Đáp : Chào các đạo hữu !
Câu hỏi này trong kinh 42 chương đức Phật đã có thí dụ rồi, nếu các huynh đệ nào chưa đọc hoặc chưa nghe qua qúy thầy giảng thì nên tìm học, nghiên cứu thêm để nhận thức được chân lý tuyệt đối theo lời dạy của đức Phật về việc hành hạnh bố thí cúng dường cho bá tánh các huynh đệ nhé, nếu mình hiểu đúng làm đúng đối tượng thì công việc từ thiện của mình sẽ đem lại chút ít hỷ lạc cho người người, còn vấn đề phước đức thì xem ra cần phải nên tư duy và hiểu theo đúng giáo lý của nhà Phật... Bộ kinh đó có tên là : " Tứ thập nhị chân kinh ". Chúc mọi người đọc hoặc nghe kinh thỉnh pháp an lạc. Mô Phật.
Qua câu hỏi này công việc từ thiện là chuyện nhỏ còn " phước đức " mới là vấn đề cần được suy nghĩ và kỷ bàn ? trước khi đóng góp thêm về ý của câu hỏi chúng ta nên tư duy lại hai từ Phước-Đức các huynh đệ nhé. Vào thời đức Phật, nếu ai tin vào Thượng-đế hay thần thánh mà phát tâm làm các điều thiện rồi hỏi ngài việc làm đó có phước đức không ? thì đức Phật trả lời : Có phước đức. Vì đối với họ qua việc làm sẽ có Đấng toàn năng ban thưởng, còn như ngược lại nếu những ai không tin có Thượng-đế ngài biết nên trả lời : Không có phước đức. Vậy thì hai từ Phước-Đức phải hiểu sao cho được an lạc đây ?
Như chúng ta đều biết Bồ-đề Đạt-Ma là tổ thứ 28 và cũng là tổ cuối cùng của Thiền-tông bên Ấn-độ, ngài nhận được huấn thị của Bát-nhã Đa-La là tổ thứ 27 sang Trung-Hoa truyền bá giáo lý Phật môn thuyết pháp độ mê nhân vì nơi đó là một ổ qùi lạy cúng kiến các thần thánh, bà chúa, cô cậu ngay cả hổ, báo, cá kình, cây cổ thụ..v.v..cũng có phần thọ dụng. Hay tin ngài đến nơi, vua nước Lương là Tiêu-Diễn vì đã từng là võ tướng nên khi lên ngôi người dân trong nước gọi vua là Lương Võ Đế hay Lương Hoàng Đế, ông cho mời tổ nhập cung để thỉnh pháp, vua Lương hỏi :
- Từ ngài trẩm lên ngôi xây cất bao nhiêu chùa chiền, độ chúng và cúng dường vô số trai tăng vậy việc làm này có phước báo không ?
Tổ trả lời :
- Không có phước báo.
Tại sao hạnh bố thí cúng dường Tam Bảo to lớn như thế mà Tổ lại nói " Không có phước báo " ?
Thông thường trong giáo lý của thần giáo đều có ghi : làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành, gieo nhân xấu thì gặp quả báo xấu, làm các việc thiện thì phước đức vô lượng...đó là niềm tin có Đấng toàn năng toàn quyền ban thưởng hay xử phạt. Trong suốt thời gian hoằng pháp do vì chúng sanh nhiều bệnh nên đức Phật tùy theo căn duyên mà cho thuốc, tùy theo đối tượng qua việc hành bố thí mà lúc ngài nói Có, lúc ngài nói Không, còn Tổ thì vừa mới gặp nhau lại nghe vua hỏi một câu khoe khoang mang đầy tham đồ công đức, nhưng chẳng trách gì vua bởi vì dân chúng Trung Hoa thời đó họ tu theo đạo giáo nên tư tưởng và giáo lý của đạo Phật chưa từng nghe qua nên họ gọi Tổ là : " Tăng Bà-la-môn " do vậy nên khi vừa gặp vua liền khoe về thành qủa của mình... Như chúng ta biết việc vua ra lệnh cho xây vô số chùa chiền thì lệnh vua khó cải, tài vật cúng dường là