Bài pháp trong phim " A little Monk " ( Đi tìm lại chính mình ) :
- " một thời gian dài trước đây, có một tu sĩ tên là Jin-Mook. Thầy ấy không ở trụ xứ nào và đi hành khất khắp thế giới một cách rất tự do. Một ngày nọ, vị ấy gặp một người phụ nữ rất xinh đẹp và họ đã quan hệ thân xác dưới một cây hồng vàng và khi họ tới đỉnh của sự thỏa mãn...một trái hồng vàng rơi từ trên cây xuống, người tu sĩ đó đẩy người phụ nữ ra đường và ăn trái hồng vàng đó...như con thấy đó, vị ấy đã biết cách thỏa mãn dục lạc của mình như thế nào, nhưng anh ta đã không trở thành nô lệ của nó...đức Phật đã dạy rằng : một người đàn ông có một nam căn là đủ tồi tệ rồi, nếu có hai nam căn thì trên cả thế giới nầy chẳng có thấy một ông thầy tu..."
Qua bài pháp khai thị của sư phụ truyền cho chú tiểu, bài pháp này chính là cốt lõi trọng yếu của bộ phim. Khi nói đến đạo Phật là người ta nghĩ ngay đến Thiền, phim Phật giáo ra đời là nhắm vào thiền, dựa theo lời kinh ý Phật mà tác giả thu lượm rồi đúc kết lại thành kịch bản. Không riêng gì phim mà ngay cả tranh ảnh và thi ca cũng mang đầy tính chất của thiền, nhằm giúp cho hành giả có thời giờ thiền định tư duy về chân lý giác ngộ hơn là ngồi ôm mộng tưởng cầu ai đó ban cho quả vị vô thượng Bồ-đề.
Như chúng ta biết: tu là Nhân và giác ngộ là Qủa. Khi đã giác ngộ rồi không phải đó là điểm dừng, vì giác ngộ là sự nhận thức về tình yêu tối thượng do tâm từ bi và trí tuệ, thương yêu mọi loài như yêu chính bản thân mình, do vậy mà phải tu nữa tu mãi và nguyện tiếp tục hành trình giáo hóa độ sanh, để đánh thức mọi người dậy cùng giác ngộ giống như mình. Đã giác thì mê ắt không còn, cho nên mọi hành động qua thân khẩu ý đều có ý thức và sống đúng theo đạo lý, bậc làm như thế, thế gian gọi là Phật.
Bây giờ chúng ta cùng nhau tư duy về bài pháp: " vị tu sĩ Jin-mook, không trụ xứ, đi hành khất khắp thế giới một cách rất tự do... ": là ý chỉ một bậc giác ngộ, không sở hữu bất kỳ một thứ gì ngoài ba y một bát, người phụ nữ xinh đẹp mà ông đã gặp là chỉ cho sự cám dỗ thèm khát về dục lạc, đó là vọng tưởng là cái bản ngã. Khi nói đến tình yêu tức phải có đối tượng, phải có cái nối liền hai tánh thể với nhau. Người không có tình yêu như cây mất rễ, xem như nhựa sống đã bị đông không còn tuôn chảy nữa, họ trở thành cây khô chẳng giúp ích được gì ngoài việc đốt để un khói...Tình yêu là sự cho ra không phải thu vào, con người với tánh ích kỷ thì lúc nào cũng muốn chiếm hữu làm của riêng mình, cho nên khi mất thì sanh ra đau khổ. Đó là tình yêu của thế gian.
Tình yêu của bậc giác ngộ là phải thương yêu mọi loài chúng sanh chứ không phải sở hữu vật chất để làm của riêng, vì yêu nên mới đi khắp thế gian khất thực tùy duyên mà hóa độ. Câu vị sư phụ kể : " họ quan hệ thân xác dưới một cây hồng vàng..." có nghĩa là những thứ dục lạc hằng ngày đang đeo đuổi mình rồi cố ôm ghì lấy làm của riêng. Rồi câu kế tiếp " đỉnh điểm của sự thỏa mãn " nghĩa là khi đã hiểu và nhận ra đó là các chướng ngại trên đường tu nên buông bỏ được tất cả mọi vật chất thì đó là lúc đạt tới trạng thái giác ngộ. Giác ngộ là một khoảnh khắc khi cả hai Ngã và Ngã sở hữu trở thành một. Cái giã thì phải bỏ đi, thì cái thật mới trở nên hoàn hảo, tự do và tuyệt đối. Nếu cả hai đều gắn bó với nhau như bóng với hình thì cái giã nó sẽ gạt ta suốt đời.
