Có nhiều thầy cho rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo, không có kiếp trước và kiếp sau. Nơi thành phố tôi đang ở có đông cộng đồng người Việt-Hoa, có tổng cộng hơn 40 ngôi Chùa trong khi Nhà Thờ tôi biết thì có khoảng 10 cái, như thế so ra theo tôi đạo Phật phải là đại tôn giáo mới đúng nghĩa, điều này hiểu như thế nào ?
Nếu đã đọc hoặc đã nghe các qúy thầy giảng rồi thì sự sự ắt phải có dẫn chứng và giải thích rõ ràng, xin hãy suy nghĩ dùng trí tuệ hiểu biết của mình mà tư duy xem những lời giảng đó có đem lại sự lợi lạc cho mình không? bằng không thì đừng quan tâm đến, những gì nghe thấy có phúc lạc thì trụ vào đấy mà hành trì.
Thật ra đạo Phật có gọi là tôn giáo hay không thì đó không phải là vấn đề mà vấn đề là tin có Thượng Đế hay không thôi, "người tin có thượng-đế" và "người tin không có thượng-đế" cả hai cũng đều là niềm tin, nhưng khác nhau ở chỗ một người gọi là "người lớn" và người kia là "trẻ thơ"...vậy thôi ! Trong thế gian này không ai mà không tin có thần thánh, có cõi vô hình thì đấng sáng tạo làm sao mà không mầu nhiệm được, đúng hong ? nhất là các bậc tu sĩ.
Như đã chia sẻ nhiều lần, các danh từ: thượng đế, ông trời, thánh thần nam nữ cho đến ma qủi, linh hồn...đều từ con người sanh ra do lòng tham muốn, giàu tưởng tượng, rồi do có linh hồn tồn tại để đi tái sanh nên có ra có kiếp trước kiếp sau. Cầu nguyện, vái lạy, van xin đều mang tính chất bi quan và sợ hãi, mong cầu vào tha lực, việc cầu nguyện chẳng qua chỉ là mục đích xin theo sở thích của mình, muốn lên thiên đàng hay về cực lạc mà khỏi cần tu, chỉ cần có tiền là đủ, ngồi niệm phật thì sẽ thành Phật hay ngồi trì chú để được linh ứng giống như món " mì ăn ngay" hay " cà-phê uống liền " rất nhanh và đơn giản?...đó là đức tin mang đầy tính chất trẻ thơ thế gian gọi là: tôn giáo. Tôn giáo là sự ham muốn là đầu mối tạo ra bản ngã, tạo cho tín đồ niềm tin ở tương lai, nói có thượng-đế giống như nói có " đường chân trời ", trẻ thơ thấy và tin nhưng không bao giờ gặp, có thể đi về hướng đó gọi là thiên đàng hay cực lạc nhưng không bao giờ tới.
Tại sao chúng ta cầu nguyện hoài nơi kiếp này không được thì bằng chứng đâu để thượng-đế, thánh thần lo cho mình ở kiếp sau ? nếu có?
Đạo Phật là đạo của sự hiểu biết, đức Phật dạy về cách sống không dạy về cách tin, chúng ta có thể sửa đổi cuộc sống của mình sao cho tốt đẹp và hoàn mỹ hơn, tùy theo duyên và thuận theo chánh pháp mà sống để khỏi làm khổ người và khổ mình vì biết mình là phật thì cũng phải xem tất cả mọi người cũng giống như mình, tất cả đều bình đẳng nên không ai lạy ai và cũng không cầu xin ai...trong khi tôn giáo là đức tin thì không thể thay đổi được vì mọi thứ đều có ơn trên bảo quản và chu cấp...thế thì việc gì phải cầu xin ? Đức Phật phủ nhận việc có thần quyền nên ngài nói đừng cầu xin ngài vì không một ai có quyền ban thưởng hay xử phạt. Tôn giáo nói chung là đa thần giáo tạo cho con người sợ hãi sau khi chết cũng như lúc còn sống, đạo phật dạy cho con người hiểu về sự vô thường, vô tướng của các pháp dựa trên sự an lạc và tự tại ở bên trong để thật chứng được vô ngã, đạo Phật không có cúng, lạy và cầu xin, tôn giáo tạo cho người tu sĩ từ kẻ ăn mài trở thành người có uy quyền như hoàng đế, thử chiêm nghiệm mà xem, đạo Phật tạo cho hành giả từ một hoàng đế trở thành vị khất sĩ. Khi mọi ham muốn không còn thì tôn giáo có còn không ?
