vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
đen và đỏ là hai màu rồi đó
cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
vàng và tím là hai màu mỉm miệng
mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
lành và rách đều vô cùng trong sạch
bởi vì là lành rách cũng long lanh
thơ Bùi Giáng
Xã hội là một đấu trường có tổ chức, là cạm bẫy của khổ đau, chúng ta là những người thích tranh đấu hơn thua nên luôn tìm cái chiến thắng mà quên mình, lúc nào cũng so sánh muốn giàu hơn người khác, thích vinh quang hơn là sống cơ hàn cùng khổ. Bản ngã chẳng qua chỉ là thứ vọng tưởng thích đua đòi, chạy theo dục lạc không có cái gì gọi là đủ nên lòng tham cao diệu dợi ngang bằng với núi Tu Di. Cho nên việc " nhất Đen nhì Đỏ " đã trở thành tệ trạng của xã hội mà mọi người luôn luôn đang bám lấy dù chỉ một tấm vé số, người trúng số bạc triệu chưa chắc hẵn đã sướng mà cái khổ tự nhiên nó liền đến, phải giấu tên, chổ ở, phải trốn tránh nhiều cú điện thoại từ các cơ quan y tế từ thiện, thậm chí không trả lời người bạn thân của mình vì biết họ đang trong lúc cơ hàn dù đó chỉ là lời chúc mừng...thế thì ngay việc vận số Đỏ tới thế gian gọi là " thần tài gõ cửa " đó chưa hẵn đã sướng mà đôi khi người gõ cửa lại là hạng côn đồ mang đến sự bất hạnh cho mình. Đỏ không phải là may mắn, sung sướng hay hạnh phúc...nên nhớ : giàu sang thì có thời, danh vọng như cơn gió thoảng qua, Đỏ Đen chỉ là ảo tưởng, hôm nay cười vui hớn hở, thì ngày mai lại tự nguyền rủa bản thân mình...Người xưa có câu " cờ bạc là bác thằng bần " điều này không ai phủ nhận nhưng nghe hoài thành quen rồi dần dần trở nên quên lãng bởi vì chưa hề biết " thằng bần " hình dáng ra sao, dung nhan thế nào ? ...rồi khi vận Đen gõ cửa thì lúc đó " bần cùng sanh đạo tặc ", người chạy tìm cái hạnh phúc màu Đỏ trước kia bi chừ trở thành thằng bần là kẽ lừa đảo, tham lam và đầy nguy hiểm...mọi việc làm và ý nghĩ đều có ý đồ bất chánh. Màu Đỏ không phải là rực rỡ chỉ cho 100 năm hạnh phúc, mà nó là biểu tượng cho sự rĩ máu của đổ vỡ đã ngấm ngầm giấu kín ở bên trong.
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng.
Hồng và trắng là 2 màu bẻn lẽn,
Cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh. "
Màu trắng là chỉ cho sự trong sạch, tinh khiết là bản thể thanh tịnh từ bi của chính mình. Màu hồng là chỉ cho sự tốt đẹp, lành mạnh là ánh sáng trí tuệ phát ra từ nội tâm, là bổn giác luôn luôn sẵn có để nhận thức sự thật về chân lý. Khi sự nao nức, ồn ào, tham lam, sân hận đang ngự trị trong lòng thì bổn giác bị đuổi đi và bản ngã có mặt, sự ham muốn của vọng tưởng bắt đầu hiển hiện, do vì không có trí tuệ nên trở thành thiếu hiểu biết mà có ra hành động sai lầm. Một sự chán chường tuyệt vọng khi sự nghiệp không còn, ngồi nhìn lại, mình trở thành người vô trách nhiệm, bạn bè chung quanh cũng là những thằng bần, hạnh phúc khổ đau là do mình tự chọn...lúc trước nghe tiếng gà gáy, ve ngâm, chim hót... những thứ này không sinh lời, không tạo ra tiền, uy quyền và địa vị, nhìm bướm bay đùa giỡn bên hoa, không thấy nó thay đổi cho mình về mặt kinh tế....nhưng bây giờ tất cả những thứ này trở thành một vị thuốc mang lại sự hạnh phúc ấm áp cho chính mình, ngồi tiếc cho việc làm đã qua, hối hận, xấu hổ với lòng nên ngại ngùng thấy " hồng và trắng là 2 màu bẻn lẽn, cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh ", nhận thức hiểu biết được sự khác biệt chênh vênh giữa thiện và ác, giữa lành và dử, xấu và tốt, việc gì nên làm, việc gì không nên...Tác giả dùng Ý nghiệp để nói lên tư tưởng này. TQ xin hoạ lại theo ý thơ:
Quần màu trắng tượng trưng sự thanh khiết,
Là gốc Từ của thể tánh tịnh minh.
