Các huynh đệ có thể tìm sách hoặc băng điả của các thầy giảng về luật Nhân Quả, nhìn quả biết nhân, nhìn thân biết kiếp trước...để nghe và hiểu sẽ có câu trả lời cho chính mình các huynh đệ nhé, còn bài viết dưới đây là Tuệquang xin được chia sẻ riêng cho người bạn đặt câu hỏi, xin hãy hoan hỹ.
Tục ngữ VN có câu : " tiên học lễ, hậu học văn ", khi mới bắt đầu vào ngồi ghế nhà trường việc đầu tiên là người học trò phải được các thầy cô dạy là : ngồi yên, đứng thẳng, khoanh tay, cúi đầu, đi phải thưa về phải trình...đó gọi là trước học lễ, nếu cả lớp đều ồn ào nhốn nháo thì thầy cô sẽ đập bàn để đối trị lại tiếng ồn đó, còn như em nào ngồi không yên tức mông đang bị Động thì sẽ có cây thước bảng nhịp vào mông để làm cho Tịnh. Nếu cả lớp biết vâng lời thì thầy cô có đập bàn hay không ? và có thầy cô nào dùng roi nhịp vào mông những em ngoan ngoãn ngồi yên không ? học lễ là bước đầu.
Khi cả lớp im lặng lắng nghe thì thầy cô mới dạy cho tập viết rồi đọc các mẫu tự và đếm số...đấy gọi là học văn. Động là Nhân tức phạm giới kỷ luật của nhà trường, Tịnh là Quả là cái đối trị lại hành động sai trái, cho nên Qủa chỉ có đối với người phạm giới mà thôi do Ý tạo ra hành động nên thân phải nhận Quả, Quả thì có Quả thiện, Quả ác theo như trong sách có ghi chép nhưng thông thường nói Quả báo là khi thấy một việc làm bất chánh nói để chỉ cho ác pháp, còn như một người suốt đời hiền lành không phạm giới thì Quả báo ở đâu ra ? và Quả thiện cũng không ai nhắc tới ? thí dụ đi làm là Nhân, lãnh tiền là Quả do mình làm nên được hưởng công lao nhưng có người đi làm mà chủ khai phá sản nên không lãnh lương, mình ra sức làm mà chủ hưởng thì gọi là Quả gì ? thiện hay ác ? cho nên trong luật nhân-quả, Quả này gọi là Quả Hữu-lậu thuộc về Thân chỉ là pháp tương đối, nói cho dễ hiểu là thấy được và có thời gian giới hạn, làm người là có Thân mà có Thân tức phải thọ khổ khổ...không một ai được ngoại lệ cho dù là một vị thần hay thánh.
Như Đức Phật đã thuyết về tiến trình Thập-như-thị của con người [ Như thị : Tướng, Tánh, Thể, Lực, Tác, Nhân, Duyên, Quả, Báo và như thị Bổn mạt cứu cánh ] do vậy trong mỗi con người chúng ta ai cũng có 3 thân:
- Hoá thân : là loài động vật cao cấp do đất, nước, gió, lửa tạo thành có thân tướng gọi là con người. Tuệquang xin phép gọi hiện tượng này là: Duyên-thân, bởi vì khi một con người có mặt đều là do cha mẹ sanh ra mà cha mẹ ai ai lấy nhau cũng bắt đầu từ chữ Duyên, do âm dương kết hợp nên trong trứng có ngòi gọi là có thai. Trứng này không phải có ngòi là Hoá thành thân được mà đôi khi có được vài tháng rồi vẫn còn hư hoặc tự ý hay bắt buộc bị phá đi, cho nên khi một con người có mặt là do trùng trùng Duyên khởi kết hợp tạo thành...Duyên-thân.
- Báo thân : khi có thân Tướng rồi thì phải có Thể tức là nam hay nữ, đẹp hay xấu, tật nguyền hay lành đặng..v.v..
- Pháp thân : là gồm có Tâm, Ý và Thức thuộc vô vi pháp là sự nhận biết, phân biệt bởi trí tuệ sáng suốt của mình trong kinh gọi là Phật tánh hay còn gọi là Vô sư trí, là bản thể nhận thức không do ai ban hay tặng cho nên ai cũng có khả năng nhận ra mình là Phật.
Duyên thân và Báo thân thuộc về Tướng thuộc pháp hữu-vi, vì do có sanh nên có bệnh, già rồi chết mà nhanh hay chậm, già hay trẻ là tùy theo hiện tượng môi trường chịu đựng của từng Duyên đó vậy thôi.
Theo như luật nhân-quả nếu nói nhìn Quả biết Nhân, nhìn thân này biết kiếp trước...thì xin ai đó ban cho một thời pháp trả lời giùm cho người đưa ra câu hỏi này :
Do Nhân gì mà nhà tu đã gieo để Quả chết là do ngộ độc thực phẩm ?