của bá tánh chung góp, vã lại nếu có do vua phát ngân khố để xây công thì đó cũng là tiền xu cao thuế nặng gom góp của dân, mà chùa lập ra thì thờ cúng toàn những quan thần lập dị không biết rõ tiểu sử như : thần tài, thổ địa, thần sấm, thần mưa, thần lửa...ngay cả những ông thần thừ cũng có chổ đứng, mà các vị Tăng trụ trì chùa không ai xa lạ chỉ toàn là họ hàng của hoàng thân, quốc thích, còn số tiền xây cất một ngôi chùa thì chỉ bằng một hạt bụi trần so với tổng số tiền cúng dường của bá tánh nhiều như cát sa mạc...tính theo tỷ lệ toán học là: 1 vốn trên tỷ tỷ lời, vậy thì lòng tham vượt cao đến cở nào ? cho nên người phát tâm thiện mà khoe khoang tức là ma tâm xúi dục, còn thấy có TA làm, làm có mục đích có ý đồ bất chánh, làm cho mọi người thấy biết mà kính phục sùng bái nên lòng tham vẫn còn tức tướng còn, mà ngã tướng còn tức phàm phu, cho nên khi đối diện trước ma, biết rõ là ma nên Tổ phải dùng thuốc mạnh để đối trị là như vậy. Qua câu chuyện trên đứng về mặt tục đế thì vua Lương đã cúng dường Pháp, cúng dường Tăng gieo nhiều Nhân thiện thì Qủa phước phải được đáp ứng vô lượng ? trong sách sử còn ghi chép thêm ông thỉnh các quốc sư tăng Bàlamôn cùng ý của ông dựa theo kinh Áo Nghĩa Thư mà soạn ra bộ kinh: " Từ bi đạo tràng sám pháp " để tụng cho Hoàng Hậu khi mất được siêu thoát, rồi từ đó đến nay bài tụng đó vẫn còn lưu lại trong một số chùa dùng tụng để sám hối...bài tụng đó có tên là : Lương Hoàng Sám. Thế thì đứng về mặt nhân qủa, việc làm của vua Lương là phước báo vô lượng đúng không ? xây chùa, đúc tượng, độ chúng, cúng trai tăng, soạn bài pháp sám hối...nhưng rồi Qủa của ông trổ thế nào ? Hầu-Cảnh làm loạn xoán ngôi bắt giam vào ngục chịu đói mà chết...thì đó có phải là cái thấy ngàn xa vạn dặm của Tổ không ? làm thiện mà tâm không thiện thì hậu qủa khó lường.
Vậy làm sao mới gọi là có phước báo ?
Hai từ phước báo ý nghĩa theo giáo lý của thần giáo là : bất kỳ những ai dù nam hay nữ làm các công tác thiện nguyện giúp đở cho người và lợi ích cho xã hội dù bằng tài thí, lao động hay tinh thần kiếp sau đều được đáp bù lại là: được may mắn, sung sướng và giàu sang...nếu phụng hành tu thập thiện ( 10 điều răn ) thì sau khi chết được sanh về cõi Trời, kiếp sau người nữ có da trắng đẹp đẽ đoan trang, người nam thì được hảo tướng hưởng vinh hoa phú qúy... Giáo lý này rất có ý nghĩa răn dạy con người nên làm các việc thiện đừng làm các điều ác hại cho mình cũng như mọi người...nhưng thật khổ cho chúng sanh ở đời này, người phụ nữ có ngoại hình đẹp đẽ đoan trang thì lại bị tai ương nên gọi là : " hồng nhan bạc phận đa truân " cho nên khi nói đến luật nhân qủa thì đây là giáo lý phương tiện dạy cho môn đồ khi mới nhập chúng, giáo lý này bên Trung Hoa cũng dùng để dạy cho Nhân-thừa, để triển khai thêm phương tiện này cũng giống như người cha khuyên con mới bước đầu cấp sách đến trường : " con cố gắng học hành lên lớp mỗi năm thì cha sẽ mua xe hơi chạy bằng Pin cho con... " có