Có ai thấy một quả sanh ra từ hai cây bao giờ chưa ? < hai cây ở đây là ý chỉ cho ngài Jin-Mook biểu tượng cho Phật tánh và người phụ nữ chỉ cho ái dục vọng tưởng vô minh> phật tánh và vô minh là hai pháp vô vi đang ở trong cùng một bản thể sanh diệt, giác sanh thì mê diệt, mê không diệt thì vẫn là phàm phu và sống trong những chuỗi ngày đau khổ, do vì thật giã không thể lẫn lộn nhau nên câu : " người tu sĩ đẩy người phụ nữ đó ra đường" ý là muốn nói : " chỉ một chứ không hai ", khi cái Thật đã sanh tức là đã đạt đến " đỉnh điểm của sự thoả mãn " thì cái giã ắt phải bị diệt tức đẩy nó ra đường ý là như vậy. Rồi câu tiếp theo : " một trái hồng vàng rơi từ trên cây xuống, người tu sĩ đó đẩy người phụ nữ ra đường và ăn trái hồng vàng đó ". Trái hồng vàng từ trên cao rơi xuống là ý chỉ cho qủa vị Bồ-đề đấy các huynh đệ ạ. Qủa đó trong kinh gọi là:" qủa Vô sanh" nó đã có sẵn đấy chứ chẳng phải của trời ban cho mà từ trên cao rơi xuống. Đó là giây phút giác ngộ, giác ngộ là một trạng thái an lạc đối cảnh không sanh tâm, Giác nghĩa là Phật.
Tiếp theo vị sư phụ nói : " vị ấy đã biết cách thỏa mãn dục lạc của mình như thế nào nhưng anh ta đã không trở thành nô lệ của nó..." nghĩa là khi buông bỏ được tất cả những tạp khí mê mờ không chân lý tức vô minh không còn thì giống như người vô trọng lượng được tự do đi đó đây như mây bay trên bầu trời gió đưa đâu thì đi đó mà không cần phương hướng nhất định để tới nên nói không làm nô lệ cho ai cả là thế. Đức Phật dạy rằng : tạo hóa sanh ra con người có một Nam căn là đủ tồi tệ rồi, nếu một người đàn ông có hai Nam căn thì cả thế giới nầy chẳng thấy bóng một thầy tu.
Ngụ ý của đoạn cuối mang tính chất khôi hài về tục đế cả chân đế. Theo tục đế : nam-căn là dương tính của đàn ông, một là bình thường thì quả cũng bình thường. Nếu như có hai nam-căn thì người đó không gọi là đàn ông, mà gọi là Bất-nam hay gì gì đó tùy theo tưởng ý của mỗi người...Về ý nghĩa chân đế : trong kinh 42 chương đức Phật có thuyết, trong đời ngũ trược sanh ra làm thân người đã khó, sanh được thân Nam lại càng khó hơn. "Một nam căn " căn ở đây nghĩa là cội rể là chỉ cho hạt giống Bồ-đề, là chủng tử Phật, từ một mà sanh ra tất cả. Có ai thấy một người có hai nam căn bao giờ chưa ? tức là hai hạt lại sanh ra một quả ? Khi làm thân mạng Nam bình thường < có 1 nam-căn > tức có " 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý ", khi tiếp xúc với " 6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp " sanh ra 6 thức, do vì có : thấy, nghe, biết nên tâm thường khởi lên vọng niệm phân biệt rồi từ đó sanh ra ganh tỵ, đố kỵ hơn thua tranh giành cao thấp đó là nguồn gốc của vô minh phiền não tạo ra tham lam, sân hận và si mê cuốn lôi mình đi trên con đường ác luân hồi khổ đau, người tu chỉ có 6 căn thôi mà xưa nay tu chẳng có mấy ai chứng qủa. Vậy khi có 2 nam-căn tức là tăng gấp đôi thì việc giác ngộ lại càng không thể có, cho nên mới nói "không thấy bóng một thầy tu" ý nghĩa là như vậy. Bóng còn không thấy tức hình thầy tìm đâu ra ?
Bài pháp này dạy cho chúng ta hiểu về sự giác ngộ nghĩa là như thế nào ? giác ngộ là liễu nhân là do chính mình tìm ra hay khám phá ra chân lý rồi sống trong chân lý đó, thế gian gọi là Phật, là tìm lại chính mình là nhận ra mình đúng như đức Phật đã từng thuyết giáo : " tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành " hình tướng vẫn vậy chứ không có biến " Thành "...gì gì đâu nhé. Sự giác ngộ là một công trình khám phá vĩ đại không ai giống ai, nó không thể bắt chước từ những việc làm của người khác, Khỉ là loài biểu cảm từ xưa đến nay có ai thấy chúng thành người bao giờ chưa ? nếu chúng ta cứ lặp lại y khuôn như con đường của đức Phật đã đi thì đó chỉ là sự sao chép hay còn gọi là...cóp-pi mà thôi.
Ngoài trời tuyết đang rơi và rơi nhiều, hy vọng kiến giải này sẽ là một que diêm nhỏ đóng góp vào hành trang cho mình tiếp tục đi trên một lộ trình mới...
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tuệquang
No comments:
Post a Comment