Do Nhân gì mà nhà tu đã gieo để Quả trổ là bị cô ma như người thực vật nằm đơ một chỗ ?
Nếu đã nói nhìn Quả biết Nhân thì xin các ngài từ bi độ lượng chỉ bài cái nhân đó ra để mọi người biết mà né tránh, được không ? Adiđà Phật. Còn như không biết mà tưởng ra rồi nói càn nói bướng tức đã và đang phạm giới nói dối rồi đấy, nói dối là khẩu nghiệp, người mang khẩu nghiệp vào thân thì trong kinh Vệ-đà của Bàlamôn có nói là sẽ bị Diêm vương cắt lưỡi...Tất cả các kinh điển mà chúng ta đang nghe và đang tu học hiện nay đều là kinh ngụy tạo được dịch ra từ tiếng Hán do các vị tổ Tàu lao tự cho là chứng quả rồi tưởng tượng ra cảnh giới này nọ viết và sửa lại theo ý của mình dựa theo bản dịch của ngài Trần Huyền Trang bên Tàu vào đời nhà Đường rồi cho đó là kinh do đức Phật thuyết giáo, chúng ta hãy dành ít phút để cùng tư duy xem có đúng không ???
Họ viết trong kinh đức Phật giới thiệu với đại chúng là nơi phương Tây có Phật tên là Adiđà nước tên gọi Cực Lạc đang làm giáo chủ và thuyết pháp tại đó...ai chú tâm niệm hồng danh của ngài thì sau khi chết sẽ sanh về cõi đó trên một bông sen trong ao thất bảo rồi từ nơi đó nghe kinh mà tu tiếp..v.v.
Như chúng ta biết đức Phật viên tịch cách nay hơn 2500 năm mà pháp môn Tịnh Độ mới ra đời cách đây khoảng 500 năm vào đời nhà Minh bên Tàu vậy thời gian giữa hai mươi thế kỹ đó Phật Adiđà ở đâu và sống ra sao ? trong khi thọ mạng của con người cao lắm là trăm năm mà như đức Phật viên tịch chỉ vào tám mươi, cho nên đấy là ngụy tạo do lòng tham của tổ Tàu lao sanh ra vì do tưởng tượng nên Phật Adiđà không có hộ chiếu để chứng minh, kinh sách viết rằng niệm Phật là Nhân thành Phật là Quả, mà Niệm có nghĩa là tưởng nhớ, nghĩ về ai đó...niệm Phật tức luôn nghĩ về Phật thì sẽ thành Phật, điều này có đơn giãn vậy không ? có ai ngồi đọc bản cửu chương mỗi ngày hay gọi tên các nhà bác học cho đến già mà thành kỷ sư, bác sĩ hay nhà bác học bao giờ chưa ? người ngồi luôn nghĩ ngợi là đang sống trong tưởng mà tưởng nghĩ đều là do ảo giác tức không thật thì làm sao Quả có thể trổ bông ra trái được, cũng ví như mình thường ngày ngồi nghĩ mình trồng quả táo sáng bón phân chiều ra tưới nước đến hai năm sau mình có táo ăn không ? nếu mình ngồi mà tưởng đang nấu cơm thì liệu ngồi tưởng cả ngày có no không ? cho nên giáo lý của nhà Phật tu là phải quán chiếu và thực hành, ly xả mọi vọng tưởng dù là hình ảnh một vị Phật hay một vị thần thánh nào đó đang hiện ra trong tâm trí của mình, không thể ngồi cả ngày kêu tên Phật thì thành Phật được đâu, thế mà họ gọi đó là nhân-quả ? có đúng không ? các tổ Tàu lao tạo ra các khóa tu niệm Phật đi kinh hành không gì ngoài mục đích là moi tiền hút máu của những người mê lầm lú lẫn...tại sao người đã trưởng thành rồi lại đi nộp tiền để ghi danh học tập nói và cách đi như đứa trẻ thơ ? mà như chúng ta đều biết, đạo Phật là đạo phá mê khai ngộ, sau khi chết không có một linh hồn nào tồn tại chờ 49 ngày để đi tái sanh và cũng không có ông thần ông thánh nào rãnh để đến dẫn độ mình đi về cõi thiên đàng của họ, cho nên cũng vì lẽ đó mà một hôm đức Phật nói với ngài Anan :
- Giáo pháp của ta sau này sẽ bị tiêu diệt là do chính đệ tử ta chứ không có thiên ma nào diệt nỗi.
Chúng ta thử tư duy câu nói này và nhìn vào thực tế xem sao ?
Không có bất kỳ ngành nghề nào không học mà mau giàu như các thầy tu theo tổ Tàu lao tự cho là đại thừa Bắc tông, trong khi những vị sư tu theo Phật gọi là Thiền nguyên thủy hay Nam tông thì các sư này hằng ngày đi khất thực xin ăn, ai cho thức ăn gì thì ăn nấy không quan tâm đến việc chay mặn và ngày chỉ ăn một lần để nuôi thân huệ mạng, các ngài ly xả bỏ mọi thứ dục lạc trên cõi đời thì làm sao có chùa to Phật lớn ? còn các thầy tu theo Bắc tông thì ăn chay trường sau buổi cơm chiều thì lại ngồi đếm tiền cộng sổ do đàn na tín thí cung dưỡng...vậy không gọi Tàu lao thì gọi là Tàu gì ? Trong tiếng Hán, Adiđà có nghĩa là Vô lượng quang là chỉ cho ánh sáng mặt trời trùm khắp cả vũ trụ biểu tượng cho trí tuệ của con người, trí tuệ của ta, Adiđà là ở trong ta, ta và Adiđà là một mà Phật có nghĩa là giác, khi người tu ly xả được mọi thứ dục lạc sống đúng theo chân lý và giúp người vượt ra khỏi mê lầm của tà pháp thì gọi là người có từ bi và trí tuệ nên hình ảnh Tây phương Tam Thánh là biểu dụ cho việc giác ngộ này, cho nên khi nhận mình là Phật tử thì phải có trí tuệ để khỏi bị ma vương lừa gạt, nghe qua phải xác định rõ pháp nào của ma, pháp nào của Phật để tránh tội hủy báng Như-lai, tu chứ không phải ngu các huynh đệ nhé.
Khi cha và mẹ quan hệ với nhau gọi là Nhân, sanh con gọi là Quả, khi đứa bé chào đời bị khiếm thị hay dị tật do bẩm sinh thì nói đó là do Nhân của đứa bé đã tạo ra ở kiếp trước ? tại sao trong lúc đang quan hệ tạo Nhân cả hai cùng sướng thì lại cho ra Quả khổ cho mình và con mình rồi lại đổ lỗi cho đứa bé ? nhân-quả kiểu này là như thế nào ? hai người làm lỗi mà bắt một người chịu tội thì ý nghĩa nhân-quả lý giải sao đây ? có được chấp nhận không ?
Có ai đã từng tâm sự với một trẻ em bị khiếm thị bẩm sinh chưa ? các em đã nói gì nào ?
- Em chỉ mong một lần được sáng mắt để nhìn thấy mẹ em. ( mặc dầu người mẹ đã bỏ em khi biết em bị mù.) Mô Phật.
- Có ai đã từng vào trại Phong tâm sự với một người mà hai bàn tay không còn chưa ?
- Con cái chúng đã khai tử tôi rồi vì không muốn bên chồng hay vợ biết rằng mẹ mình đang bị bệnh cùi...mô Phật
Nghe thật là bùi ngùi và xót xa không cầm lòng được dù chỉ một giây...thế mà các thầy gọi đạo Phật là từ bi khi nhìn hiện tượng đó lại cho là Quả do Nhân tạo ra từ kiếp trước sao ? Adiđà Phật.
Vào thời đức Phật một trong các vị đại đệ tử của ngài khi thấy một người bị mù cần đôi mắt để biết ánh sáng thì vị ấy sẳn sàng hiến tặng cho mà không hề thốt lên một lời quả báo nào.
Một người gánh phân hạ tiện cùn đinh của giai cấp xã hội thời đó mà đức Phật độ cho đắc quả Alahán. Từ bi và độ người là như thế, có ai sanh ra muốn mình trở thành nạn nhân của xã hội không ?
Cho nên sự nghiệp là ảo ảnh, giàu sang thì có thời, hôm nay cười nói khoe khoang ngày mai lại ôm đầu nguyền rủa, chẳng phải do Nhân mà cũng không phải tại Quả chẳng qua chỉ là việc do sống trong tưởng, tưởng Quả là vĩnh hằng bất biến...
Là một người Phật tử tu theo con đường giác ngộ mà khi đứng trước một hiện tượng như thấy đứa bé bị mù hay khuyết tật nói đó là do Nhân tạo ra từ kiếp trước mà không chứng minh được thì đây chính là lời nguyền rủa của sự vô cảm, lời vu khống không biết mà nói do tưởng mà phịa ra đó là lời nói của iu ma tạo ra khẩu nghiệp cho chính mình nên tâm từ bi tự tìm phương cách để trốn thoát nên việc giác ngộ sẽ bị triệt tiêu.
Khi đứng trước một thảm họa do thiên tai thì nói đó là cộng nghiệp mà không biết nghiệp từ đâu chẳng khác nào lời nguyền rủa: đáng đời chúng mầy chưa !!! thiệt là hết biết, thiện tai, thiện tai.