đồ chơi trên tay nên con ngoan lo chăm chỉ học hành, rồi kế tiếp : " con ráng học ra trường có bằng cấp cha sẽ mua xe hơi cho con lái..." rồi khi con ra trường thì tuổi đã trưởng thành, trải qua bao kinh nghiệm nhìn vào cuộc sống hiện tại, mẹ thì ngày đêm thức khuya dậy sớm buôn bán tảo tần nuôi các con ăn học, cha thì khuân thuê vác mướn, mà xe hơi thì không phải dể dàng để mua với một gia đình lao động như thế thì việc hứa mua cho xe hơi là chuyện không thể có, nên người trưởng thành mới ngộ ra : À thì ra lời hứa cho xe hơi chỉ là phương tiện nhằm để khuyến khích nên mình mới đổ đạt thành danh được như vầy...thì dựa theo nhân qủa việc học là Nhân, bằng cấp là Qủa, lời hứa là phương tiện cho việc thưởng, vậy thì so với Phẩm Thí-Dụ trong kinh Pháp Hoa, đức Phật nói pháp dụ các con ra khỏi nhà lửa đang cháy rồi hứa cho xe Dê, xe Nai...có đúng là cùng phương tiện hứa thưởng cho các con hay không ? Cho nên Phước nói Có chỉ là lời Hứa suông mà hứa hẹn lại đồng nghĩa với mong chờ, mà mong chờ là ảo tưởng, đã là ảo thì làm sao hiện thật...nên chữ Phước sẽ bị triệt tiêu khi ở tuổi trưởng thành. Giáo lý của đạo Phật nói là chủ yếu dạy cho người đã trưởng thành, người có được phước báo là người như thế nào ? trong kinh Pháp-Cú đức Phật có thuyết : " thấy pháp tức thấy Như-Lai." Như Lai không là gì ngoài ý nghĩa Hư-Không chính là cái bất sanh bất diệt, có ai đã từng thấy hư không sanh ra và diệt mất hẳn đi bao giờ chưa ? đó là chân lý tuyệt đối của vũ trụ nơi mà các pháp do duyên nương gá lại với nhau mà có mặt, đạo Phật chỉ nói về chân lý cho mọi người nhằm mục đích loại bỏ đi tà kiến nhận thức được đâu là chánh đâu là bất chánh để có cuộc sống tốt đầy phạm hạnh với tâm thiện cốt lõi của mình, người thấy Pháp tức ngộ ra chân lý nên nói thấy Như-Lai, người nào thấy được Như-Lai người đó là bậc giác ngộ, người giác ngộ ấy mới là người có Phước vì tham sân si không còn, tâm không còn dính mắc vào dục trần, sống đời phạm hạnh tự do và an lạc...đấy là người có phước báo vô lượng. Trong phim A Little Monk ( đi tìm lại chính mình ) một bài pháp về con Rùa mù được khai thị : 3000 năm nó mới trồi lên mặt nước một lần và đụng phải bọng gỗ trôi...thật khó mà tìm được một bọng gỗ giữa đại dương. Chúng sanh chính là con Rùa mù đang chìm trong biển Ái trải qua nhiều kiếp, ngày con Rùa mù trồi lên mặt nước đụng phải bọng gỗ đó là lúc gặp được Pháp tức thấy Như-lai nghĩa là vô minh không còn thì ánh sáng trí tuệ xuất hiện do vậy con Rùa ấy được sáng mắt nên gọi là có Phước, còn phước hiểu theo thần giáo thì việc bố thí công ích để được phước thì đó chẳng qua chỉ là việc mua bán hay trao đổi có qua có lại, bánh ít đi thì bánh qui lại...thế thôi.
Là một người phật tử dù tại gia hay xuất gia, bố thí là hạnh đầu tiên phải thực hành của người con Phật nên việc phát tâm cho qùa tặng tài vật việc làm đó tùy hỷ theo khả năng của mình, người xưa có câu : " Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người."
Tại sao phải xây chín bậc phù đồ ? phù đồ nghĩa là chùa, tháp nơi thờ đức Phật, mà xây chín tháp đã đủ phước chưa ? nếu đem so với vua Lương thì còn kém xa. Qua câu nói ám chỉ việc cứu người quan trọng hơn là xây chín chùa hoặc tháp miếu, đúng không ? tại sao ? số 9 ở đây nó là một hằng số không thay đổi, nó sẽ nhỏ hơn 10 và kém xa so với vô số (tức không tính đếm được) nhưng số 9 ở đây hiểu theo giáo lý của đạo Phật là: trong 10 cảnh giới bao gồm Lục đạo ( Trời, Người, Atula, Súc sanh, Ngạ qủy và Địa ngục ) và Tứ Thánh ( Thanh Văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật ). Là một chúng sanh thì ai ai cũng phải đang sống một trong mười cảnh giới này, cảnh giới là do tâm hành của mỗi chúng sanh, người tâm đang ở cảnh giới này thì còn lại 9 cảnh giới kia ở ngoài tâm, mà đã là con người thì tâm có lúc này lúc khác, nên khi nói XÂY tức Trụ vào, 9 bậc là 9 pháp giới mà pháp giới là Nhất-chân nên cho dù mình đang sống trong cảnh giới nào rồi khi ngộ ra chân lý thì cũng đều thấy được Như-lai tức nhận ra mình là Phật, do vậy 9 bậc phù đồ là ý chỉ cho các Phật vị lai trùm khắp thế giới không phân biệt màu da hay chủng tộc nên tuy nói 9 bậc nhưng thật ra cũng là mang ý nghĩa vô số, cho nên qua câu tục ngữ này khi một người phát tâm kêu gọi xây chùa đúc tượng càng nhiều để có phước báo lớn thì Qủa rồi cũng sẽ trổ như vua Lương kia vậy thôi vì việc làm này không thực tế chỉ vì tham danh lo đánh bóng tên tuổi của mình trong khi một người đói rách, mồ côi, neo đơn lại không màn để tâm đến. Cho nên để làm rõ nghĩa thêm cho hạnh bố thí thì mình cần phải đổi lại là :
- Dù xây 9 bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu NGAY một người.
bởi vì một người đang đói khổ sắp chết phải cần được cứu Ngay vì họ cũng là một vị Phật tương lai giống như đức Phật khi xưa tu khổ hạnh kiệt sức nhờ vào bát sữa cúng dường của Sujata...
Trở lại câu hỏi việc phát tâm bố thí cho qùa là pháp hành đúng về tình thương yêu đồng loại, giúp đở người Ngay trong lúc hoàn cảnh khó khăn, còn vấn đề phước báo thì như đã chia sẻ qua rồi, còn thấy việc làm của mình là Nhân để mưu cầu phước báo theo luật Nhân Qủa thì đó chỉ là chuyện dành riêng cho nhi đồng dựa theo giáo lý của thần giáo.
- Cúng nhiều phước nhiều ? ? ?
- Cúng là Nhân có người thọ nhận là Qủa.
- Lạy là Nhân có người xoa đầu là Qủa.
- Cầu là Nhân nhận được liền là Qủa.
Phước báo là vô hình, mình dùng cái gì để thấy cái vô hình ? phước báo không có trọng lượng, cũng không phải là một hằng số tính đếm được thì mình lấy cái gì để chia ? trong kinh 42 chương đức Phật có thí dụ, người phát tâm bố thí phát quà làm các công việc thiện nguyện giống như một ngọn đuốc đang cháy, mọi người thấy việc làm đó có lợi ích, hoan hỷ chung nhau đóng góp thì giống như mỗi người cầm một cây đuốc đến mồi từ ngọn đuốc đang cháy, lửa và ánh sáng của cây đuốc đó có bị mất hay giảm bớt đi không ? sự việc đốt đuốc mồi lửa đan tay thêm sức này sẽ giúp cho ánh sáng soi khắp cả vũ trụ, trong kinh gọi là pháp hành: Vô Tận Đăng ( Đèn sáng vô tận ). Ánh sáng của mỗi ngọn đuốc đều giống nhau do đó xét về mặt phước đức thì người phát tâm và người hoan hỷ tiếp tay hay khích lệ đều ngang nhau, như trong kinh Pháp Hoa nơi phẩm Tùy Hỷ Công Đức đức Phật cũng có thuyết : “Thấy người khác thực hành hạnh bố thí mà giúp đỡ, hoặc tán thán hay hoan hỷ thì được phước rất lớn”. Cho nên người phát tâm không phải sợ mất phước mà còn độ hay nhắc nhở cho người khác thực hành hạnh bố thí là tâm của chư vị Bồ-tát các huynh đệ nhé.
Nhân Qủa hay Phước Báo của đạo Phật là nói cho người đã trưởng thành, vậy Nhân Qủa đó phải hiểu như thế nào ?
Như chúng ta đều biết trong thế giới Ta-bà này duy nhất chỉ có một đạo Phật là nói về giáo lý Vô-Ngã, khi cái Ngã không còn thì gọi là Giác ngộ vậy thôi, đạo Phật không chủ trương về hình thức : Cúng, Lạy, Cầu như thần giáo mà là chỉ bày về tánh Không của vạn pháp và chân lý thật sự của vũ trụ.
- Khi nói tu thần giáo gọi là Nhân, đạo Phật nói : không tu gì cả ( Tu vô tu tu ) tức không có Nhân.
