tư duy đúng sai nên mọi hành động sẽ trở thành nông nỗi.
-Người có trí-tuệ mà không có lòng yêu thương mọi loài thì là kẻ kêu ngạo, hống hách, thủ đoạn, độc tài...lúc nào cũng tranh chấp hơn thua không xem ai bằng mình và xem danh vọng là cao hơn hết.
Nhìn qua bức hình " Tây Phương Tam Thánh " là ẩn dụ chỉ cho sự giác ngộ là trở về với cốt lõi hằng hữu của mình. Hình bên phải đức Phật Adiđà là Bồ tát Đại-thế-Chí tượng trưng cho trí-tuệ, bên trái là Bồ-tát Quán-thế-Âm biểu tượng cho từ-bi. Adiđà là chỉ cho chúng sanh, khi giác ngộ được mọi người gọi là Phật thì phải có đầy đủ trí-tuệ và từ bi. Trí-Tuệ là chân lý, Từ-Bi là Khai Thị tức chia sẻ, chỉ bày cho mọi người cùng hiểu để nhận thức tất cả sự thật về chân lý cũng giống như mình. Tại sao Từ-Bi lại mang ý nghĩa Khai Thị ?
Như chúng ta đã biết qua lịch sử đức Phật, sau khi thái-tử Tất-đạt-Đa thành đạo tức ngài có đầy đủ trí-tuệ nhận thức đúng về hiện tượng nhân sinh và vũ tṛụ quan, sau đó ngài có khởi ý định nhập diệt liền để xả bỏ báo thân ngũ ấm này nhưng không được vì sức mạnh của năng lực từ-bi ở bên trong ngài đã trổi dậy làm cho ngài phải thốt lên lời: " tất cả chúng sanh đều có phật tánh " do vì ai cũng có cùng chủng tử Phật giống như ngài nhưng tại sao lại lạc hậu mê tín để đời đời chìm trong biển khổ ? À, thì ra vì họ lười biếng, ham ăn mê ngủ, cả đời chỉ biết qùi lạy cầu xin ơn trên che chỡ, phổ độ ban cho hạnh phúc của cải vật chất sống lâu uy quyền và địa vị..v.v..do năng lực từ-bi hối thúc nên ngài phải đi đánh thức mọi người dậy. Đấy là ý nghĩa từ-bi của đạo Phật, là sự chia sẻ. 
- Từ-Bi là việc làm chân chánh có ích lợi cho xã hội nên chỉ có thể xãy ra khi Trí-Tuệ đã rõ ràng thông suốt nên mang ý nghĩa là Khai Thị.
- Từ-Bi là tự cứu mình trước, là cái BIẾT đã được kiểm chứng qua thiền định rồi mới có khả năng giúp đở người khác.
- Từ-Bi là việc làm của người chèo đò, khi tất cả mọi người qua sông được hoàn tất thì người lái đò vẫn tiếp tục ở lại bờ bên này...vì Từ-Bi là việc làm có ý nghĩa không phân biệt, không dính mắc vào hai bờ nhưng mang đầy tính chất của bản thể Thương Vô Điều Kiện.
- Từ-Bi là việc làm của sự hiểu biết nên: làm xong rồi mới nói...tức khai thị.
- Từ-Bi phải tạo ra hạnh phúc cho người người, khi thấy mọi người đều hạnh phúc không lẽ lòng mình bị rối loạn bất an ? ví dụ : bạn là giáo sư dạy cho 30 sinh viên, cuối năm tất cả đều đổ đạt với điễm cao, bạn có hạnh phúc không ? hạnh phúc này không phải chỉ bằng tổng số 30 của các sinh viên đang sung sướng mà nó tăng vọt gấp trăm ngàn lần vì sẽ tiếp tục truyền đạt lại cho thế hệ mai sau. Đấy là niềm vui cực lạc đang ở trong bạn và trong tất cả quần chúng.
- Từ-Bi là năng lực là sức mạnh mang đầy ý nghĩa cách mạng thay cũ đổi mới, phá mê khai ngộ, xóa bỏ giai cấp, con người phải được bình đẳng, xã hội phải tiến tới độc lập tự do và dân chủ thì đất nước mới phú cường...đấy là thông điệp.
Từ-Bi không thuộc dạng đa cảm như thấy cảnh khổ đau lòng rồi thương xót nước mắt chảy ròng ròng, đem tài vật ra cho chỉ là việc bố thí có giới hạn bởi vì bố thí tài vật là do phân biệt sướng khổ mà có ra. Đa cảm là nhiều thứ tình cảm lẫn lộn trong một trái tim do sự ham muốn mà tạo nên phân biệt. Từ-Bi là vô phân biệt, việc khai thị là bố thí pháp nó ưu việc và trường tồn. Nếu đem tiền của mà bố thí cho người nghèo khổ để được phước báu đời đời thì đức Phật có thể xin phụ thân mở kho lương phân phối cho hộ nghèo để mọi người tỉnh thức mà khỏi Cúng, khỏi lạy, khỏi cầu điều này có được không ? 
Từ Bi là bản thể thuộc vô vi pháp nên không thể là một động vật hay thực vật để chúng ta nuôi dưỡng, nếu có để nuôi thì liệu có chu toàn không ? Ma là loài vô hình còn gọi là linh hồn, chúng ta cúng vong, cúng cô hồn là cúng Ma, nuôi dưỡng cho Ma mau lớn hoặc không bị đói, vậy sau khi cúng xong ai đói ai no ?
Từ-Bi trong sách vỡ được định nghĩa như đã nói ở phần mở đầu là dạng đam mê, có lòng yêu thương nhưng không có sự nhận thức, không sống trong thiền định, do đam mê nên chương trình phát động cứ lặp đi lặp lại, mặt nạ là từ bi nhưng phía sau là ham muốn.