Nếu chúng ta thử đặt mình hay con mình vào vị trí đó thì mình cảm nghĩ như thế nào ?
Cho nên khi một lời pháp nói ra không đúng sự thật và chân lý thì nó giết hại đàn na tín thí từ thế hệ này sang thế hệ khác là vậy, cho nên nói theo thế gian, người ngộ độc do thực phẩm chết còn có thể đầu thai được còn người ngộ pháp độc thì vĩnh viễn làm cô hồn vạn tuế.
Trở lại câu hỏi là một con người ai cũng có tam thân trong đó có Phật tánh là bổn giác là bản thể chân như còn gọi là chủng tử tức hạt giống bồ-đề là Nhân, Nhân này là bản thể tự có không do ai gieo, nó tự lớn dần theo thời gian do sự thiền định tư duy sống đúng theo đạo đức và chân lý, rồi một giây phút bất chợt nào đó hạt giống trổ hoa tâm mình được hạnh phúc an lạc và tự tại, gọi đó là chủng giác còn việc sống chết chỉ là hiện tượng đi về, vì có thân nên có khổ, thân khổ thì có nhiều loại nhưng hạnh phúc và an lạc thì chỉ có một, đức Phật thuyết trong 8 điều khổ có nói Tử là khổ, hể bất kỳ ai là một con người khi chết là khổ dù chết dưới bất kỳ hình thức nào, như đã nói ở phần trên, do Duyên nó hợp như vậy rồi tan như vậy xin đừng thắc mắc hỏi tại sao ? nên nhớ Tử là chân lý, đức Phật đã từng thuyết khi một người ngoại đạo tin có linh hồn đến hỏi: khi chết mình sẽ đi về đâu ? ngài trả lời : " thân này là một đải dơ là tấm vãi rách...từ đâu đến đây thì sẽ về chỗ đó." qua câu nói này chúng ta phải hiểu : khi mới sanh ra là từ một bọc dơ, do dơ nên phải tắm gội hằng ngày, ai ai cũng đều làm vệ sinh giống nhau nhưng khi chết thì dù vua quan thần thánh hay đến người ăn mài, người ăn chay trường hay suốt đời ăn mặn, chết bằng mọi phương cách thì thân xác này cũng bốc lên cùng một mùi đó là :" Thúi " và rồi phần nào thuộc thể gì thì hoà tan vào thể đó [ kinh Thủ Lăng Nghiêm ] cho nên chẳng có cái gọi là kiếp trước kiếp sau gì cả và cũng chẳng có Quả gì đâu, ngay cả việc gọi là đắc quả Bồ-đề, đây là nói cho người trưởng thành. Có ai lên đến đại học rồi còn ngồi lẩm bẩm đọc bản cửu chương không ?
Phật thuyết có sanh thì có tử không ai tránh khỏi cái chết tuy nhiên đối với các bậc đã giác ngộ cho dù họ có chết dưới một hình thức nào, tuy thân chết nhưng tâm không chết, như có thầy tự thiêu tự đốt thân mình mà chết thì có sao đâu ? Cho nên việc người tin có kiếp sau thì xin ai đó có thần thông hay nhà ngoại cảm cho biết kiếp sau của đức Phật hiện đang là gì nào ? nếu chứng minh không được thì coi chừng bị khẩu nghiệp tức thuộc dòng dỏi của ma vương là hạng người nhất xiển đề phá hoại chánh pháp...
Để trả lời câu hỏi :
Hỏi : khi một nhà tu chết do ngộ độc thực phẩm hay bị cô ma sự việc này có được gọi là quả báo không ?
Trả lời : ngay từ lúc khởi đầu đã không có sự chết, chỉ có sanh và tiếp tục sanh nên sự tan rã chỉ là hiện tượng tuỳ duyên nên cái kết thúc không có do vậy không gọi là quả báo mà gọi : Thế à !!!
( trả lời cho những ai đã trưởng thành )
Là một người tu theo đạo Phật chúng ta luôn ghi nhớ rằng đức Phật chỉ nói về chân lý như: vô thường là chân lý, thành trụ hoại không là chân lý, sanh lão bệnh tử là chân lý...chân lý là định luật không ai có thể thay đổi được, nên nói cho những ai đã trưởng thành còn nhân quả chỉ là giới luật dành riêng cho lớp vỡ lòng học lễ, nếu chúng ta xem trọng về nhân quả cho đó là chân lý do đức Phật thuyết : nhìn Quả biết Nhân nhìn thân này biết kiếp trước thì xem ra chúng ta đang tiếp tay với ma vương Tàu lao hủy báng Phật và thầy tổ của chúng ta đấy nhé.
Nammô Bổnsư Thíchcamâuni Phật
Tuệquang
No comments:
Post a Comment