- Khi nói Chứng Đắc thần giáo gọi là Qủa, đạo Phật nói : không hề có Chứng đắc ( chứng vô chứng chứng ) thì Qủa cũng không.
Phật dạy : khi " cái Nhân vô nhân của mọi Nhân " thì mới là Nhân Qủa của đạo Phật.
- " cái Nhân " là hành động qua pháp hành của mình.
- " vô nhân " là không thấy có người làm, người tạo ra hành động.
- " của mọi Nhân " là tất cả việc làm từ bố thí tài vật, bố thí pháp cho đến bố thí vô sở úy...
Câu nói nghe qua thật khó hiểu nếu không một phút tư duy thì câu nói ấy trở thành lời nói lẩm cẩm len lõi trong tâm trí mình. Qua câu nói trên dựa theo tục đế ý nghĩa là tất cả mọi hành động qua việc làm của mình từ lao động đến tinh thần đừng quan tâm đến việc nhận lại sự đền ơn đáp nghĩa, vì sao ? bởi vì người bố thí mà còn mong cầu được đáp trả hay mong thọ nhận phước báo từ chư thiên thì đó là việc làm có tư lợi giống như tiền bỏ vô chương mục tiết kiệm chờ sanh lời vậy thôi, cho nên mới có câu: " Thi ân bất cầu báo " .Chúng ta thử khách quan nhìn vào cuộc sống mà xem, trong một xã hội đầy phong tục tập quán, hình thức và nghi lể lập ra từ các tôn giáo nên mọi công tác thiện nguyện dù có gọi là thành công đến đâu thì sau lưng cũng có kẻ gièm pha nói xấu do bản chất ganh tỵ ích kỷ mà ra, thấy người già yếu mồ côi động lòng bố thí cảm thông nhưng kẻ mạnh giàu sang, nổi tiếng, quyền thế thì mình thích gần gủi hơn đúng không ? đôi khi cho ra người nhận không biết ơn còn trở tay phản bội tố cáo do kẻ ít người nhiều rồi bao nhiêu lòng yêu thương dành dụm tích lũy làm việc thiện từ bấy lâu nay bây giờ bị hũy đi do sân hận tạo nên nông nổi từ một lời nói thô tục ? cho nên làm vì tư lợi, làm để đánh bóng tên, làm để rồi sân hận thì đó gọi là làm mà còn thấy có người làm, có cái Tôi làm, chúng ta làm nên Nhân tạo ra xem như không có thì Qủa tất nhiên cũng không thì phước báo có từ đâu ra ? cho nên khi làm ơn đừng có trông chờ vào báo đáp nó không có y như ý mình mong muốn đâu.
Trở lại giáo lý của đạo Phật nói cho mọi người biết gọi là tu thì phải thành Phật ngay trong đời này, không có vấn đề hứa hẹn mong chờ thành Phật ở kiếp sau, không có vấn đề làm lao động đời này chờ kiếp sau lảnh lương, ngài thuyết tất cả chúng sanh đều có phật tánh đều là những vị Phật sẽ thành...khi hành động bố thí cúng dường nên tư duy qua câu nói " cái Nhân vô nhân của mọi Nhân ", trước hết khi phát tâm cúng dường một niệm cũng không được khởi lên bởi vì khởi lên là ghi lại trong tâm trí, nên mình phải biết việc làm của mình là đang cúng dường cho các vị Phật đang hóa duyên tức đi khất thực thì lòng vui sướng hân hoan nên không có màng đến sự đền ơn đáp nghĩa, vì các vị Phật chỉ ăn mỗi ngày một lần gia tài với ba y một bát, tài không, vật không, tâm cũng không thì có gì để đổi lại ? để hiểu xa hơn đức Phật nói bố thí Pháp là ưu việc hơn cả, lời pháp cho ra khắp cùng thế giới 10 phương, thuyết pháp là Nhân người nghe lảnh hội được có an lạc là Qủa, mà chân lý tuyệt đối là của vũ trụ không phải của riêng ai thì sao có người tạo Nhân, Nhân không ắt Qủa phải không, nên tất cả các Pháp đều vô-ngã, mọi tiến trình đều là Như-Thị theo sự vận hành của nó.... nhân qủa theo giáo lý của đạo Phật phải hiểu là như thế./.
Như-Lai chưa hề có nói pháp.
Nammô Bổnsư ThíchCaMâuNi Phật.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment