Thưa đây là câu hỏi dựa theo câu chuyện giữa hai ngài Thần-Tú và Huệ-Năng bên Trung Hoa. Là người phật tử chắc ai cũng đã có đọc qua quyển: " pháp Bảo Đàn " cũng như xem đoạn phim ngắn nói về tiểu sử của một người thợ đốn củi, không biết chữ, nghe kinh Kim Cang tâm liền sáng rồi đi tìm thầy học đạo.
Như chúng ta đều biết, ngài Thần-Tú là người xuất gia, đệ tử của Ngũ tổ Hoàng-Nhẫn, Huệ-Năng là người phàm tại gia.
Khi đọc qua tập truyện này, chúng ta nên hiểu ý của tác giả trước khi đi sâu vào vấn đề, đã gọi là truyện thì bao giờ cũng có: kẻ sai người đúng, bên thiện bên ác, kẻ dốt người thông minh, ...để người đọc làm vị quan toà phán xét sự việc đúng sai cho chính mình, nhưng người học Phật nên nhớ rằng : tất cả mọi người đều là Phật sẽ thành.
Khi tác giả đưa ra bài kệ của ngài Thần-Tú nói rằng : " Thân như cây Bồ đề..." là ý nói về pháp Tướng, muốn nói về hiện tượng duyên sanh, là cơ bản đầu tiên, những gì có sanh thì có diệt, ngài dùng phương tiện dựa theo thế gian mà giáo hoá chúng sanh. Người tu theo đạo Phật mong sớm được giác ngộ thì việc quán chiếu đầu tiên là phải nên luôn nhớ rằng "Thân" này có là từ hạt giống Chủng tử Phật thì: " Hằng ngày nên giữ trong sạch, đừng để dính bụi trần... nhờ có tâm sáng như đài gương." Bụi trần là chỉ cho những thứ cấu uế, phiần não, vô minh, thất tình lục dục...người tu cũng giống như người làm vườn, hằng ngày nên tưới nước, bón phân thì cây mới trổ hoa ra trái. Trái đó cũng gọi là Quả, tên dùng tùy theo danh từ địa phương, gọi Nhân Quả hay Nhân Trái gì cũng như nhau. Quả này trong giáo lý đạo Phật gọi là Đạo Quả là điểm đến cuối cùng trong mùa thu hoạch của hành giã chứng đạo, gọi là giác ngộ, hay quả Vô thượng Bồ đề vậy thôi. Rồi sau đó tác giả đưa ra bài kệ của ngài Huệ-Năng nói rằng: " Bồ đề chẳng phải cây..." ý của tác giả sau khi biết Thân này là Phật rồi thì đó chỉ là cái thấy về Tướng về mặt hiện tượng của thế gian mà thôi, mục đích kế tiếp là ngài muốn đưa chúng ta tiến lên thêm một bước nữa để đi vào bản thể chân như của các pháp là thấy Tánh, thấy được thật tướng của các pháp là Vô tướng thì bản ngã sẽ không còn hiện hữu. Khi thiền quán câu: " Nhất thiết hữu vi pháp đều là mộng huyễn, bào ảnh nhưng sương mai...thì chúng ta thấy Bồ-đề qủa thật không phải cây, nó là một trạng thái đối cảnh vô tâm, vui sướng và an lạc, mà " Trạng thái " thuộc về vô vi pháp nên không có hình tướng, màu sắc hay kích thước cho nên Nhân của quả Bồ đề cũng vô hình tướng như vậy, do vậy mới nói: " Bồ đề chẳng phải cây " ý nghĩa là như thế. Rồi kế tiếp: " Minh cảnh cũng không đài " minh cảnh là cái tâm rỗng không của mình nhưng rộng lớn bao la và sáng suốt thì làm gì có đài? thấy đài là cái thấy nhỏ hẹp còn bị giới hạn. " bổn lai không một vật, cái gì vướng bụi trần ?." các pháp từ xưa nay, tánh tướng đều vắng lặng, nơi đó trời trong mây tan rỗng không, không một vật, nơi đó là vô phân biệt trí thì làm gì có bụi trần làm hoen ố ? Đó là bổn giác là trí tuệ sáng suốt của muôn loài.
Phật thuyết: kinh Đại Bát-nhã chính là Mẹ sanh ra 3 đời chư Phật, có nghĩa là người có đầy đủ trí tuệ thì sẽ thành Phật xưa nay vẫn vậy và chúng ta cũng sẽ là những vị Phật trong tương lai, điều nay cho thấy rằng trí-tuệ chính là Nhân sanh ra quả Bồ đề, mà muốn biết cái gì là Nhân để gieo trồng thì đạo Phật có dạy 3 môn đó là: Giới- Định- Tuệ.
Giữ Giới tức là giữ con mắt của mình luôn trong sáng đừng có đi lầm đường lạc lối, biết cái gì đúng có ích lợi cho người thì làm sai trái thì bỏ đi. Khi Giới không phạm thì Giới làm Nhân sanh ra Định, người luôn sống trong Định thì sẽ thấy được sự Vô thường, Vô ngã và Thanh tịnh của các pháp, lúc đó toàn thân mình trở thành một khối Trí-tuệ như trong kinh Pháp Hoa đức Phật ba lần phóng quang: từ chặn giữa đôi lông mài, từ đảnh đầu, từng lỗ chân lông. Đó là nói ánh sáng Trí-tuệ tùy theo căn duyên mà phát ra.
Tam vô lậu học: Giới- Định-Tuệ, Trí-tuệ là cuối cùng, Lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và Trí-tuệ, trí tuệ cũng là cái cuối cùng, cho nên Trí-tuệ chính là Nhân sanh ra Quả Bồ-đề.
Phần viết thêm:
Pháp Bảo Đàn có nhiều người dịch gọi là Kinh. Theo Tuệquang như đã nói ở phần đầu, đây chỉ là tập truyện ngắn nói về tiểu sử của một người không biết chữ tu và trở thành vị tổ thứ sáu bên Thiền tông Trung Quốc. Người thì có thật nhưng 80 phần trăm là hư cấu tác giả viết thêm ra để nói lên rằng:" tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành " việc thành Phật thì không phân biệt giàu nghèo, có đi học hay không, không phân biệt xuất gia hay tại gia, vào chùa tu trước không có nghĩa là thành Phật sớm, sự giác ngộ không cần qui định vào thời khóa hay thời gian...ai ai cũng có thể giác ngộ và đi trên đại lộ thênh thang của chính mình. Đức Chúa Jesus ngài cũng chưa từng đến trường bao giờ, nên nhớ điều này. Toàn bộ Pháp Bảo Đàn chung qui chỉ gói gọn trong hai bài kệ nhằm để răn dạy mọi người thấy được thật tướng của các pháp là KHÔNG, đó là trọng tâm là cốt lõi, trong kinh Phật gọi là: kiến tánh tức nhận ra mình là Phật. Khi đọc qua tập truyện này chúng ta đừng xem đó như là cuộc thi đấu pháp tranh đua cao thấp giữa hai người xuất gia và tại gia rồi ca ngợi người thành tổ mà quên đi kẻ thua cuộc, nhớ nhé. Nếu không có ngài Thần Tú thì ngài Huệ Năng không có cơ may làm tổ thứ sáu. Ngày chúng ta cầm bút viết được bài pháp đọc trên diễn đàn thì đừng bao giờ quên ơn cô thầy thời mẫu giáo cầm tay chúng ta đồ đi đồ lại từng nét nhé. Mô Phật
Chúc các huynh đệ hoan hỹ và thân tâm an lạc.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment