Tuệ Quang xin chào các đạo hữu,

...nếu bạn khóc, tôi sẽ khóc cùng với bạn - nếu bạn không có những gì buồn thì chúng ta bắt đầu kể chuyện tếu - nếu bạn gặp bất hạnh, mà trước mặt bạn là ngỏ cụt của cuối đường, thì tại nơi đó bạn có đủ 1 mảnh đất để tọa thiền...hạnh phúc và chân lý không phải là điểm đến ở cuối đường hay mong cầu về một cõi, mà nó ở ngay trên từng bước của chúng ta đi...vì có khởi sự đi nên mới có đến, vì có sự quyết tâm mong cầu muốn đạt được nên những vọng tưởng của sự tham lam sẽ hiện lên, đó là những muộn phiền khổ đau trong cuộc hành trình đi tìm Phật tánh và chân lý . Nếu bạn không biết trước tôi, thì cho dù tôi có đứng trước mặt bạn, bạn cũng không thể nhận ra...Phật Tánh không phải là cái nỗ lực đi tìm vì nó không phải là một vật hiện hữu đã có sẵn từ trước mà ta đã một lần biết qua....Cái gì không đến cũng không đi ? hãy nhìn lên bầu trời để quán chiếu, nơi mà ta đã có mặt từ đó, vì có sanh nên có tử, vì cái đến chỉ là sự dừng lại tạm thời nên rồi cũng phải ra đi cho dù ta có thích hay không thích...hãy nhìn lên bầu trời, nếu ta tìm kiếm Phật Tánh, Niết Bàn hay Cực-Lạc thì ta sẽ thấy những đám mây phiền não kéo đến, ta sẽ không tìm thấy được những gì ngoài hình tướng của đám mây, ta không thể nào nắm giữ được nó dù là hình ảnh của 1 vị Phật hay 1 vị Bồ-Tát...mây thì có đến có đi, nhưng bầu trời thì không đến cũng không đi...đó là sự rỗng không thanh tịnh và sáng suốt. Có ai thấy được hình ảnh của chư vị Phật hay Bồ-Tát dưới 1 bầu trời không mây chưa ? bầu trời không đến cũng không đi, mà tọa thiền thì không đi nhưng tất cả vạn thể của vũ trụ đều sẽ đến. Mô Phật

Tuệ Quang



Wednesday, March 1, 2017

Một câu hỏi trên Paltalk : Hoàng đế trở thành kẻ ăn mày và người ăn mày trở thành giáo sĩ, khác nhau chỗ nào và cái nào là dục vọng ?

Dục vọng là sự ham muốn, là lòng tham của con người thế tục, có nghĩa là lúc nào cũng muốn thêm và thêm nữa, thêm lên mãi mãi vô cùng tận cho nên điều này không bao giờ chấm dứt...bởi vì ngay nơi ý nghĩa của chữ NỮA chúng ta phải hiểu nó vẫn còn thiếu và chưa được hoàn tất hay chưa được trọn vẹn, cho nên hai từ " thêm nữa " sẽ trở thành vô giới hạn.
Thử suy nghĩ xem : một học sinh hằng ngày cắp sách đến trường mong cho có chứng chỉ hay văn bằng để đi làm, trong thời gian đi làm thì muốn tiến lên làm người quản lý, rồi làm chủ, làm thủ trưởng, rồi tỉnh trưởng rồi tổng thống.v..v. nhưng khi đến đây đã đủ chưa ? đã hoàn tất của phần NỮA còn lại chưa ? việc muốn làm bá chủ cả thế giới của những vị đương nhiệm tổng thống điều này xưa nay đã có người cố gắng làm nhưng không thấy ai thành công. Đó là Dục vọng, nó không bao giờ được kết thúc.
Tôi rất hiểu câu hỏi của bạn muốn nêu ra vấn đề gì ? 
Đúng !!!
Cả hai đều tham vọng, cả hai đều khao khát, đều truy lùng tìm kiếm quyết chiếm lấy cái mục đích cứu cánh của mình.
Thái tử Tất-đạt-Đa là vương tử, ngài không phải là một vị hoàng đế đương kiêm, ngài có vợ và con ngài quyết định từ bỏ tất cả mọi thứ để đi tìm chân lý, sống cuộc đời khổ hạnh, ngài trở thành vị Khất-sĩ. Khất-sĩ có nghĩa là chỉ đi xin ăn ngày một bửa để nuôi thân huệ mạng, chứ không xin tiền. Ăn mày hay ăn xin là những người nghèo khó hoặc vô gia cư, họ đi lang thang xin người người bố thí cho mọi thứ để được sống tồn mà tiền bạc là chủ yếu, chúng ta nên phân biệt rõ về ý nghĩa của hai danh từ này.
Một vị vương tử trở thành Khất-sĩ, một người ăn mày trở thành vị giáo sĩ, khác nhau chỗ nào ? 
Sự ham muốn ở cả hai đều giống nhau...nhưng :
- người ăn mày trở thành vị giáo sĩ, nó mang tính chất người ăn xin loại nhà Giàu, trong đó có đầy thủ đoạn và tìm đủ mọi phương cách để chiếm đoạt quyền sở hữu làm của riêng mình. Vị vương tử trở thành Khất sĩ thì họ tự tìm cách để từ bỏ mọi sở hữu của mình hiện đang có để trở thành người vô sản, nhưng không thể ví đó như là người ăn xin Nghèo. 
- người thì tham nắm, người thì tham bỏ, cả hai đều có lòng tham giống nhau, nhưng người tham nắm thì họ có tài sản thấy biết tính đếm được trên từng Centimet, còn tài sản của vị Khất-sĩ vì là buông bỏ mọi thứ vật chất để đánh đổi từ cái Có trở thành Không, nên tuy là vô sản nhưng họ có vô số đầy đủ tất cả mọi thứ mà người thường không ai có được như thế.
- khi vô thường đến người có uy quyền, vật chất, mọi thứ đều tan biến thì họ sẽ tiếc rẻ, ngày đêm tìm về quá khứ rồi tiếc cho tương lai, họ có thể tự tử hoặc trở thành người điên nếu sự tiếc nuối mỗi ngày càng chồng chất, còn người Khất-sĩ thì họ chẳng có gì để mất, làm sao mình có thể tiếc khi mọi thứ chính mình đã tự vứt bỏ chứ ?
Nammô Bổnsư ThíchCa Mâuni Phật

Tuệquang

No comments:

Post a Comment