Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Monday, July 4, 2016

Mới tìm hiểu đạo phật, xin hỏi : đạo phật dạy tám con đường chánh, vậy tám đường bất chánh là gồm những đường gì ?

" Tám con đường chánh " đây là nghĩa dịch ra từ tiếng hán " bát chánh đạo " là tám điều cuối cùng trong 37 phẩm trợ đạo cho hành gỉa thực hành tu giác ngộ để giải thoát không còn sống trong mê lầm của thế tục. < chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định >. Nếu tra tự điển Hán Việt thì : " Đạo" là đường, mà đường là do nhiều người chung sức lập ra, nó là của chung và không thuộc của riêng ai. Kế đến có nghĩa là : " Đạo lý " là những điều nói ra mà ai ai cũng công nhận. Nhiều sách vở dùng : " Tám con đường chánh " để giảng giải về đạo giải thoát này. Như chúng ta đều biết, đạo Phật là đạo " phá mê khai ngộ ", có lẽ cũng vì đó mà nhiều người cho rằng : có chánh ắt phải có tà, mê là tà, ngộ là chánh, do vậy mà có ý muốn biết về tám con đường nào là đường bất chánh, đúng hong ? Nếu chúng ta hiểu đây là tám con đường chánh, thì thứ nhất nó giống như dòng sông từ trên nguồn chảy xuống và chia ra làm tám nhánh, thế thì nước của mỗi nhánh đều cùng là một thể nước giống nhau .Có khác chi đâu mà phải bận tâm cắt xén. Kế đến nếu là tám con đường dẫn dắt mình đi đến đích như có thứ tự trước sau thì cũng giống như người bước từng nấc thang lên lầu, thế thì chân lý sẽ trở nên nông cạn và có thứ lớp. Bởi vì trong đạo Phật khi nói về Chánh thì tất nhiên nghĩa của nó chỉ có Một, nên không thể chia ra làm tám phần mới gọi là đủ, giống như khi mình thấy ký hiệu H2O thì biết đó là nước, nước chỉ có một. Học Phật tìm hiểu về đạo Phật, trước hết chúng ta cần nên hiểu cho rõ về nghĩa chữ Chánh theo đúng lời Phật dạy, đừng dựa vào kinh điển hay sách vở mà bị kẹt vào: văn, cú, ngôn. Chữ Chánh trong đạo Phật không có nghĩa là đối lại với Tà theo như mọi người hiểu là : phá Tà để hiển Chánh, thế thì chữ Chánh này cố ra sức để chống đối lại với Tà ? Điều này không đúng. Phật thuyết Chánh là Một, là nguyên bổn tự tánh trong bản thể của mỗi con người, nó đơn thuần chỉ là một trạng thái ung dung tự tại của sự an lạc và tự do vô hạn, trong khi Tà thì có rất nhiều thứ do con người bịa đặt ra, cho nên một làm sao chống lại đa số được ? Thí dụ cho dể hiểu : khi mình chúc " sức khỏe " cho ai, sức khỏe chỉ là một, là cái chung cùng của bản thể, tự nó không có phân chia, nhưng bệnh là cái đối lại, bệnh có rất nhiều bệnh mà đôi khi khoa học ngày nay cũng chưa tìm ra được nguyên nhân để trả lời. Thông thường khi bệnh tật không còn thì gọi là khỏe, mạnh khỏe không phải là cái đối lại với bệnh tật, không phải hết bệnh rồi mới gọi là khỏe, khỏe này là cái tự có sẵn hay do mình tạo ra ? Nếu do con người tự tạo ra thì bệnh tật đương nhiên phải biến mất và rồi chân lý : Sanh Lão Bệnh Tử cũng phải triệt tiêu, cho nên bệnh cũng giống như tà là do con người tạo ra từ các dinh dưỡng và vệ sinh môi trường theo từng thời đại và thời gian. Ngày xưa khi đức Phật đi hoằng pháp, ngài thấy dân chúng thời đó tạo ra các hình thức nghi lễ cúng bái để cầu xin, đức Phật gọi việc làm này là " vô bổ " tức không có ích lợi gì cả, vì các thần thánh, thượng đế, tượng cốt đều do lòng tham của con người tạo ra để hù dọa những ai nhẹ dạ, họ tạo ra cõi Trời và Địa ngục nói là có thật để mọi người sợ mà tránh đi những việc làm sai trái, rồi có đạo vẽ ra