Trở lại câu hỏi :
Việc phóng sanh là thể hiện lòng từ bi và hồi hướng cho thân nhân mình? vậy có mâu thuẫn với luật nhân quả không ? 
- Phóng sanh đã có viết trong kinh Vệ Đà là việc làm từ bi nhưng thiếu trí tuệ.
Từ-Bi đúng nghĩa là khai thị. Thí dụ như ai đó kêu gọi bạn đóng góp mua cá để cùng nhau đem ra sông hồ thả cho chúng được tự do, gọi là phóng sanh, bạn khiêm tốn nói rằng :
- Mua cá lớn thì nhiều tiền nhưng ít con, mua cá con nhiều con thì cũng bằng ấy tiền. Nếu thả chúng xuống sông có phải làm mồi cho ếch, rắn, chim, cò, cá sấu hay không ? thậm chí bây giờ là nguồn nước đang bị ô nhiễm hằng tấn tấn cá đang phơi mình trên biển sông, xem ra việc làm này là phóng sanh hay sát sanh ? sao chúng ta không dùng số tiền này giúp cho các cụ già neo đơn hằng ngày đi xin ăn, họ đang là khất sĩ đấy và cũng sẽ là những vị Phật trong tương lai. Khai thị là từ bi.
- Mua chim phóng sanh cũng thế, 50 con hoặc 100 con nhốt trong một cái lồng không chỗ cựa quậy thì làm sao được ăn uống, khi thả chúng ra sau một thời kinh dài, có con mạnh ở trên bay ra được nhưng yếu sức bay được vài ba thước rồi cũng té nằm xuống đất, còn những con nằm dưới thì không cử động...lớp chó, lớp mèo, lớp trẻ con, lớp bợm nhậu...ai ai cũng vồ nắm bắt giống y như cúng thí thực cô hồn.
Là người Phật tử ai tin nhân qủa thì hãy nhớ, ai ăn nấy no, ai làm nấy chịu thì tại sao lại mua sinh mạng của chim cá để đồi lấy hoặc hồi hướng cho thân nhân mình được ? ai đứng ra làm nhiệm vụ xử lý hành động hiếu thảo này ? từ bi là ý thức, nên trong từ bi không có hành động trao đổi phi chân lý.
Hỏi : Nếu ta giết những con vật làm hại ta vậy ta có từ bi không.!
Từ bi hiểu theo thế gian là lòng thương xót, không mang ý nghĩa giết hay hại bất kỳ ai. Đạo Phật ra đời là để Khai Thị con người là loài động vật cao cấp nhất dùng trí tuệ sẵn có để Ngộ nhận ra tự tánh Phật bên trong của mình, chân lý còn không thể chỉ bày cho người thiếu hiểu biết hà huống chi là giảng nói cho loài động vật hạ cấp súc sanh. 
Trong giới cấm Sát-sanh, giới này được đặt ra vào thời đức Phật khi có một Tỳ-kheo sau khi hiểu mơ màng về Ngũ Uẫn giai không bèn nhờ người khác giết mình, do vậy giới cấm được đặt ra cả hai người giết và người bị giết đều có tội như nhau. Cho nên giới cấm sát sanh là cấm sát hại con người có thức tánh vì nạn nhân này sẽ là vị Phật trong nay mai.
Tất cả loài động vật ngay cả con người bản tánh sinh tồn của mỗi loài như vậy là như vậy không ai thay đổi được, cá lớn ăn cá bé, chim ăn sâu bọ, hổ báo giết trâu bò, cá sấu ăn thịt người, người ăn thịt cá sấu..v.v. loài súc sinh ăn thịt lẩn nhau mà không hề có thù hận, chỉ biết đó là thức ăn của mình, giết, ăn để được sinh tồn. Nếu chúng ta giết một con vật đang làm hại mình thì mình có từ bi hay có tội không ? 
Đạo Phật chỉ nói về quyền bình đẳng giữa con người với con người, con người không thể bình đẳng với loài súc sanh nên nhớ điều này, cho nên ý nghĩa chữ sát sanh phải hiểu cho rõ ràng, nếu cho rằng cấm sát sanh là không được giết bất kỳ loài động vật nào, vậy khi con vật giết mình nó có mang tội sát nhân không ? nó có từ bi không ? Như chúng ta đều biết đức Phật và các đệ tử của ngài khi đi khất thực ai dâng cho gì ăn nấy mà không có tâm phân biệt chay hay mặn và tiếp nối cho đến ngày nay các sư thầy bên Phật giáo nguyên thủy vẫn giữa nguyên truyền thống đó. Chay mặn là do tâm.
Nếu mình giết một con vật thì phạm giới sát sanh và thiếu từ bi...giả sử nếu có con vi trùng ung thư đang làm hại mình, không riêng gì bạn mà cả thế giới cùng nhau tìm phương thức để Sát nó, để tiêu diệt nó vậy theo chúng ta họ có Từ-Bi không ?
Bài viết này nhằm để trả lời cho các bạn đang nghiên cứu tìm hiểu thêm về giáo lý, mong rằng nó không đả phá hay chỉ trích hoặc làm thối bồ đề tâm của các huynh đệ đâu nhé.
Nammô BổnsưThíchCa mâuni Phật.

Tuệquang

No comments:

Post a Comment