Hồng và Trắng đều chung cùng bản thể,
Tuệ và Từ không thể tách rời nhau.
" Người con gái hôm nay mặc quần tím,
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng.
Vàng và tím là 2 màu mĩm miệng,
Mím môi cười và chúm chím nhe răng. "
Màu tím là màu đau thương tang tốc, màu tím của hoa Sim, màu làm tím cả chiều hoang biền biệt...bởi vì con người đua đòi chạy theo dục lạc là những thứ đang đè nặng lên vai mình, hôm qua mặc quần Vàng là còn hy vọng trông chờ mong đợi 1 điều gì đó, trong nghĩa hai chữ trông chờ thì nghĩa thất vọng theo liền kế bên, do vậy hôm nay mặc quần Tím là màu biến thành nước mắt vì sự đời không như ý không có thứ gì mình muốn mà được, chờ trông rồi sẽ đến ?...Trong sách có viết, mọi căn bệnh đều từ KHẨU mà vào, họa có cũng từ KHẨU mà ra. Khi khởi niệm hy vọng tức là có sự mong chờ nên thuộc về tương lai, tức là tự mình đã bỏ đi hiện tại rồi, mà tương lai thì chưa tới, đó là lúc mình đang mơ. Khổ, Bệnh là do thức ăn vào từ cửa KHẨU, nên " Vàng và tím là 2 màu mĩm miệng, ". Thức ăn là dùng để nuôi dưỡng cái bản ngã chứ không phải có ăn mới " vực được đạo ", người đạt đạo là người siêng năng tinh tấn hành trì lấy pháp mà nuôi thân huệ mạng chứ không vì miếng ăn, còn cần thấy ăn là còn duy trì sự khổ vì bệnh sẽ nhập không biết lúc nào, đồng thời cái miệng cũng là lưỡi dao 2 đầu nói lời ngon ngọt nịnh bợ, nói để cho ai tin và hy vọng mong chờ điều gì đó..." mím môi cười và chúm chím nhe răng. " tuy nhe răng cười nhưng trong lòng toàn là dao nhọn, khen người này đem người kia ra nói xấu, hôm nay tân bốc nịnh bợ vì quyền lợi thì ngày mai tạo chia rẻ cũng vì mất miếng ăn tự gây khổ đau cho bản thân mình mà không được lợi ićh chút nào. Khổ thì không cần phải chứng minh mà lại được nhìn nhận, khổ thì cũng có cái khổ của người giàu, nghèo cũng có cái khổ của nghèo, bỏ trốn cái khổ nghèo bằng mọi cách để tìm đến cái giàu sang, thế thì khi được giàu thêm có phải cái khổ đã tăng thêm gắp bội phần không? cái khổ nào cũng có nguyên nhân của nó, còn họa thì sao ? Họa có là cũng từ cái miệng mà ra, do nói láo, nói để lường gạt người nói lời không chân thật rồi khi phát hiện ra thì trăm muôn ngàn lỗi cũng từ nơi cái miệng... cái Phước thì ít khi nào chúng ta gặp, còn Họa thì cứ đến triền miên. Cho nên mới có câu : " Phước bất trùng lai, Họa vô đơn chí " là vậy. Ý tác giả muốn nói lên cái KHẨU nghiệp này... TQ xin họa theo:
Do bất giác, đời chuyễn sang màu Tím,
Chờ tương lai, chờ biết đến bao giờ.
Bệnh, khổ đến là do từ Khẩu nhập,
Họa cũng từ do Khẩu đó mà ra.
" Người con gái hôm nay mặc quần rách,
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành.
Lành và rách đều vô cùng trong sạch,
Bởi vì là lành rách cũng long lanh./."
Ngày hôm qua mặc chiếc quần lành, rồi hôm nay lại mặc quần rách, đời thật khổ thế ư ? lành ở đây là chỉ cho sự từ bi, trí tuệ, lương thiện, không phạm giới, rách là chỉ cho sự chưa thấm nhuần mưa pháp thiếu đạo đức cư xử sống ở ngoài đời do bất giác vô minh mà việc làm từ thiện đổi sang ác từ chánh chuyễn sang tà, hôm qua mới mặc chiếc quần lành là làm nhiều công đức thiện nguyện thì hôm nay vì quyền lợi nên tranh chấp lọc lừa, gian manh, thủ đoạn mà quên đi cái bổn giác trong tâm mình. Sự giác ngộ chỉ xãy ra nơi thế gian nầy, từ bỏ thế gian mà đi tìm Phật ở các cõi thì không bao giờ có. Đứng về mặt tục đế Lành có nghĩa là nguyên vẹn không bị sứt mẻ, cũng có ý chỉ cho sự giàu sang sung túc, Rách là rời ra từng mảnh cũng ngụ ý cho sự nghèo khổ hoàn cảnh khó khăn về kinh tế...người có tâm đạo hiểu đạo thì phải nhìn mọi hiện tượng có là do duyên nên đừng sanh tâm phân biệt, người nghèo khổ đói rách mà không tham lam thì đồng nghĩa với bố thí vô lượng, người mặc chiếc áo rách tả tơi bằng lòng với cái mình đang có mà không mong cầu vất chất thì người đó có niết bàn. Là một con người phải sống bằng cả trái tim, phải thương yêu đùm bọc cho nhau lấy châm ngôn " lá Lành đùm lá Rách " mà thực hành hạnh bố thí, lấy câu " Bầu ơi, thương lấy Bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn " mà thể hiện lòng từ bi. Người giàu có như đã gọi là Lành thì phải quán chiếu " Lành cho sạch " còn nghèo khó thì phải " Rách cho thơm " là bản thể của con người đó là nhận ra chân lý của vũ trụ, do vậy " Lành và rách đều vô cùng trong sạch ", khi thấy các pháp đều như-thị thì tâm trở nên vô phân biệt cho nên " lành rách cũng long lanh " Người giàu người nghèo, hạnh phúc khổ đau, màu sắc của quần áo đều giống nhau nhưng cũ mới đều có giá trị riêng của nó. Lành và rách trong tự chúng không có sự phân biệt, chỉ những người còn bản ngã thì mới phân biệt được sự lành rách... Người xưa lại có câu : " áo rách mới thật là áo của mình, Vợ chết mới thật là vợ của mình. " Bản ngã là địa ngục, vô ngã là thiên đường. Mình còn thấy mình hiện hữu với tâm phân biệt là đang ở địa ngục, khi mọi sự ham muốn không còn trở thành đam mê thì đó là trạng thái Niếtbàn, lúc đó các từ : giàu nghèo, lành rách, hạnh phúc khổ đau không thể định nghĩa được nửa bởi vì chúng đã trở thành..." long lanh ", tất cả là một chung cùng một bản thể trong suốt và tinh khiết. Ý của tác giả chỉ bày về Phật tánh. TQ xin họa theo :
Bừng chợt Tỉnh, hôm nay mặc quần rách,
Rách và Lành cùng một nghĩa như nhau.
Sạch hay Thơm đâu có khác gì nào ?
Cùng bản thể, chúng long lanh cả đấy./.
Những ai yêu thơ văn có tâm hồn nghệ sỹ thì Bùi Giáng là Thi sỹ, có người nhìn qua thơ văn của ông với bộ đồ rách rưới thì gọi ông là: " Nhà thơ điên ", người điên thường nói nhảm không nói pháp cho nên qua thi ca của ông có mang âm hưởng thâm sâu về đạo pháp nhìn qua y phục và hình tướng ông chính là vị Khất-sĩ thời hiện đại, xin phép được gọi ngài là : Tế điên hòa thượng.
Nammô Bổnsư ThíchCa Mâuni Phật.
* Tế điên : không phải là tên người, không phải là pháp danh cũng không phải là thứ cấp của giới xuất gia.
Tế : nghĩa là cứu giúp người nghèo khó, bệnh tật hay hoạn nạn.
Điên : ý nghĩa trong câu : " cao sơn như đại điên " là núi cao không thấy ngọn. Điên có nghĩa là : chóp núi, đỉnh cao nhất.
Tế điên hoà thượng là danh từ gọi dành cho hành giã dù xuất gia hay tại gia " cầu bần xả phú " có cuộc sống tự tại vô ngại dùng chánh pháp để hoá độ chúng sanh thoát khỏi bờ mê đoạn trừ ưu bi khổ não. Qủa vị Bồ-tát.
Tuệquang April-2014
Nhiều lỗi chính tả làm bài viết bớt giá trị. Lỗi từ đâu, do chính tác giả hay do người chép lại?
ReplyDelete