Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Friday, April 28, 2017

MỪNG MÙA PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2561


" Thiên thượng Thiên Hạ duy Ngã độc tôn. " ( tông )
" trên Trời dưới Trời, chỉ có Ta là đáng tôn qúy." ??? Thế à !!!
Nội dung ý nghĩa :
- Thiên thượng Thiên hạ : nghĩa là " trên Trời dưới Trời " ý chỉ cho toàn thể vũ trụ, thế giới Ta-Bà nói riêng và mười phương chư Phật nói chung.
- Duy : là " Riêng biệt "
- Ngã : là Ta, Tôi, của Tôi, là tự Ngã của Tôi...
- Độc : là " Một "
- Tôn : là âm của chữ Tông. Vì các bậc dịch kinh ra tiếng Việt sợ bị " phạm húy " tức là bị tội xúc phạm đến tên vua có thể bị xử chết, vì thế không được dùng chữ Tông tên của vua Trần-nhân-Tông vào thời đó, do vậy phải đổi qua âm là Tôn vì hai chữ " Tông chỉ " hay "Tôn chỉ " cùng đồng một nghĩa, rồi sau khi vua Trần và Quốc công thần Trần-hưng-Đạo đánh đuổi được ngoại xâm quân Nguyên thống nhất sơn hà giử gìn bờ cõi, vua Nhân-Tông xuất gia đi tu lấy biệt hiệu là Trúc-Lâm đại sĩ và cũng là vị tổ sư thiền của trường phái Trúc-Lâm.
Cho nên câu tuyên ngôn của đức Phật thật ra đúng văn là :
" Thiên thượng Thiên hạ, duy Ngã độc Tông "
Đạo Phật ra đời nhằm mục đích phá mê khai ngộ, bài trừ mê tín dị đoan, xiển dương chân lý để hướng dẩn mọi người thoát khỏi cảnh khổ trầm luân của thế gian.
Đạo Phật lấy ba dấu ấn làm nền tảng căn bản để tu, gọi là : Tam-Pháp-Ấn đó là :
-Vô thường
- Khổ, Không
- Vô Ngã
Do vậy dự theo chân lý của Phật gia : không cúng, không lạy cũng không cầu để nhằm nói lên sự khác biệt lối tu của đạo mình với tất cả các thần giáo ngoại đạo khác nên câu tuyên ngôn của đức Phật :
- Thiên thượng Thiên hạ duy Ngã độc Tông.
Ý nghĩa rằng :
- Trong thế giới Ta-Bà này, tu Ngã là Một Tông phái Riêng của đạo Phật.
Nammô Bổnsư ThíchCamâuni Phật
Tuệquang




No comments:

Post a Comment