địa ngục có chín tầng để chỉ thêm chiều sâu về sự thấy biết của đạo mình, Bà la môn giáo nói có 33 cõi trời Phạm-Thiên mà thật ra chưa ai một lần đến đó. Làm sao mình có thể diễn tả cái mà mình chưa từng đến và thấy qua bao giờ ? Do vì không thật có, nói có là việc chỉ bày và bịa đặt nên sau này thế gian hiểu ra gọi đó là: mê tín, dị đoan... kinh sách dùng chữ Tà là ý chỉ cho hành động bất tín này. Giả sử nếu có ai đem rác đổ trước nhà mình thì mình sẽ bực bội khó chịu, sẽ lên tiếng hoặc chửi bới...nhưng khi mọi thứ bịa đặt không ích lợi đổ vào đầu mình thì mình nhận chúng làm niềm tin và tôn thờ. Bịa đặt là sự tưởng tượng tạo ra từ mơ, cho nên cái thấy trong giấc mơ liền cho đó là điềm báo mộng...gọi đó là niềm tin? Lục tổ Huệ-Năng gọi người mê tín là: " ngoại đạo " tức đạo tìm cầu bên ngoài, tìm không thấy mà cầu lại càng không được...thật phúc cho ai không thấy mà tin." Người tin nhân quả tức tin vào sự thưởng phạt của thượng đế, " nhân nào quả nấy, ai ăn nấy no, ai làm nấy chịu " thì tại sao: " cha ăn mặn lại bắt con uống nước ? " Một khi quả xấu đến với mình thì hãy xem đó như là việc trừng phạt của ông Trời, không nên oán trách mà hãy chấp nhận và sống với cái mình đang có, còn việc cầu nguyện van xin là hủ tục phá đi luật nhân quả, làm trái lại đạo lý thiêng liêng của tạo hoá, một hình thức bịa đặt để thuyết phục và hối lộ thượng đế. Có ai bịa đặt ra cái Chánh bao giờ chưa ? Chánh là chân lý, là sự thiêng liêng, là cái rốt ráo của đạo phật đưa hành gỉa đến sự chứng ngộ. Chánh Định là điểm chấm dứt cuối cùng trong bát chánh đạo để chỉ cho hành giả giác ngộ chân lý. Định là một phép thiền Tam muội đó chính là Tuệ là cái tối thượng của sự nhận biết thể nhập vào bản thể, chỉ cho sự tĩnh lặng thân tâm, không còn phiền não, mọi dục lạc đều được ly tán, công việc làm đã xong không còn sống trong mê lầm...nên Định chính là cái kết quả nhận ra chân lý, mà như đã nói Chánh là chân lý thì không cần phải nói Chánh Định làm gì để rồi có ra từ Tà-định là cái đối lập chỉ cho thân tâm tán loạn, mê mờ vô ý thức. Người thân tâm bất an, vọng tưởng rối rấm tin vào các hình thức mê tín bên ngoài gọi đó là Tà-tâm chứ không phải Tà-định, vì khi đã gọi là định tức không còn tà, nên tư duy điều này. Đạo Phật tu là phải nguyện, nói có bát chánh đạo là phương tiện của người viết kinh sách chỉ cho tám đường dẫn đến đạo quả, nhưng nếu chúng ta tư duy thì sẽ thấy tất cả những lời Phật dạy không ngoài ba pháp môn : giới, định, tuệ. Thử quan sát mà xem, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, đó là giới, chánh tinh tấn Phật dạy không nên lười biếng đó cũng là giới. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm mỗi thời mỗi lúc đều phải quán chiếu tư duy ngay cả trong lúc ăn, thế không phải giới thì gọi là gì ? Giới giúp cho thân tâm không phạm lỗi thì đó gọi là an, mà an lạc tự tại đồng nghĩa với Định, người luôn sống trong định tức thân, khẩu ý đều không phạm lỗi thì đó là Tuệ tức giác mà giác nghĩa là Phật. Tóm lại nói có tám con đường, thật ra chỉ là cách thiền quán chiếu về phẩm hạnh của chính mình, hạnh là cái đã có sẵn, là thiện căn, nên giữ các điều thiện mà hành trì, khi hạnh nguyện đã viên mãn tròn đầy thì gọi là bậc đại hạnh như trong kinh gọi ngài bồ-tát Phổ Hiền là : Đại hạnh Phổ Hiền./. Chúc bạn và tất cả huynh đệ một ngày mới đầy an lạc. Tuệ Quang.

No comments:

Post a Comment