Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Thursday, June 8, 2017

Xin hỏi : Ở hiền gặp lành, gieo nhân nào được quả ấy. Gieo nhân không thì được quả gì ?

Chủ yếu của câu hỏi được đưa ra là muốn tìm hiểu về Nhân-Quả mang lại lợi ích như thế nào.? Như đã chia sẻ nhiều lần trước đây, nhân-quả không phải là một định luật cố định của tạo hoá được an bài sẵn để bắt con người phải tuân theo, gọi luật là quy tắc chung do con người lập ra tùy theo phong tục, hoàn cảnh, thời thế của mỗi quốc gia, luật có thể thay đổi theo thời gian dựa trên hành động sai trái của người vi phạm luật để xử lý công bằng bảo đảm an ninh và quyền lợi của mọi người dân sống trong nước đó. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, gieo nhân nào được quả nấy...giết người vô cớ là gieo nhân, đền mạng là thọ án gọi là quả, làm tất cả mọi việc thiện là gieo nhân được ơn trên ban cho phước báu sống lâu gọi là quả...đây là giáo lý của thần giáo ngoại đạo xác nhận rằng có đấng tối cao quang minh thưởng phạt, đức Phật khi thuyết giáo đã phủ nhận giáo lý này ( kinh Kim-cang ), cho nên một lần nữa trước khi đi sâu vào câu hỏi chúng ta phải hiểu lý nhân quả không phải của đạo Phật, ngày nay chúng ta tu là đang tu theo giáo lý của đạo cầu vào tha lực bên ngoài, nên nhớ đạo Phật là một triết lý thực tế nói về chân lý tuyệt đối của vũ trụ mà ai ai cũng nhìn thấy rồi chấp nhận chứ không có một đấng linh thiên nào có khả năng thay đổi được số phận của con người, cho nên việc ban thưởng phải được triệt tiêu trước khi tìm hiểu suy tư về câu hỏi này.
Hãy cùng tư duy qua kinh nghiệm sống hiện tại, người ở hiền chưa hẳn là gặp lành vì " họa vô đơn chí " mà, khi cái họa đến tức đồng nghĩa với vô thường thì không phân biệt một ai, vì chúng đâu có mắt, tai, mũi, lưỡi để phân biệt, cho nên khi một thiên tai ập đến, từ trẻ sơ sinh chưa biết gì cho đến những bô lão, từ thứ dân cho đến quan quyền, từ người ăn xin cho đến nhà tỷ phú và ngay cả các tu sĩ cũng không được ngoại lệ, còn riêng về các đền thờ, tượng cốt, thánh thần giờ trước gọi là linh giờ sau gọi là miễng...những ai hay bất kỳ vật gì nằm trên cùng đường chấn động đó hay do áp thấp nhiệt đới thì đều chịu chung một hoàn cảnh nhưng việc sống chết là do duyên phận. Trong đạo Phật không có vấn đề " cộng nghiệp ", đã là ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, ai làm nấy chịu thì tại sao lại cộng thêm nhiều cái chết của trẻ sơ sinh bị vùi chôn dưới đống gạch đỗ nát ? giáo lý của nhà Phật người chết non không phải là yểu tướng hay xấu số, tuổi thọ càng cao chưa chắc là tốt phước mà đôi khi nằm đó nhiều năm hành xác làm khổ cho mình và người thân và sự việc này từ xưa đến nay đã có và đang xẫy ra. Cho nên người ở hiền chưa chắc là gặp lành, người càng hiền càng thật thà trong thời buổi kinh tế khó khăn thì thường là người bị lợi dụng, bị lừa gạt đôi khi phải chịu cảnh oan nghiệt đưa đến tử vong...cho nên việc gieo Nhân thiện không phải là luôn gặp Quả lành. Nói có nhân-quả là dựa trên pháp lý của thế gian mà người phán quyết là toà án tối cao, do vì luật thay đổi được nên nhân-quả chỉ là một lý thuyết tương đối. Chúng ta hãy cùng nhau quay về lịch sử của đức Phật thì sẽ hiểu :
- Ngài Mục-kiền-Liên là một trong 10 vị đại đệ tử uyên bát nhất của đức Phật, ngài tu chứng quả Alahán và được vinh tôn là người có Thần thông đệ nhất. Vậy mà ngài chết như thế nào ?
- Tổ Bồ-đề-đạt-Ma là tổ thứ 28 bên thiền tông Ấn-độ, ngài sang Trung-hoa để thuyết pháp độ mê nhân, rồi ngài chết ra sao ? và nhiều vị tổ bên thiền tông Trung-hoa cũng rơi vào hoàn cảnh này. Cho nên một lần nữa lý nhân quả chỉ là một thuyết tương đối dành cho tục đế của thế gian.
Gieo nhân không thì được quả gì ? Chúng ta nên tư duy sâu về câu hỏi này nhé.
Khi đọc qua câu hỏi này nếu đứng về phương diện tục đế thì chúng ta thấy có điều gì không ổn chăng ? " gieo nhân không ? " hay là " gieo không nhân ? ". Nếu nói " gieo nhân không " thì không hợp lý hiểu theo lý nhân-quả, vì khi nói Gieo, Gieo là động từ chỉ cho hành động của việc làm, ví như người muốn có cơm ăn thì phải gieo trồng lúa mạ, gieo luá là nhân và cơm là quả. " Gieo nhân không " nhân đã là không thì quả không thể có, còn như nói " gieo không nhân " tức không tự làm là loại người làm biếng ngồi chờ sung rụng thì bao giờ mới có ăn. Người tin vào nhân quả thì việc gieo nhân tức phải có làm một điều gì đó để đạt quả theo ý muốn riêng của mình, chớ không thể nào không làm mà có ăn được. Đây là hiểu về mặt tục đế.
Trong giáo lý của đạo Phật chủ yếu là dạy về thiền. Thiền là cái bắt đầu, dựa theo nhân-quả gọi đây là đang gieo Nhân, nếu trong suốt hành trình gieo trồng công phu tu tập mà Quả từ-bi và trí-tuệ không được nẫy sinh thì công việc của thiền trở nên vô ích và mất thời gian của chúng ta mà thôi. Thiền là cái gì đó mà chúng ta chưa đạt tới, chỉ là người mới bắt đầu đi và khi đạt được quả vị gì đó trong Tứ-thánh thì chúng ta cho đó là quả, vì có tu nên có chứng.
Nếu thiền đã gọi là Nhân thì ắt phải chờ đợi kết quả, thế thì có phải chúng ta đang đi vào tương lai ? mà theo Phật thuyết thì tương lai là gì ở đâu ? làm gì có !!!, nên nhớ ngày mai không phải là tương lai mà ngày mai chỉ là sự lặp lại của ngày hôm qua và quá khứ mà người ta chỉ đổi tên gọi cho dễ phân biệt vậy thôi...có ai nhớ câu chuyện : " ngày mai ăn khỏi trả tiền " không ?
Khi một hành giã gọi là đạt thiền tức là đạt về sự hiểu biết về cái Không, thấy tất cả mọi thứ trên cõi đời đều vô tướng đều là huyễn mộng, không có bất cứ một thứ gì tồn tại và vĩnh cữu cả, cho nên khi ngồi thiền mà tâm mong cầu được gặp Phật hay Bồ-Tát thì mọi suy nghĩ sẽ tập trung vào một điểm để tìm phương cách chiếm lấy thì lúc đó tâm trí mình sẽ mang tính cách khoa học nên lòng từ-bi sẽ không được nãy sinh vì trong khoa học không có cụm từ Từ-bi, chỉ có làm sao đạt được mục tiêu bất chấp mọi thủ đoạn dù việc làm đó chánh hay tà, phải thành công không được thất bại. Một khi đã tư duy tức tìm cái chúng ta muốn biết thì những hình tướng đó đã có sẵn đấy rồi hoặc những gì tưởng tượng ra chúng đã in sâu vào trong đầu trong tâm trí của chúng ta rồi, mà những thứ đó như chúng ta biết thì đều không phải thật, cho nên việc ngồi thiền như thế đạo Phật gọi là lạc thiền, chúng ta sẽ bị lừa bởi hình ảnh qua báo chí phim ảnh hay văn tự...
Nếu thiền cho là Nhân để tư duy suy gẫm về chổ đến để gặp gọi là Quả thì đây chính là sự đang dính mắc thì làm sao chúng ta nhận ra cái Không được ?
Tóm lại cái Không trong đạo Phật là thành quả cuối cùng Không còn gì để nắm bắt, dựa theo lý nhân-quả có thể gọi cái Không này là Quả cho dễ hiểu nhưng nó không phải là Quả của Nhân thiền...nghe qua có hơi lẫm cẫm, nói như thế chẳng khác nào giống như người trồng lúa mà không được ăn cơm vậy sao ?
- Đạt thiền trong đạo Phật là khi nhận biết được: " cái Nhân vô nhân của mọi Nhân " ấy mới thật là thiền. Hãy tư duy qua câu nói này thì tất thiền sẽ đến.
- Tu vô tu tu, hành vô hành hạnh. Nói tu nói đắc, chớ có chứng đắc gì đâu.!!!
Cho nên câu : " gieo nhân không thì được quả gì ? " theo tục đế thì nên đổi lại dựa theo lý nhân-quả của thế gian cho dễ hiểu là : Gieo nhân gì thì được quả không ?
Người hiểu được " cái Nhân vô nhân của mọi Nhân " thì câu hỏi " gieo nhân không thì được quả gì ? " chính là cái chân đế hiện tiền.
Chúc các huynh đệ hoan hỹ và thân tâm thường lạc.
Nammô Bổnsư Thíchcamâuni Phật.
Tuệquang

No comments:

Post a Comment