Người tin có kiếp trước, kiếp này và kiếp sau là thuộc hệ tư tưởng đa thần giáo là niềm tin ấu trí của trẻ thơ thích nghe chuyện cổ tích hoang đường. Kinh sách viết: muốn biết được nhân kiếp trước của mình như thế nào thì hãy xem qủa nơi kiếp này ? bệnh trong người của mình đang nằm một chỗ không biết lại tìm biết nhân của kiếp trước ra sao, để làm gì? nghĩa là như thế nào ? kinh sách viết: nên tu bố thí làm việc phước đức nhiều thì kiếp sau thân tướng sẽ đẹp đẽ và ít bệnh tật...nơi kiếp này người phụ nữ có sắc tướng giàu sang thì lại: " hồng nhan bạc phận, đa truân ", công nương Diana của Anh-quốc là người xứ Wales, thân tướng đẹp đẽ, thùy mị, làm toàn những việc từ thiện nhưng cuộc đời đẫm đầy nước mắt và cái chết rất đau thương...vậy nhân của kiếp trước là nhân gì ? Một Adolf Hitler của Đức quốc xã, nhân trước của ông ấy là gì mà kiếp này làm tổng thống với tội diệt chũng muốn làm bá chủ thiên hạ? may có Mỹ và đồng minh ra tay phổ độ không thôi bây giờ cả thế giới đều nói chung một thứ tiếng, tiếng gì nhĩ ?
Trong kinh Kim Cang đức Phật có thuyết : " trong 500 đời ngài là vị tiên nhẫn nhục..." nghĩa là trong suốt 500 đời, ngài tu nhân tiên nên thành tiên, cớ sao kiếp này " ...bị vua Ca- lợi chặt đứt thân thể. " có nghĩa là: ngài xin đi tu vua cha Tịnh Phạn không cho nên ngài phải trốn thành cắt đứt tình phụ tử, phu thê...ý ngài muốn hỏi đời trước tu nhân tiên sao đời này lại khổ sở như thế ?
Sau đó đức Phật dạy: kiếp trước thì đã qua, gọi là quá khứ, kiếp này là hiện tại và kiếp sau gọi là tương lai. Quá khứ thì đã qua thời gian không thể kéo lại được, tương lai thì chưa tới, mà tương lai chỉ là cái lặp lại của quá khứ. Như có một nhà hàng, trước cửa đề tấm biểng : " ngày mai ăn khỏi trả tiền ", hôm sau mình đến cũng thấy hàng chữ này, rồi tháng sau năm sau cũng thế, thế thì ngày mai là thì tương lai vậy ngày mai là ngày nào ? ăn sáng gọi là điểm tâm, điểm tâm lúc nào cũng có sẵn đó rồi nó là quá khứ cần gì chờ đến ngày mai ? nói có kiếp sau chỉ là vọng tưởng, còn sống trong tham vọng đam mê về số kiếp, hãy sống với thật ý nghĩa ngay bây giờ và tại kiếp này, đó là lời Phật dạy.
Linh hồn và con người cái nào có trước ? khi chưa có con người thì linh hồn của kiếp trước từ đâu ra để gọi là đi tái sanh? tôn giáo sẽ trả lời con người do thượng đế sanh ra trước, lại một cái vòng lẫm cẫm của trẻ con, nếu con người do thượng đế sanh ra thì cũng giống như nhà sản xuất Apple tạo ra iphone, ipad, gồm có rất nhiều ông thượng đế chứ không phải một, nếu iphone, ipad bị lỗi không hoàn chĩnh thì đó là lỗi của nhà sản xuất cớ chi lại hành hạ các máy bắt chúng phải cầu nguyên và van xin cho hoạt động được tốt hơn lâu dài hơn ? kiếp trước là quá khứ đã xãy ra rồi, đến nay chưa ai kiểm chứng được mà kiếp sau thì chưa đến lại tin có và lo sợ ? vậy sau khi chết mình sẽ đi về đâu ? "người tin có thượng đế" thì đi về thiên đàng hay cực lạc nhờ vào tha lực, "người tin không có thượng đế" thì từ đâu mình đến đây thì trở về chỗ đó. Nơi đó không phải là hư vô hay trống không mà toàn bộ là một sự: BIẾT./. _(())_
Nói gì, viết gì cũng không bao giờ trúng. ( Như Huyễn thiền sư )
Tuệquang
No comments:
Post a Comment